Đề Văn “mở” siêu hài của Thày Văn Như Cương

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Văn “mở” siêu hài của Thày Văn Như Cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Văn “mở” siêu hài của Thày Văn Như Cương

“Hưởng ứng” với sự thay đổi cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT, PGS Văn Như Cương đã vừa ra một đề thi “độc, lạ” theo tiêu chí “đề mở” môn Văn. 
Trên trang cá nhân, PGS.Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa cho đăng tải một đề thi “lạ lùng”, nhưng theo hướng “đề mở”. Trích dẫn câu nói của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thay đổi cấu trúc đề thi Văn, các câu hỏi và cách trả lời “đề mở” vừa hài hước, vừa chứa đựng ẩn ý chua chát về chuyện ra đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. 

Nguyên văn đề Văn “mở” của PGS.Văn Như Cương ( kèm theo là gợi ý ĐA):
“Trước những lo sợ về việc ra đề theo kiểu mới sẽ khiến đa phần giáo viên không đủ năng lực chấm được bài văn của học trò, ông Hiển (Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) ví von: “Qua sông thì phải luỵ đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan” …
 “Giáo viên chưa biết ra đề, chấm đề mở thì sẽ tập huấn, bồi dưỡng để quen dần. Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu” - ông Hiển nhấn mạnh yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn.” (Nguồn: VietnamNet)
Các câu hỏi & gợi ý ĐA:
1 - Đoạn văn trên thuộc thể loại gì ?
Trả lời ĐA 1 : Thể loại văn báo chí, thông tin.
ĐA 2 (của NST) bổ sung dạng hài: Loại tin Ngẫu hứng. Tin này có họ hàng với gia cầm nhập lậu (vit, gà, ngan…). VN ta đang ra sức phòng - chống dịch cúm (H12 N thi ĐH - không phải H5N7, N9) nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập, bất khả thi….
2 - Câu ví von “Qua sông………chết oan”… có phải là thơ lục bát hay không?   Anh /chị hãy sửa một vài từ để nó trở thành câu thơ lục bát mà không thay đổi nguyên ý.
- Trả lời: Đó không phải là thơ “lục bát”! (có thể là thơ “lục nồi” chăng?). Có thể sửa: 
ĐA 1: Qua sông thì phải lụy đò,
 Chưa qua đã sợ thì cho chết liền. 
 ĐA 2 (của NST) dạng hài
 Qua sông em “goot - bai ” đò
 Viêc “Quan”, quan chẳng “Lo bò trắng răng”
3 - Trong câu ví von trên, cái gì được ví với “sông”, cái gì được ví với “đò”, điều gì được ví với “chết oan”?
- Trả lời theo ĐA 1: “Kỳ thi” được ví với “sông”, “đề thi” được ví với “đò”, “trượt thi” được ví với “chết oan”.
- Trả lời theo ĐA 2: “Kỳ thi” được ví với “sông”, “đề thi” được ví với “đò”,
 Quan chẳng lo bò trắng răng = tinh thần trách nhiệm của các nhà QL giáo dục
4 - Anh/chị hiểu câu “chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu” như thế nào? Cái gì tiếp cận mục tiêu?
- Trả lời: Mục tiêu là bao nhiêu phần trăm thi đỗ! Vậy chấm không chính xác cũng tốt, miễn là bảo đảm được X% tốt nghiệp.
- NST Bổ sung 1 ý : Mục tiêu ví như chuyện lo sao cho “bò trắng răng”, thì bò dùng loại kem đánh răng nào ? Mục tiêu mà không có biện pháp/ giải pháp thì đúng là Mục tiêu của các “xạ thủ” chuyên “đi tìm cò”
5 - Hãy tìm trong văn bản một câu có cấu trúc so sánh và bình luận ngắn gọn về câu so sánh đó! 
- Trả lời ĐA 1: Đó là câu: “Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu”. Đây là chỉ đạo rất hay và đúng của Bộ GD&ĐT về nguyên tắc chấm thi.
Trả lời ĐA 2: Bổ sung chuyện hài So sánh Chân muốn vừa giày thì hãy “gọt chân theo giày”

 PHH sưu tầm, giới thiệu & bổ sung ĐA 4- 2014 -nguồn Theo Gia đình Xã hội

File đính kèm:

  • docĐề Văn mở siêu hài độc đáo.doc