Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phú Tĩnh

doc71 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phú Tĩnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn : 1 / 9 / 2009
 Ngày giảng : Thứ .......... ngày ....... tháng 9 năm 2009
Bài 1 : Vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu
-Kiến thức : Học sinh biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lá cây và tím.
-Kỹ năng: HS nhận biết được cách pha màu theo hướng dẫn, biết các màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh. 
-Thái độ: HS yêu thích màu sắc, yêu thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Màu vẽ, bút bảng pha màu
	Hình minh hoạ
	Phương pháp: Trực quan, quan sát + 1 số phương pháp khác.
* Học sinh: VTV, đồ dùng, màu vẽ
III. Lên lớp
1
0,5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp
- HS báo cáo sĩ số
2
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách, vở, đồ dùng của học sinh.
- HS chuẩn bị SGK, đồ dùng học vẽ.
- Nhận xét
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV yêu vầu HS để kể tên một vài màu sắc.
- HS kể : màu xanh, đỏ, tím, vàng,...
b
5’
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét
- Yều cầu HS tên ba màu cơ bản
- HS trả lời: màu đỏ, vàng và xanh lam.
- GV giới thiệu hình minh hoạ và giải thích cách pha ra ba màu: da cam, xanh lá cây, tím.
- HS quan sát nhận biết : 
Đỏ + vàng = da cam.
Đỏ + xanh lam = tím
Vàng + xanh lam = xanh lá cây
- GV yên cầu HS quan sát H2 trang 3 SGK sẽ rõ hơn.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ và giới thiệu các cặp màu bổ túc.
- HS quan sát nhận biết :
- Đỏ bổ túc cho xanh lục
- Da cam bổ túc cho xanh lam
- Vàng bổ túc cho tím
- GV giới thiệu gam màu nóng lạnh
- Màu nóng gây cho ta cảm giác nóng, oi bức.
- Màu nóng là những màu mang sắc đỏ như: đỏ cam, đỏ lục, ...
- Màu lạnh là những màu gây cho ta cảm giác lạnh, mát.
VD: xanh lam, xanh lá cây, xanh lá mạ,
c
7’
Hoạt động 2 : Cách vẽ
- GV dùng màu vẽ pha và hướng dẫn
- HS nghe, nhìn
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
- HS thực hiện trên bảng
- GV quan sát, sửa sai
- Nhận xét
d
16’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu tô màu vào phần giấy thực hành ở vở tập vẽ.
- HS thực hành tô màu vo phần thực hành B1 VTV.
- GV quan sát, hướng dẫn nhắc nhở HS vẽ bài.
4
5’
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét về màu sắc và cách tô màu.
- HS nhận xét bài
- GV nhận xét chung tiết học khen ngợi những con có bài tập đẹp.
5
0,5’
Dặn dò:
Nhắc HS về nhà quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài tuần sau.
Tuần 2: Ngày soạn : 6 / 9 / 2009
 Ngày giảng : Thứ .......... ngày ....... tháng 9 năm 2009
Bài 2
Vẽ theo mẫu : vẽ hoa lá
I. Mục tiêu
-Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại hoa lá.
-Kỹ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá và tô màu theo ý thích.
-Thái độ: HS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Hoa lá làm mẫu + bài vẽ của HS
	Hình gợi ý cách vẽ
	Phương pháp: trực quan, thực hành...
* Học sinh:	VTV, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp
1
05’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số học sinh
- HS báo cáo sĩ số
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- HS chuẩn bị đồ dùng
- Nhận xét 
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số hoa lá để dẫn dắt HS vào bài.
- HS quan sát hoa lá.
b
5’
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát một số hoa lá vừa gt và gợi ý.
- HS quan sát nhận xét hoa lá.
- Tên của những hoa, lá này?
- Lá bàng, lá xà cừ, lá trầu, hoa cúc, hoa hồng, hoa rau muống.
- Hình dáng và màu sắc của chúng ra sao?
- HS mô tả theo nhận biết
- GV dựa vào câu trả lời của HS để nhận xét và bổ sung.
- HS nghe nhận xét
- Yêu cầu HS kể tên một vài loại hoa lá mình biết.
- HS kể tên một số loại hoa, lá.
c
7’
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV treo hình minh hoạ và hướng dẫn
- Quan sát hoa, lá mẫu để tìm ra khung hình chung.
