Giáo án Địa lý 7 bài 26: Thiên nhiên châu phi

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 26: Thiên nhiên châu phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI : châu phi
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tiết. Tuần
Bài 26
Thiên nhiên châu phi
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : 
 HS cần:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí , hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích được lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, và sự phân bố khoáng sản châu Phi.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên
- Bản đồ hành chính thế giới
- Bản đồ tự nhiên châu Phi
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài trước ở nhà
- Ôn lại các kiến thức , kĩ năng đã học 
III. Tiến trình trên lớp
 1. ổn định tổ chức lớp
- Quan sát và điều chỉnh lớp cho hợp lí tạo không khí làm việc
 2. Kiểm tra bài cũ
 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Bao gồm phần đát liền có và các đảo, quần đảo bao quanh được gọi là gì ?
 a. Châu lục b. Lục địa c. Quốc gia d. Cả 3 ý bên
2. Trên thế giới có mấy lục địa ?
 a. 4 b. 5 c. 6 d. 7
3. Các nước có thu nhập bình quân theo đầu người cao dưới 20000 USD / năm, tỉ lệ tử vong trẻ em cao, chỉ số phát triển con người dưới 0,7 thuộc nhóm nước nào ?
 a. Phát triển b. Đang phát triển 
 c. Các nước nông nghiệp d. Các nước công nghiệp
4. Việt Nam nằm trong nhóm nước nào ?
 a. Phát triển b. Đang phát triển c. Công nghiệp d. Cả a,b,c
 3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát chung về thế giới . Để đi vào chi tiết cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu các châu lục . Châu lục đầu tiên được học là châu Phi . Vậy châu phi có đặc điểm tự nhiên như thế nào chúng ta hãy vào bài học hôm nay
 b. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 * Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu về vị trí địa lí của châu Phi (15’ )
 -Phương pháp : Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm
 -Phương tiện: Bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên châu Phi 
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cơ bản
- GV treo bản đồ hành chính thế giới, bản đồ tự nhiên châu Phi và yêu cầu HS quan sát Gv chỉ vị trí của châu Phi trên bản đồ
? Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào ?
? Xích đạo đi qua phần nào của châu Phi ?
? Xác định toạ độ địa lí của chau Phi ?
? Với vị trí đó châu Phi nằm chủ yếu ở môi trường khí hậu nào ?
? Xác định diện tích của châu Phi ?
? Nhận xét về hình dạng của Châu Phi ?
? Quan sát và nhận xét đường bờ biển của châu Phi ?
? Nêu tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi ?
? Với đường bờ biển và các dòng biển như vậy sẽ ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu Phi ?
? Xác định vị trí của kênh đào Xuy-ê cho biết ý nghĩa của kênh đào này đối với giao thông đường thuỷ ?
- GV chốt rồi chuyển
- HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi
- Tiếp giáp : B giáp biển Địa Trung Hải, ĐB giáp biển Đỏ và châu á, ĐN giáp ấn Độ Dương, T giáp Đại Tây Dương
- Châu Phi nằm trong khoảng từ 340B đến 340N Cân đối qua xích đạo và 2 chí tuyến nên châu Phi gần như nằm hoàn toàn ở đới nóng.
- Diện tích : 30 triệu km2 châu Phi có hình dáng tương đối mập mạp
- Đường bờ biển châu Phi tương đối đơn giản ít chia cắt lại có nhiều dòng biển lạnh chạy ven bờ lại với hình dáng mập mạp như trên làm cho biển ít ảnh hưởng sâu vào trong đất liền
- Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hằn hải quan trọng của thế giới
1. Vị trí địa lí
- Tiếp giáp
- Toạ độ địa lí
- Diện tích
- Đường bờ biển
- Kênh đào Xuy- ê
* Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu về địa hình của châu Phi ( 15’ )
 -Phương pháp : Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận
 -Phương tiện: Bản đồ tự nhiên châu Phi
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cơ bản
? Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi ?
? Cho biết châu Phi có các dạng địa hình nào là chủ yếu ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp : Nhận xét về sự phân bố của các dạng địa hình ở châu Phi ?
? Lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi của châu Phi trên bản đồ ?
? Xác định trên bản đồ các bồn địa và sơn nguyên,các hồ chính của châu Phi ?
? Quan sát bản đồ và xác định hường nghiêng của địa hình châu Phi ?
? Kể tên và chỉ vị trí phân bố của các loại khoáng sản châu Phi ?
? Em có nhận xét gì về khoáng sản của châu Phi ?
? Với khóng sản như vậy tạo điều kiện cho ngành kinh tế nào phát triển ?
- GV chốt rồi chuyển
- HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi
- Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên : dãy núi trẻ át – lát nằm ở TB, Dãy Đrê- ken- bec và các sơn nguyên cao nằm ở ĐN
- Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn
- Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên
- Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập chung ở ven biển.
- Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều ĐN - > TB
- Dầu mỏ , kí đốt tập chung ở ven biển bắc Phi và Tây Phi. Sắt tập chung ở dãy At-lat. Vàng ở Trung Phi và Nam Phi. Cô ban, mangan, đồng, kim cương, chì, Urani tập chung ở các cao nguyên Nam Phi
- Khoáng sản châu Phi rất phong phú có nhiều khoáng sản quý
2. Địa hình và khoáng sản
a. Địa hình
- Các dạng địa hình chính
- Sự phân bố của địa hình
- Hướng nghiêng địa hình
b, Khoáng sản
- Các loại khoáng sản
- Phân bố
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 ? Qua bài học hãy lên bảng chỉ và xác định vị trí, mô tả địa hình, chỉ các loại khoáng sản của châu Phi trên bản đồ tự nhiên ?
 GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
:Điền chữ Đ vào ở câu đúng, chữ S vào ở câu sai cho các câu sau:
1. Châu Phi nằm chủ yếu ở đới ôn hoà 
2. Đường Xích đạo đi qua chính giữa châu Phi
3. Châu Phi có nhiều đảo và quần đảo
4. Bờ biển châu Phi ít bị chia cắt
5. Lục địa Châu Phi là 1 khối cao nguyên khổng lồ
6 . Châu Phi có khoáng sản phong phú , nhiều loại quý hiếm
5. Hoạt động nối tiếp.
 - Nắm được nội dung bài học
 - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ
 - Tìm hiểu thêm về vị trí, địa hình, khoáng sản châu Phi
 - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 27 Thiên nhiên châu Phi ( Tiếp theo )

File đính kèm:

  • docDIA 7 - BAI 26.doc