Giáo án môn Vật lí 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: KIỂM TRA 1 TIẾT
I/Mục tiêu:
1/Kiến thức: Biết các dụng cụ dùng để đo:độ dài, thể tích, khối lượng, lực và các đơn vị đo tương ứng.
-Biết GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo để ghi kết quả đo đúng theo ĐCNN đã cho.
-Nắm được khái niệm về lực, hai lực cân bằng. Nhận biết phương và chiều của trọng lực.
2/Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên để đổi các đơn vị đo, cách tính thể tích, khối lượng của vật.Biết tính trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của vật đó.
3/Thái độ: Nghiêm túc, thận trọng trong khi làm bài.
II/Ma trận đề kiểm tra:
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 6
NH: 08 - 09
NDKT
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo độ dài (2t)
Đo thể tích (2t)
Đo khối lượng
4 c KQ(1,2,3,)
1,5đ
3 c KQ(5,6,7)
1,5đ
1KQ(7), 1TL(13)
2,5đ
55%
5,5đ
8câu
1.Dụng cụ đo độ dài
2.Dụng cụ đo TT
3.Dụng cụ đo KL
Hiểu GHĐ & ĐCNN:
4.Kết quả đo độ dài
5.Kết quả đo TT
6.Kết quả đo KL
7.Cách tính TT vật.
13.Đổi các đơn vị đo: ĐD, TT, KL
Lực –Hai
lực cân bằng
TH kết quả t/d của lực
TL-ĐV lực
3c KQ(8,9,10)
1,5đ
1KQ(11),1TL(14)
2,5đ
1KQ(12)
0,5đ
45%
4,5đ
6câu
8.NB hai lực cân bằng
9.Kết quả tác dụng của lực
10.Nhận biết trọng lực
11.Hai lực cân bằng.
14.Nêu tên, đặc điểm của hai lực cân bằng.
 12.Quan hệ khối lượng và trọng lượng. 
Cộng
( 8 tiết )
30%
6 câu KQ
3đ
40%
5KQ, 1TL
4đ
30%
1KQ,2TL
3đ
100%
10đ
III/Đề kiểm tra:
 KIỂM TRA : 1 TIẾT
	MÔN : VẬT LÝ 6 Đề 1
I/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A)Cân. B)Thước. C)Xilanh. D)Ống nghe của bác sĩ.
Câu 2: Người thợ may dùng thước đo nào sau đây để đo số đo cơ thể khách hàng?
A)Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1cm. B)Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.
C)Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm. D)Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN 1mm để đo độ dài bảng đen.Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A)2m. B)20dm. C)200cm. D)2000mm.
Câu 4: Đơn vị đo nào dưới đây không phải là đơn vị đo thể tích?
A)m3. B)lít. C)dm. D)cc.
Câu 5: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm3.Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A)20cm3. B)20,5cm3. C)20,50cm3. D)20,2cm3.
Câu 6: Bình chia độ chứa nước,mực nước ngang vạch 50cm3.Thả 10 viên bi giống nhau vào bình, mực nước ở trong bình dâng lên ngang vạch 55cm3.Thể tích của một viên bi là:
A)55cm3. B)50cm3. C)5cm3. D)0,5cm3.
Câu 7: Trên gói bột ngọt A-One có ghi : khối lượng tịnh 453g.Con số đó chỉ gì?
A)Thể tích gói bột ngọt. B)Khối lượng bột ngọt trong gói.
C)Sức nặng của gói bột ngọt. D)Khối lượng và sức nặng của gói bột ngọt.
Câu 8: Dùng cân có độ chia tới 50g để cân một vật, cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A)510g. B)500g. C)5,1lạng. D)0,5kg.
Câu 9: Hai lực cân bằng nhau là hai lực:
A)Cùng phương, cùng chiều. B)Cùng phương,ngược chiều
C)Cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
D)Cùng phương,cùng độ lớn, cùng tác dụng vào một vật nhưng ngược chiều nhau.
Câu 10: Quyển sách nằm yên trên bàn là do:
A)Không có lực nào tác dụng lên nó. B) Do nó không hút Trái Đất.
C)Do nó chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau. D)Do Trái Đất không hút nó.
Câu 11: Khi quả bóng chuyển động đến đập vào cái vợt. Điều gì đã xảy ra sau đó?
A)Chỉ có quả bóng bị biến đổi chuyển động. B)Chỉ có cái vợt bị biến dạng.
C)Chỉ có quả bóng biến đổi chuyển động và biến dạng.
D)Quả bóng biến đổi chuyển động và bị biến dạng đồng thời vợt cũng bị biến dạng.
Câu 12: Vật a có khối lượng 50kg, khối lượng của vật b bằng 1/5 khối lượng của vật a. Trọng lượng của vật B là:
A)50N. B)10N. C)100N. D)250N.