- Vẽ phác khung hình chung cân đối trên trang giấy.
- ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của bông hoa hoặc chiếc lá.
- Quan sát mẫu, chỉnh sửa hình cho giống mẫu.
- Vẽ thêm chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
- Cuối cùng tô màu theo ý thích.
d
15’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS chọn một bông hoa, chiếc lá để vẽ.
- HS tự chọn một bông hoa hay chiếc lá để vẽ thực hành.
- GV cho HS xem tham khảo 1 số bài vẽ của HS.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS vẽ bài.
- Nhắc nhở HS vẽ hình cân đối, tô màu gon gàng.
4
5’
Nhận xét, đánh giá
- HS chọn một số bài đã vẽ xong cùng HS nhận xét 
- Bài đẹp: 	Sắp xếp hình vẽ hợp lý
	Mô tả được đặc điểm của mẫu
	Màu sắc hài hoà.
- Bài chưa đẹp:	Ngược lại
- GV nhận xét chung tiết
- Liên hệ thực tế
5
0,5’
Dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà tập vẽ hoa lá và quan sát các con vật quen thuộc.
Tuần 3: Ngày soạn : 13 / 9 / 2009
 Ngày giảng : Thứ .......... ngày ....... tháng 9 năm 2009
Bài 3 :Vẽ Tranh
đề tài các con vật quen thuộc 
I. Mục tiêu
-Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
-Kỹ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và tô màu theo ý thích.
-Thái độ: HS mến các con vật, có ý thức chăm sóc con vật nuôi.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Tranh ảnh các con vật quen thuộc
	Hình gợi ý cách vẽ con vật
	Phương pháp: Trực quan, gợi mở...
* Học sinh:	VTV, đồ dùng, màu vẽ...
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số ........................
- HS báo cáo sĩ số ......................
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra VTV, đồ dùng học tập của HS.
- HS chuẩn bị đồ dùng, VTV.
- Nhận xét
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV gọi một vài HS để kể về những con vật mình biết.
- HS kể tên một số con vật như : mèo, chó, trâu, bò...
- GV giới thiệu bài - ghi bảng
b
4’
Hoạt động 1
- Tìm chọn nội dung, đề tài 
- GV cho HS xem các tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý 
- HS quan sát, nhận xét tranh, ảnh.
- Tên các con vật ?
- Con bò, con gà, con thỏ, con mèo, con trâu
- Hình dáng và màu sắc của các con vật?
- Mỗi con có một hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Các bộ phận chính của con vật ?
- Các bộ phận chính là: đầu, mình, chân, đuôi,..
- Em định vẽ con vật nào?
Em hãy tả về hình dáng, đặc điểm của con vật đó.
- HS tả về một con vật mình thích.
- GV nhận xét bổ sung thêm
c
4’
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV dùng hình minh hoạ và hướng dẫn
+ Trước tiên hãy quan sát con vật trên tranh, ảnh hoặc nhớ lại hình ảnh của con vật định vẽ.
- HS quan sát hoặc nhớ lại hình ảnh con vật mà mình định vẽ.
+ Tiếp theo là vẽ phác hình dáng chung của con vật.
- Vẽ phác các bộ phận chính như đầu, mình, chân, đuôi.
+ Vẽ các chi tiết nêu rõ đặc điểm của con vật đó.
- Vẽ thêm các chi tiết như: mắt, mỏ, sừng, tai .....
+ Sửa lại hình vẽ cho hoàn chỉnh và vẽ thêm các hình ảnh phụ cho phù hợp.
- Vẽ thêm con vật khác hoặc cây cối, nhà...
+ Cuối cùng là tô màu
- Tô màu theo ý thích
- GV yêu cầu một vài HS nhắc lại các bước vẽ con vật.
- HS nhắc lại cách vẽ con vật.
d
20’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS vẽ tranh về con vật quen thuộc.
- HS thực hành vẽ tranh.
- GV quan sát lớp, nhắc nhở HS vẽ bài. Gợi ý theo từng bài của HS.
4
4.5’
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét một số bài về:
- HS nhận xét bài theo hướng dẫn
+ Hình vẽ, cách sắp xếp
+ Màu sắc
- GV nhận xét chung - liên hệ
Dặn dò: -Nhắc HS về nhà xem bài tuần sau
Tuần 4
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ trang trí
chép hoạ tiết trang trí dân tộc
I. Mục tiêu
- Giúp HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được một số hoạ tiết.
