Bài làm văn số 6: nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài làm văn số 6: nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
 
I. Yêu cầu về kiến thức:
 Đọc lại các tác phẩm ( các đoạn trích ) truyện và tuỳ bút đã học trong chương trình Ngữ văn 12.
        - Tóm tắt, nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, sự việc chính của mỗi truyện; dòng ý nghĩ, cảm xúc và những lời văn đẹp của mỗi thiên tuỳ bút.
        - Nắm vững những nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm ( đoạn trích ).
        - Chia tách từng phương diện để khảo sát, nhận xét. Tìm phương diện đặc sắc để nghị luận:
 ( Đặc sắc kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng văn, giá trị hiện thực và ý nghĩa truyện,
 nhân vật: số phận, tính cách, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, diễn biến nội tâm...; các thủ pháp nghệ thuật: dựng chuyện, kể chuyện, dựng đoạn dối thoại...) 
        - Ghi lại những ý kiến, đánh giá, những điều muốn bàn luận cùng cảm nghĩ vể tác phẩm, các khía cạnh của tác phẩm ( đoạn trích ).
II. Yêu cầu về kĩ năng:
Ôn lại các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý một bài văn nghị luận văn học; đặc biệt bàn về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; kĩ năng nêu dẫn chứng, lí lẽ, luận cứ, luận điểm.
Vận dụng kết hợp tốt, phù hợp các thao tác nghị luận, nhất là các kĩ năng phân tích và lập luận.
Diễn đạt phải chính xác, rành mạch, chặt chẽ phù hợp với tính chất của một bài nghị luận văn học.
Đọc lại bài viết số 5 để khắc phục các lỗi về: diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
III. Đề tham khảo:
       Đề 1:“ Rừng Xà nu” là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Hãy phân tích tác phẩm “ Rừng Xà nu”của nhà văn Nguyễn Trung Thành để làm sáng tỏ nhận định trên.
       Đề 2: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương khi chảy vào lòng thành phố Huế trong tuỳ bút “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
IV. Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý:
      Đề 1:
1. Tìm hiểu đề:
    - Nội dung yêu cầu nghị luận: phân tích tác phẩm “Rừng Xà nu”( của Nguyễn Trung Thành) để thấy được đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên  trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
    - Các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
    - Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Rừng Xà nu”( của Nguyễn Trung Thành)
 2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
        Giới thiệu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật về: tác giả, tác phẩm, đối tượng nghị luận.( Nguyễn Trung Thành am hiểu sâu sắc về đời sống của con người và vùng đất Tây Nguyên, đặc biệt là phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; “ Rừng xà nu là bản anh hùng ca...cứu nước”)
b.Thân bài:
*Sơ lược cốt truyện.
     *.Ấn tượng đầu tiên đối với bạn đọc là hình tượng cây xà nu:
- Trong tầm đại bác của đồn giặc
- Trong đời sống hàng ngày của dân làng Xô Man.
- Tham dự vào những sự kiện trọng đại của làng.
Rừng xà nu bạt ngàn, bất tận.
Mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình tượng rừng xà nu: thể hiện sức sống mãnh liệt, bạt ngàn đồng thời là biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, của cả dân tộc, gợi ra ý nghĩa của tác phẩm. 
     * Hình ảnh con người:
   Dân làng Xô Man: 
        - Cụ Mết- già làng cách mạng: được xem là cây xà nu lâu năm vững chãi; là linh hồn, chiếc gạch nối giữa Đảng và dân làng.
+ Ngoại hình.
+ Ngôn ngữ.
+ Tính cách.
                     Tiếng nói của cụ là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc với những kinh nghiệm xương máu.
          - Chị Dít ( tiếp nối từ Mai): hiện tại là bí thư chi bộ của dân làng Xô Man.
+ Ngoại hình.
+ Tính cách ( khi còn bé, lúc lớn lên ...)
                     Có thể nói, Dít là cây xà nu mà đại bác quân thù không giết nổi: gan lì, dũng cảm, trưởng thành nhanh chóng, kế thừa và gánh vác sự nghiệp cha anh một cách vững vàng.
               + Bé Heng: như một cây xà nu con, nhanh nhẹn, hiểu biết, đầy lòng tự tin; hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
  - Câu chuyện anh hùng của Tnú- nhân vật sử thi điển hình: đó là câu chuyện của một đời người nhưng được kể trong một đêm.
+ Hoàn cảnh: mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man đùm bọc, nuôi dưỡng. Sau đó làm liên lạc cho anh Quyết, bị giặc bắt, vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng. Anh đã vượt qua những bi kịch cá nhân để cầm súng.
+ Khi còn nhỏ: xuất hiện trong tính cách anh hùng, sớm tỏ ra thông minh, gan dạ, quả cảm.
+ Khi lớn lên lãnh đạo dân làng: anh đã biết vượt qua đau đớn, bi kịch cá nhân để chiến đấu ( bất lực khi nhìn cảnh vợ con bị tra tấn, chịu đựng ngọn lửa tra tấn; yêu thương, gắn  bó sâu nặng với buôn làng, quê hương...)
                  Chú ý: nêu dẫn chứng phải tiêu biểu, đầy đủ, nhất là những chi tiết nghệ thuật: bàn tay Tnú, tiếng chày giã gạo của người Strá...
  c. Kết luận: Nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm.
-          Đặc sắc về nghệ thuật: cốt truyện khéo léo, cách kể chuyện sinh động, giọng điệu sử thi, ngôn ngữ sử thi, nhân vật sử thi... 
-          Qua cách khắc hoạ những phẩm chất anh hùng của tập thể dân làng Xô Man, truyện ngắn “Rừng xà nu” được xem là bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
 Đề 2:
Tìm hiểu đề:
      - Nội dung yêu cầu nghị luận:  vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương khi chảy vào lòng thành phố Huế trong tuỳ bút “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
      - Các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
      - Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:  Giới thiệu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật về: tác giả, tác phẩm, đối tượng nghị luận.( H.P.N.T là nhà văn có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, chuyên viết về thể loại tuỳ bút; sáng tác kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình....--> Lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa; sông Hương trong sáng tác của HPNT....)
b. Thân bài:
* Sơ lược về hành trình của sông Hương ở phía thượng nguồn,  khi chảy qua Trường Sơn, khi ra khỏi rừng, ngoại vi thành phố Huế.
* Sông Hương chảy vào thành phố Huế: như tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu.
     - Vui tươi hẳn lên.
     - Kéo một hướng thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc.
     - Uốn một cánh cung nhẹ sang Cồn Hến. 
      Sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng “ vâng” không nói ra của tình yêu.
     - So sánh sông Hương với các con sông khác trên thế giới...
     - Sông Hương được cảm nhận từ nhiều góc độ: 
       + Hội hoạ: Sông Hương và chi lưu tạo những nét thật tinh tế.
       + Âm nhạc: điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
       + Tình yêu: người tình dịu dàng và chung thuỷ. 
      Lối biểu đạt tài hoa, lãng mạn bay bổng.
c. Kết bài: 
Nhận xét, đánh giá chung vể tác phẩm, đoạn trích: đặc sắc nghệ thuật, tình yêu của tác giả đối với Sông Hương, xứ Huế, đất nước...

File đính kèm:

  • docBai viet so 6 lop 12.doc