Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Môn: Sinh Học 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Môn: Sinh Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT THÁI THUỴ
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2013-2014
Ngày 18 tháng 4 năm 2014
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút 
C©u 1(3 ®iÓm) Nêu cấu tạo của tủy sống? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? 
Câu 2(3.5 điểm). Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi
a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao?
Câu 3: (3.5 điểm). 
 a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? 
 b. Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
 Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal.
Câu 4 (3.5 điểm). Điểm giống và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vât?
Câu5: (3.0 điểm) Trong giờ thể dục bạn An lần thứ nhất đẩy một quả nặng 3000g sinh ra một công 1500 jun; Lần thứ hai đẩy một quả tạ đó đi một quảng đường dài gấp đôi lần thứ nhất. Tính công sinh ra khi đẩy quả tạ lần thứ 2.
Câu 6 (3.5 điểm). 
a. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
b. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
========HẾT=======
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 ( đề số 3)
m«n sinh häc 8
C©u 1(3 ®iÓm)
* Nêu cấu tạo của tủy sống:
	- Tuỷ sống nằm trong cột sống, hình trụ, dài khoảng 50 cm, màu trắng mềm, nặng khoảng 30 gam, đường kính 1 cm. 0.5 điểm
	- Có các rãnh trước, rãnh sau, các rễ trước và rễ sau. 0.5 điểm
	- Tuỷ sống có 2 chổ phình: cỏ và thắt lưng là nơi phát đi các dây thàn kinh đến tây và chân
	- Chất trắng ở ngoài chất xám ở trong. Bao ngoài tuỷ sống là màng tuỷ gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi. 0.5 điểm
Giải thích: Gọi dây thần kinh tủy là dây pha vì nó do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại tạo thành, vừa dẫn truyền xung li tâm, vừa dẫn truyền xung hướng tâm. (1.0 điểm)
Câu 2 (3.5 điểm). 
 Đổi 5 lít = 5000 ml 
a/ Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi :
 = = 1000 ml 02
b/ Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng,Vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng .
c/ So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng . Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủm, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thich nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 3: (3.5 điểm). a/. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa chúng.
Sự khác nhau giữa 2 quá trình
Đồng hóa
Dị hóa
Tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản thành các chất đặc trưng của tế bào.
Phân giải các chất được tích luỹ trong đồng hoá thành các chất đơn giản
Tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
Giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào
b. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
1. Tính được số năng lượng của mỗi chất
- Số năng lượng prôtêin chiếm 19% là:
 Kcal
- Số năng lượng lipit chiếm 13% là:
 Kcal
- Số năng lượng gluxit chiếm (100% - (19% + 13%) = 68%) là:
 Kcal
2. Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit 
- Lượng prôtêin là: (gam)
- Lượng lipit là: (gam)
- Lượng gluxit là: (gam)
Câu 4 (3.5 điểm)
a/ Giống nhau: Đều có các thành phần cơ bản:
- Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
- các bào quan: Ti thể, thể gôngi, lưới nội chất mang ribô xôm
- Trong nhân là nhân con mang chất nhiễm sắc( ADN)
b/ Khác nhau:
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
- Không có vách xen lulôzơ
- Không có lục lạp nên không tổng hợp được chất hữu cơ, dị dưỡng
- Có trung thể
- Có lizô xôm
- Không có (chỉ có ở sinh vật đơn bào)
- chất dự trữ là glicôgen
- có vách xen lulôzơ bảo vệ
- có lục lạp nên tổng hợp được chất hữu cơ, tự dưỡng
- Chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp
- Không có
- Có không bào chứa dịch lớn
- chất dự trữ là hy đờ rát các bon
Câu 5: (3 điểm)	
Áp dụng công thức tính công . Ta có: A = F.s 	 	 (0.5 điểm)	
 Theo bài ra ta có: 3000g = 3 kg thì trọng lượng F = 30N thay vào ta có : (0,5điểm)
Từ công thức trên ta có quảng đường quả tạ 1 di chuyển là 	
S= A/F . Vậy S= 1500/30=50 jun	 (0,5điểm)
Lần 2 quảng đường di chuyển= 50 . 2 = 100 m	 (0,5điểm)
Vậy công sinh ra lần 2 là A= F.S = 100.30= 3000 jun	 (1,0 điểm)	
 Câu 6 (3.5 điểm). 
- Hô hấp ngoài: (1,0 điểm)	
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ TĐK ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu, CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong (1,0 điểm)	
+ Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào;CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời. (1,5 điểm)	
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.

File đính kèm:

  • docDe DA HSG SINH 8 du thi.doc
Đề thi liên quan