- HS biết yêu quý trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Một số hoạ tiết dân tộc trên đồ vật
	Tranh minh hoạ cách chép hoạ tiết.
	Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp ...
* Học sinh:	VTV, đồ dùng
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV ổn định HS kiểm tra sĩ số
- HS báo cáo sĩ số
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số hoạ tiết dân tộc đã chuẩn bị.
- HS quan sát
b
3’
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát các hoạ tiết vừa giới thiệu và hỏi.
- HS nhận xét về các hoạ tiết.
- Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?
- Hoạ tiết vẽ hình hoa lá, hình con vật.
- Những hình hoa lá và con vật có gì khác so với thật?
- Hình hoa lá và con vật đẹp hơn thật vì đã được đơn giản và cách điệu.
- Những hoạ tiết thế này em thường thấy ở đâu?
- ở đình chùa, lăng tẩm đồ cổ, váy áo người dân tộc...
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và nhấn mạnh: đây là những hoạ tiết được đơn giản và cách điệu rất tinh tế, nó được lưu truyền từ này sang đời khác.
c
4’
Hướng dẫn HS cách vẽ 
- GV treo hình quan sát kĩ hoạ tiết định chép để ước lượng khung hình chung.
- Vẽ phác khung hình thật cân đối trên trang giấy rồi phác các đường trục để tìm vị trí của từng phần hoạ tiết.
- Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
- Liên tục quan sát hoạ tiết mẫu và sửa hình cho giống mẫu.
- Hoàn chỉnh hình và tô màu theo ý mình.
* Chú ý: tô màu tươi sáng gọn gáng và đều màu.
d
20’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tự chọn 1 hoạ tiết ở trang 11SGK để chép vào giấy (VTV).
- HS thực hành chọn 1 học tiết để chép vào VTV.
- GV quan sát hướng dẫn HS vẽ bài.
- HS
+ Nhắc HS chú ý bố trí hình vẽ cho cân đối.
4
5’
Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài đã vẽ xong cùng HS nhận xét về:
- HS nhận xét bài theo hướng dẫn.
+ Cách vẽ hình: có sinh động không
+ Tô có gọn và đều màu không?
- GV nhận xét chung và cho HS tự xếp loại bài.
- HS tự xếp loại bài vẽ
- Liên hệ
5
05’
Dặn dò: Nhắc HS về nhà tập chép hoạ tiết dân tộc và xem bài tuần sau.
Tuần 5
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
Thường thức mỹ thuật
xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu
- HS thấy được sự phong phú của phong cảnh
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc.
- HS yêu thích phong cảnh, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Tranh phong cảnh của họa sĩ và của thiếu nhi.
	Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận
* Học sinh:	SGK, vở tập vẽ
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số
- HS báo cáo sĩ số
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra SGK, VTV của HS.
- HS chuẩn bị SGK, VTV.
- Nhận xét
3
1.5’
Giảng bài mới
- GV giới thiệu các tranh phong cảnh đã chuẩn bị và giới thiệu.
- HS quan sát tranh
Tranh phong cảnh là thế loại tranh vẽ về cảnh vật có thể vẽ thêm người cho sinh vật, nhưng cảnh vật vẫn là chủ yếu. Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, bột màu, sáp, chì... Tranh thường được treo ở nơi làm việc hoặc phòng khách gia đình.
b
Hướng dẫn HS tìm hiểu tranh
10’
Tranh: Phong cảnh Sài Sơn
- GV giới thiệu : Đây là tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976) tranh được vẽ bằng chất liệu khắc gỗ màu.
- GV yêu cầu HS chia làm 4 nhóm để thảo luận.
- HS chia nhóm.
- GV gợi ý
+ Tranh vẽ phong cảnh ở vùng nào ?
- Tranh vẽ phong cảnh vùng nông thôn.
+ Hình ảnh chính là gì?
- Là nhà, cây rơm, ao cây đa...
+ Màu sắc của tranh ra sao? có những màu gì?
- Màu sắc tranh tươi sáng, có màu vàng của rơm, màu đỏ của ngói màu xanh lam của dãy núi và nhiều màu khác. 
