Giáo án môn Sinh 7 - Tiết học 36: Kiểm tra học kì I

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết học 36: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18. 	Ngày soạn 20/12/2011
Ngày giảng 28/12/2011
Tiết 36: 	KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu: 
Về kiến thức:
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
1. So sánh được sự giống và khác nhau về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Chương 2: Ngành ruột khoang
2. Nêu được cấu tạo trong của thủy tức.
Chương 3: Các ngành Giun
3. Giải thích được vì sao trâu bò lại mắc bệnh sán lá gan nhều.
Chương 4: Ngành Thân mềm
4. Kể tên được một số đại diện của ngành thân mềm và trình bày được vai trò của ngành thân mềm.
Chương 5: Ngành Chân khớp
5.1. Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
5.2. Giải thích được vì sao người ta lại đánh bắt tôm bằng mùi thơm vào lúc chập tối.
Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng:
- Làm bài tự luận, kĩ năng trình bày kiến thức.
- Tư duy, so sánh, tổng hợp, phân tích kiến thức.
II. Hình thức kiểm tra:
Tự luận: 100%
III. Khung ma trận đề kiểm tra:
- Tổng số câu hỏi: 5 câu 
- Tổng điểm: 10 điểm.
- Trong đó: nhận biết: 3.5 điểm; thông hiểu: 3.5 điểm; vận dụng: 3 điểm. 
KHUNG MA TRẬN 
Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh (5 tiết)
1
Số câu: 1 câu
Số điểm: 2 đ (20%)
1 câu = 2 điểm
( 20%)
Chương 2: Ngành ruột khoang (3 tiết)
2
Số câu: 1 câu
Số điểm: 1,5 đ (15%)
1 câu = 1.5 điểm
(15%)
Chương 3: Các ngành giun (7 tiết)
3
Số câu: 1 câu
Số điểm: 2 đ (20%)
1 câu = 2 điểm
( 20%)
Chương 4: Ngành thân mềm (3 tiết)
4
Số câu: 1 câu
Số điểm: 1,5 đ (15%)
1 câu = 1.5 điểm
(15%)
Chương 5: Ngành chân khớp (8 tiết)
5.1
5.2
Số câu: 1 câu
Số điểm: 3 đ (30%)
1/2 câu = 2 điểm
(20%)
1/2 câu = 1 điểm
(10%)
Tổng số câu: 5
Tổng số tiết: 26
100% = 10 điểm
Số câu: 1+1/2 câu
3.5 điểm = 35%
Số câu: 2 câu
3.5 điểm = 35%
Số câu: 1 câu
2.0 điểm = 20%
Số câu: 1/2 câu
1.0 điểm = 10%
IV: Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm:
1. Đề kiểm tra
Câu 1 (2 điểm) Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Câu 2 (3 điểm)
a/ Trình bày đặc điểm chung của nghành chân khớp?
b/ Vì sao người ta đánh bắt tôm bằng mùi thơm vào lúc chập tối?
Câu 3 (2 điểm) So sánh sự giống và khác nhau về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét?
Câu 4 (1.5 điểm) Kể tên một số đại diện của ngành thân mềm và trình bày vai trò của ngành thân mềm?
Câu 5 (1.5 điểm) Trình bày cấu tạo trong của thủy tức?
2. Đáp án và hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
2 điểm
Vì: 
- Trâu, bò nước ta làm việc trong môi trường ngập nước, trong môi trường đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có kén sán bám vào ở đó rất nhiều.
1.0 đ
1.0 đ
Câu 2:
3 điểm
a/ Đặc điểm chung của chân khớp:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
- Sự tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
b/ Người ta thường đánh bắt tôm bằng mùi thơm vào lúc chập tối là vì:
- Khứu giác của tôm rất phát triển nên dùng mùi thơm để đánh bắt.
- Tôm có tập tính kiếm ăn vào ban đêm và lúc chập tối nên người ta thường đánh bắt tôm vào lúc chập tối.
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 3:
2 điểm
*/ Giống nhau: cùng ăn hồng cầu.
*/ Khác nhau: 
+ Trùng kiết lị: nuốt niều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. 
+ Trùng sốt rét: nhỏ hơn chui vào hồng cầu kí sinh, ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới một lúc rồi tiếp tục phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. 
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 4:
1.5 điểm
*/ Đại diện: Ốc sên, Vẹm, Mực... 
*/ Vai trò 
+/ Lợi ích: 
- Làm thực phẩm cho con người. 	
- Làm thức ăn cho động vật. 	
- Nguyên liệu xuất khẩu.
- Làm sạch môi trường nước. 	
- Làm đồ trang trí, trang sức.	
- Có giá trị về mặt địa chất.
+/ Tác hại: 
- Là vật trung gian truyền bệnh.	
- Phá hại cây trồng. 
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5:
1.5 điểm
Cấu tạo trong của thủy tức:
- Thành cơ thể có 2 lớp.
+ Lớp ngoài: Gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ, tế bào sinh sản.
+ Lớp trong: Gồm tế bào mô cơ - tiêu hóa.
- Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi)
0.3 đ
0.3 đ
0.3 đ
0.3 đ
0.3 đ
V. Kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
7A
7B
2. Rút kinh nghiệm.
Duyệt BGH	Duyệt tổ chuyên môn	Người ra đề
	Lê Thị Lan Anh

File đính kèm:

  • doctiet 36 giao an kiem tra hoc ki I sinh 7 co ma tran.doc
Đề thi liên quan