II/TỰ LUẬN:
Câu 13: Đổi các đơn vị đo sau:
0,05km = .............................m = ...............................mm
0,25kg = ..............................g = ...................................mg
72000mm3 = .................................cm3 = ...............................dm3
0,64dm3 = ............................l = .......................................ml.
Câu 14: Gắn một vật nặng vào một lò xo được treo thẳng đứng. Hãy cho biết:
a)Những lực nào tác dụng vào vật?
b)Vì sao vật đứng yên?
c)Nếu lấy vật nặng ra khỏi lò xo thì sau đó có hiện tượng gì xảy ra như thế nào đối với lò xo?
BÀI LÀM:
Câu
Đáp án
KIỂM TRA : 1 TIẾT
	MÔN : VẬT LÝ 6 Đề 2 
I/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo khối lượng?
A)Bình chia độ. B)Thước. C)Xilanh. D)Cân.
Câu 2: Người bán vải dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài mảnh vải?
A)Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1cm. B)Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.
C)Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm. D)Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN 1dm để đo độ dài lớp học.Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A)500cm. B)50dm. C)5000mm. D)5m.
Câu 4: Đơn vị đo nào dưới đây không phải là đơn vị đo khối lượng?
A)Tấn. B)Lạng. C) m3. D)kg.
Câu 5: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,2cm3.Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A)20cm3. B)20,5cm3. C)20,50cm3. D)20,2cm3.
Câu 6: Bình chia độ chứa nước,mực nước ngang vạch 100cm3.Thả 5 viên bi giống nhau vào bình, mực nước ở trong bình dâng lên ngang vạch 150cm3.Thể tích của một viên bi là:
A)100cm3. B)10cm3. C)1cm3. D)0,1cm3.
Câu 7: Trên vỏ hộp sữa có ghi : Thể tích thực 180ml.Con số đó chỉ gì?
A)Thể tích hộp sữa. B)Khối lượng hộp sữa.
C)Thể tích sữa trong hộp. D)Khối lượng và thể tích hộp sữa.
Câu 8: Dùng cân có độ chia tới 10g để cân một vật, cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A)500g. B)515g. C)5,1lạng. D)0,51kg.
Câu 9: Hai lực cân bằng nhau là hai lực:
A)Cùng phương, cùng chiều. B)Cùng phương,ngược chiều
C)Cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
D)Cùng phương,cùng độ lớn, cùng tác dụng vào một vật nhưng ngược chiều nhau.
Câu 10: Chiếc cặp nằm yên trên bàn là do:
A) Do nó không hút Trái Đất B)Không có lực nào tác dụng lên nó. C)Do Trái Đất không hút nó D)Do nó chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau.
Câu 11: Khi người cầu thủ tung chân sút mạnh vào quả bóng.Lực đá của chân(ngay tức thời) làm quả bóng:
A)Biến đổi trạng thái chuyển động. B)Biến đổi hình dạng.
C)Vừa biến đổi trạng thái chuyển động vừa biến đổi hình dạng D)Không có hiện tượng nào xảy ra.
Câu 12: Vật a có khối lượng 100kg, khối lượng của vật b bằng 1/5 khối lượng của vật a. Trọng lượng của vật B là:
A)20N. B)100N. C)200N. D)500N.
II/TỰ LUẬN:
Câu 13: Đổi các đơn vị đo sau:
0,03km = .............................m = ...............................mm
0,65kg = ..............................g = ...................................mg
84000mm3 = .................................cm3 = ...............................dm3
0,15dm3 = ............................l = .......................................ml.
Câu 14: Gắn một vật nặng vào một lò xo được treo thẳng đứng. Hãy cho biết:
a)Những lực nào tác dụng vào vật?
b)Vì sao vật đứng yên?
c)Nếu lấy vật nặng ra khỏi lò xo thì sau đó có hiện tượng gì xảy ra như thế nào đối với lò xo?
BÀI LÀM:
IV/Đáp án:
Đề 1: I/Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng 0,5điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
D
C
B
D
B
B
D
C
A
C
II/Tự luận:Câu 13: Đổi mỗi đơn vị đo đúng 0,25 điểm
50m, 50 000mm ; b) 250g, 250 000g ; c) 72 cm3 , 0,072 dm3 ; d)0,64l , 640ml.
Câu 14: -Nêu được: lực kéo của lò xo và lực hút của trái đất tác dụng vào vật ( 1đ )
-Nêu được : Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng : đó là lực kéo của lò xo và trọng lực của vật (0,5đ)
-Nêu được: Lò xo sẽ trở lại trạng thái ban đầu. (0,5đ)
 Đề 2: I/Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng 0,5 đ:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
C
D
B
C
A
D
D
B
C
II/Tự luận: Tương tự đề 1.

File đính kèm:

  • docDe KT Vat ly 6 KI90910.doc
Đề thi liên quan