+ Hình ảnh nào làm cho tranh sinh động hơn?
- Hình ảnh các cô gái bên ao làng.
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày phần thảo luận của mình.
- HS trình bày ý kiến thảo luận.
GV nhận xét và nhấn mạnh:
Tranh phong cảnh Sài Sơn thể hiện vè đẹp của một miền quê vùng trung du (huyện Quốc Ai – Hà Tây). Bức tranh tuy đơn giản về hình xong lại phong phú về màu sắc, đường nét của tranh khắc gỗ.
10’
Tranh: Phổ Cổ – tranh Sơn dầu của họa sĩ Bùi Văn Phái
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu.
- HS quan sát tranh
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1912 mất năm 1988 quê gốc ở huyện Quốc Oai – tỉnh Hà Tây.
- GV đặt một số câu hỏi
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ cảnh đường phố với những ngôi nhà
+ Hình ảnh chính là gì?
- Là những ngôi nhà cũ rêu phong.
+ Màu sắc chính của tranh là màu gì?
- Là màu nâu trầm giảm dị.
- GV tổng hợp: Phố cổ là một trong nhiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Bức tranh được vẽ với hoà sắc những màu ghi xám, nâu trầu, vàng nhẹ đã thể hiện sinh động những mảng tường nhà rêu phong, cổ kính,... Những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trên phố cổ, tác giả đã mô tả rất sinh động phố cổ và cuộc sống bình yên nơi đó.
10’
Tranh: Cầu Thê Húc – Tranh bột màu của Tạ Kim Chi học sinh tiểu học.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh T15 SGK và giới thiêu.
- HS quan sát tranh.
Cầu Thê Húc là cây cầu làm bằng gỗ bắc qua Hồ Gươm tới đến Ngọc Sơn – Hà Nội.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét bức tranh dựa theo các câu hỏi ở tranh phố cổ
- HS nhận xét bức tranh
- Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình khi xem xong 3 bức tranh.
- HS nêu cảm nghĩ của mình về các bức tranh.
- GV phong cảnh đẹp thường gắn liền với môi trường xanh sạch đẹp. Vậy các em hãy giữ gìn để môi trường xung quanh luôn sạch đẹp nhé.
4
2’
Nhận xét:
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS hăng hái phát biểu.
- Nhắc HS về nhà quan sát quả cây có dạng tròn.
Tuần 6
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
vẽ theo mẫu – vẽ quả dạng tròn
I. Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp một số quả dạng tròn.
- HS biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu theo mẫu hoặc theo ý thích.
- HS yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc,bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Một số quả cây dạng tròn
	Tranh ảnh quả cây + bài vẽ của HS
	Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp
* Học sinh:	SGK, VTV, đồ dùng.
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số
- HS báo cáo sĩ số
2
1’
- Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra SGK, VTV, đồ dùng của HS.
- HS chuẩn bị SGK, VTV, đồ dùng.
3
Giảng bài mới
a
05’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
b
3’
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số quả cây đã chuẩn, bị yêu HS quan sát + gợi ý.
- HS quan sát quả cây
+ Tên các quả cây?
Quả cam, quả bưởi, quả cà tím, quả cà chua...
- Hình dáng các quả này giống hình gì?
- Giống hình tròn
+ Màu sắc của các quả ra sao?
+ Quả cà chua màu đỏ, quả cà tím màu tím, quả cam màu xanh...
+ Hãy kể tên một vài quả dạng tròn khác.
- Quả bí, quả táo, quả quýt, quả dưa hấu...
- GV nhận xét và bổ sung các câu trả lời của HS .
- Cho HS quan sátthêm các tranh ảnh quả cây.
c
5’
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV chọn quả mẫu và hướng dẫn
+ Trước tiên quan sát ước lượng xem quả nằm trong khung hình gì?
+ Vẽ phác khung hình thật cân đối trên trang giấy. 
+ Phác hình quả bằng các nét thẳng.
+ Quan sát mẫu vẽ thêm chi tiết cho giống mẫu.
+ Cuối cùng tô màu hoặc gợi đậm nhạt cơ bản.
- GV cho HS quan sát một số bài tham khảo.
- HS quan sát bài tham khảo.
d
20’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tự chọn quả để vẽ.
