Giáo án Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 19134 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:
Tieát:
NS:
ND:
Bài 15: THỦY QUYỂN.
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I>MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1/Kiến thức: HS cần hiểu rõ: 
-Khái niệm thủy quyển, trình bày các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
-Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của 1 con sông.
-Đặc điểm và sự phân bố 1 số sông lớn trên TĐ.
	2/Kỹ năng: HS phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của 1 con sông.
	3/Thái độ: giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước.
II>PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sơ đồ vòng tuần hoàn nước (sgk), bản đồ tự nhiên thế giới, hình ảnh 1 số con sông lớn trên TĐ.
II>TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1/Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
	2/Kiểm tra bài cũ: không
	3/Vào bài mới: Những dòng sông được sinh ra từ đâu? Vì sao các con sông đầy nước quanh năm?  bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi này.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I>Thủy quyển:
 1/Khái niệm: là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
 2/Vòng tuần hoàn nước trên trái đất:
 a)Vòng tuần hoàn nhỏ: nước từ biển (hoặc ao, hồ, sông ngòi) bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi
 b)Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió thổi vào sâu trong đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và 1 phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nguồn nước từ lục địa lại chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi
II>Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
 1/Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:
-Chế độ nước sông phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm, băng tuyết và nguồn nước ngầm ở nơi đó.
-Ở vùng khí hậu nóng hoặc vùng địa hình thấp của vùng ôn đới: sông phụ thuộc vào nguồn nước mưa cung cấp.
-Ở miền ôn đới lạnh và địa hình cao: sông phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan vào mùa xuân.
-Ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông.
 2/Địa thế, thực vật và hồ đầm:
-Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng nhanh.
-Thực vật: giúp điều hòa dòng chảy, làm giảm lũ lụt.
-Hồ đầm: giúp điều tiết lưu lượng nước sông: khi nước sông lên thì 1 phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn.
III>Một số sông lớn trên trái đất:
(nội dung phiếu phản hồi thông tin học tập) 
Hoạt động 1:Tìm hiểu lớp vỏ nước trên T Đ:
GV: yêu cầu hs nêu khái niệm thủy quyển
HS: phát biểu (sgk)
GV: giảng: Trái Đất có 97% nước mặn, 3% nước ngọt(68,7% ở dạng băng, )
HS: thấy được vai trò của nước ngọt đối với đời sống con người => ý thức bảo vệ tài nguyên nước.
GV: yêu cầu hs đọc và phát biểu các vòng tuần hoàn nước trên trái đất.
HS: phát biểu 2 vòng tuần hoàn dựa vào hình 15/56 sgk
GV: nhận xét và chuẩn kiến thức, chuyển ý sang phần 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước của 1 con sông:
GV: chia lớp thành 6 nhóm trả lời các câu hỏi trong sgk, thời gian 5 phút, sau đó hs trình bày miệng, nhóm còn lại bổ sung.
HS: 
 -N1+N2: nêu ví dụ minh họa về mqh giữa chế độ nước sông với chế độ mưa. è VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên 1 năm có 2 mùa mưa và khô làm cho chế độ nước sông cũng có 2 mùa lũ và cạn.
 -N3+N4: vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung VN thường lên nhanh? è do địa hình hẹp ngang, núi lan ra sát biển nên sông ngắn dốc làm cho mực nước lên nhanh. 
 -N5+N6: rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Tại sao? èở đầu nguồn và hạ nguồn để giảm lũ lụt, sạt lở đất, chắn sóng, ngăn mặn, bồi tụ,
GV: nhận xét và đúc kết, giảng thêm về vai trò của lớp phủ thực vật và rừng phòng hộ đầu nguồn, cuối nguồn, vai trò điều tiết nước của Biển Hồ Tonlesap đối với sông Mê Kông.
Hoạt động 3: tìm hiểu 1 số sông lớn trên T Đ
GV: đưa ra nội dung yêu cầu để hs tìm hiểu: vị trí, hướng chảy, chiều dài, diện tích lưu vực, nguồn cung cấp nước.
HS: tự tìm hiểu dựa vào sgk và thông tin tự tìm hiểu thêm ( về nhà ).
4/Đánh giá:
 * Trình bày 2 vòng tuần hoàn nước trên TĐ.
 * Kể tên các con sông có nguồn cung cấp nước chính là nước mưa. 
 => s.Nin, s.Amadôn, s.Mitxixipi, s.Mêkông,
5/Hoạt động nối tiếp:
HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sgk và xem trước bài 16.
 6/Phụ lục:
Phiếu phản hồi thông tin học tập
Đặc điểm
Sông NIN
Sông A-MA-DÔN
Sông I-Ê-NIT-XÂY
Vị trí
Khu vực xích đạo-cận nhiệt ở châu Phi
Khu vực xích đạo ở Nam Mỹ
Vùng ôn đới phía bắc châu Á.
Hướng chảy
Hồ Victoria (Đông Phi) chảy về phía Bắc, đổ vào Địa Trung Hải
Dãy Andes (Peru) chảy theo hướng Tây-Đông đổ vào Đại Tây Dương
Dãi Xaian (Nga) chảy về phía Bắc đổ vào Bắc Băng Dương
Diện tích lưu vực
2.881.000 km2
7.170.000 km2
2.580.000 km2
Chiều dài
6685 km
6437 km
4102 km
Nguồn cung cấp nước chính
Nước mưa và nước ngầm
Nước mưa và nước ngầm
Băng tuyết tan

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 15.doc
Đề thi liên quan