- HS thực hành vẽ quả
- GV quan sát lớp, hướng dẫn HS vẽ bài.
- Nhắc HS vẽ hình cho cân đối với trang giấy.
4
4.5’
Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài cùng HS nhận xét.
- HS nhận xét bài
+ Về hình vẽ: có thể hiện được đặc điểm của qủa mẫu không? Bố trí có hợp lý không?
+ Về màu sắc: màu đã hài hoà chưa? Tô có gọn gàng, đều màu không?
- GV yêu cầu HS tự xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét chung – liên hệ thực tế.
5
05’
Dặn dò
- Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh ảnh phong cảnh
Tuần 7
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ tranh 
đề tài – phong cảnh quê hương
I. Mục tiêu
- HS biết quan sát hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
- HS biết cách vẽ và được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- HS thêm yêu mên quê hương.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Tranh, ảnh phong cảnh Vĩnh Phúc.
	Tranh minh hoạ cách vẽ.
	Phương pháp: Trực quan, gợi mở....
* Học sinh:	VTV, đồ dùng.
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số học sinh
- HS báo cáo sĩ số
- ổn định lớp
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra tài liệu sưu tầm của học sinh.
- HS chuẩn bị tài liệu.
- Nhận xét
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số tranh phong cảnh để học sinh nhận ra đề tài.
- HS quan sát tranh ảnh
b
4’
Hoạt động 1
- Tìm, chọn nội dung đề tài 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ cách tranh ảnh và gợi ý.
+ Các tranh vẽ gì là chính?
- Tranh vẽ cảnh vật là chính
+ Cảnh vật gồm có những gì?
- Cảnh vật gồm có nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, núi sông...
* GV tóm tắt:
Tranh phong cảnh thường vẽ những cảnh đẹp quê hương, đất nước. Tranh phong cảnh thể hiện sự rung cảm của người vẽ trước một cảnh đẹp nào đó. Người vẽ không phải sao chụp, chép y nguyên phong cảnh thực mà dựa trên cảnh thực tế thể hiện sự sáng tạo và cảm xúc của mình về phong cảnh.
- GV đặt câu hỏi để HS tiếp cận đề tài
+ Xung quanh nơi em ở có cảnh nào đẹp?
- VD: cảnh mái đình, cảnh sông nước cây cầu, cảnh đồng ruộng
+ Em đã được bố mẹ cho đi tham quan ở đâu?
- VD: Lăng Bác, Tam Đảo, Đền Hùng
- Em hãy tả về một phong cảnh mà em thích?
- HS kể theo hiểu biết mà cảm nhận của mình.
- GV nhận xét bổ xung các câu trả lời của HS.
c
3.5’
Hoạt động 2 : Cách vẽ
- GV cho HS quan sát hình minh hoạ và hướng dẫn.
- HS quan sát tranh minh hoạ
+ Vẽ tranh phong cảnh có 2 cách: vẽ trực tiếp hoặc nhớ lại cảnh đã quan sát.
+ Sắp xếp hình ảnh chính phụ sao cho hợp lý, rõ nội dung định vẽ.
+ Có thể vẽ nét rồi tô màu hoặc vẽ trực tiếp bằng màu.
+ Vẽ hết phần giấy và tô kín màu.
d
20’
Hướng dẫn HS thực hành
- GV yêu cầu tự lựa chọn những cảnh đẹp ở quê mình để vẽ tranh phong cảnh quê hương.
- HS thực hành 
- GV quan sát lớp, gợi ý hướng dẫn HS vẽ bài.
- Nhắc HS có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho sinh động.
4
4.5’
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét một số bào vẽ về:
+ Cách chọn cảnh: đã tập trung chưa?
+ Cách sắp xếp hình ảnh: có hợp lý và rõ nội dung không?
+ Màu sắc: Hài hoà, tươi sáng hay loè loẹt?
- GV yêu cầu HS tự xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học
- Liên hệ
5
05’
Dặn dò: Nhắc HS về nhà quan sát các con vật quen thuộc.
Tuần 8
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
tập nặn tạo dáng
nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
- HS biết cách nặn và nặn được một con vật theo ý thích.
- HS biết yêu mến, chăm sóc con vật.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Tranh ảnh một số con vật quen thuộc
	Tranh ảnh minh hoạ + bài vẽ của HS
	Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
* Học sinh:	VTV, đồ dùng.
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp
- HS báo cáo sĩ số
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- HS chuẩn bị đồ dùng
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tranh, ảnh các con vật để hướng học sinh vào bài học.
b
3’
Hoạt động 1:
Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và gơi ý.
+ Tên các con vật ?
- Con bò, con gà, con trâu, con mèo...
+ Các bộ phận chính của con vật?
- Các bộ phận chính: đầu, mình, chân,đuôi.
- Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của một con vật mà em thích?
- HS kể theo hiểu biết con vật mà em thích.
- GV nhận xét bổ sung:
Tuy các con vật đều có cấu tạo chung là đầu, mình, chân,đuôi xong mỗi con vật lại có một dáng khác nhau, màu sắc khác nhau... và khi chúng hoạt động như đang chạy, nhảy, ăn... thì chúng nhìn rấ ngộ nghĩnh và đáng yêu.
c
4.5’
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV dùng hình minh hoạ để hướng dẫn.
- HS nghe hướng dẫn
+ Trước tiên vẽ phác các bộ phận chính của con vật bằng cách hình cơ bản.
+ Vẽ thêm các chi tiết thể hiện đặc điểm của con vật như mỏ, sừng, vòi, và tạo dáng cho chúng.
+ Vẽ cảnh phụ phù hợp với con vật.
+ Cuối cùng em tô màu theo ý thích.
+ GV cho HS quan sát một số bài tham khảo.
- HS quan sát bài tham khảo.
d
20’
Hoạt động 4: Thực hành
- GV yêu cầu học sinh tự chọn một con vật mình yêu thích để vẽ tranh về con vật.
- HS thực hành vẽ tranh con vật vào vở tập vẽ.
- GV quan sát lớp, gợi ý và hướng dẫn theo từng bài cụ thể của HS.
- Hướng dẫn HS vẽ khá vẽ thêm các hình ảnh phụ.
4
4.5’
Nhận xét, đánh giá 
- GV chọn một số bài cùng cả lớp nhận xét:
+ Bài đẹp: 	- Vẽ được con vật rõ đặc điểm
	- Bố trí hợp
	- Tô màu, gọn gàng, hài hoà.
+ Bài chưa đẹp: ngược lại
- GV yêu cầu HS tự xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét chung
- Liên hệ
5
05’
Dặn dò: Nhắc HS về nhà vẽ thêm một con vật khác và quan sát hoa lá.
Tuần 9
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
Vẽ trang trí - đơn giản hoa lá
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại lá.
- HS biết cách đơn giản và vẽ đơn giản được một vài bông hoa, chiếc lá.
- HS nhận ra vẻ đẹp của hoa lá, yêu mến TN.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Một vài hoa lá thật + đồ vật có hoa, lá.
	Tranh minh họa.
	Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Học sinh:	VTV, đồ dùng.
III. Lên lớp
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp
- HS báo cáo sĩ số
2
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách, vở, đồ dùng của học sinh.
- HS chuẩn bị SGK, đồ dùng học vẽ.
- Nhận xét
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí bằng hoa lá.
- HS quan sát đồ vật
b
3.5’
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát các hoa, lá thật đã chuẩn bị và gợi ý để HS nhận xét về:
- HS quan sát nhận xét hoa lá
+ Tên các loại hoa lá?
- Hoa hồng, hoa cúc, hoá rau muống,... lá bưởi, lá rau bí, lá trầu...
+ Hãy so sánh hình dáng của hoa, lá.
- Mỗi loại hoa, lá có một hình dáng khác nhau.
- GV cho HS quan sát hình hoa, lá đã được đơn giản để HS thấy sự giống và khác nhau giữa hoa lá thật và hoa lá được đơn giản.
- HS quan sát hình và thấy lá thật giống lá đơn điản về hình dáng và màu sắc, khác nhau về chi tiết.
* GV tóm tắt:
 Hoa lá trong thiên nhiên có hình dáng và màu sắc đẹp xong để đưa vào trang trí cần phải lược bớt những chi tiết rà và vẽ cho cân đối hơn công việc đó gọi là đơn giản hoa lá.
c
4’
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV dùng hình minh hoạ để hướng dẫn
+ Trước tiên chọn một chiếc lá thật và quan sát kĩ hình dáng của nó.
+ Vẽ phác khung hình chung của lá cho cân đối.
+ Vẽ phác hình dáng chung của lá (vẽ các nét chính).
+ Lược bỏ bớt những chi tiết phức tạp (có thể vẽ đường trục cho cân đối).
* Chú ý: Tuy đơn giản xong hình vẽ vẫn phải thể hiện được đặc điểm cơ bản của hoa lá thật.
+ Cuối cùng tô màu theo ý thích.
d
20’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tự chọn mẫu hoa lá để đơn giản.
- HS thực hành đơn giản hoa lá.
- GV quan sát lớp hướng dẫn HS vẽ bài.
+ Nhắc nhở HS chú ý tìm đặc điểm cơ bản của hoa lá để giữ lại.
4
4.5’
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét một số bài về:
+ Hình vẽ: Đã được đơn giản chưa, có rõ đặc điểm của lá không?
+ Màu sắc: Tô có gọn gàng không?
- GV yêu cầu HS tự xếp loại bài
- GV nhận xét chung – liên hệ
5
0,5’
Dặn dò: Nhắc HS về nhà tập đơn giản hoa lá và quan sát đồ vật có dạng hình trụ.
Tuần 10: 
Thứ Ngày tháng năm 2008
 Mĩ Thuật
Vẽ theo mẫu
đồ vật có dạng hình trụ
I. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh nhận biết được các đồ vật hình trụ và hình dáng đặc điểm chung.
+ Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một đồ vật có dạng gần giống mẫu
+ Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của đồ vật
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đồ vật có hình dạng trụ + khối trụ
 Tranh minh hoạ cách vẽ
 Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp 
 Luyện tập thực hành
* Học sinh: Vở tập vẽ đồ dùng
III. Lên lớp:
1
0.5’
ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số
+ HS báo cáo sĩ số
2
1’
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra VTV, đồ dùng của học sinh
+ HS chuẩn bị VTV.
- Nhận xét
3
Giảng bài mới
a
1’
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu đồ vật và khối trụ để học sinh nhận biết đồ vật có liên quan đến khối trụ
+ Học sinh quan sát đồ vật thấy đồ vật có cấu tạo dạng hình trụ
b
3.5’
Hoạt động 1:
 Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát các đồ vật và cho biết
+ Học sinh quan sát tranh và nhận xét đồ vật
+ Tên của đồ vật?
+Cái chai, cái cốc, bình nước.vv
+Hình dạng các đồ vật
+ Hình dạng của các đồ vật không giống nhau
+ Em hãy so sánh 2 đồ vật về cấu tạo, hình dáng và màu sắc ?
+ Hs so sánh 2 đồ vật tự chọn
c
4,5’
 Hoạt động 2: Cách vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ và hướng dẫn 
+ Học sinh quan sát hình minh hoạ nghe hướng dẫn
 Trước tiên quan sát vật mẫu để ước lượng tỉ lệ khung hình
+Vẽ khác khung hình cân đối trên trang giấy và kẻ các đường trục.
+ Tìm tỉ lệ của từng bộ phận và phác hình bằng các nét thẳng
 +Quan sát mẫu và sửa hình dần dần theo nét phác cho tới khi gần với mẫu
+Gợi đậm nhạt và vẽ chi tiết ( có thể tô màu)
d
20’
 Hoạt động3: Thực hành
- Giáo viên chia học sinh làm 2 đ 3 nhóm và bày màu cho từng nhóm
+Học sinh thực hành vẽ theo mẫu đồ vật do GV bày
- Giáo viên quan sát lớp, hướng dẫn học sinh vẽ bài
- Có thể gọi ý cho học sinh trang trí cho đồ vật.
4
4.5’
 Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét bài vẽ về hình dáng, bố cục và cách gợi đậm nhạt..
+ Học sinh nhân xét bài
 - Giáo viên đánh giá, xếp loại
-Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh về nhà tập vẽ thêm và xem bài tuần sau
Tuần 11
Thứ ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật
thường thức mỹ thuật
xem tranh của hoạ sĩ 
I. Mục tiêu
- HS bước đầu tìm hiểu được nội dung tranh thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS làm quen với lụa và khắc gỗ, biết qua về kĩ thuật làm tranh.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
II. Chuẩn bị
* Giáo v

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc