Đề trắc nghiệm ôn tập lớp 9 ( 2007- 2008 ) môn : ngữ văn

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập lớp 9 ( 2007- 2008 ) môn : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LỚP 9 ( 2007- 2008 )
MÔN : NGỮ VĂN

I. HỌC KÌ I : 
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng 
1. Cách dẫn trực tiếp – Cách dẫn gián tiếp : 
Câu 1( M1): Dẫn trực tiếp là 
Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và có sự điều chỉnh cho thích hợp 
Thay đổi toàn bộ nội dung trong lời nói của một người hoặc nhân vật 
Thay đổi toàn bộ hình thức diễn đạt trong lời nói của người hoặc nhân vật 
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật 
Câu 2 ( M1): Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu câu nào ? 
Đặt trước dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
Đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
Đặt trong dấu ngoặc đơn .
Đặt giữa hai dấu gạch ngang . 
Câu 3 ( M1): Thế nào là cách dẫn gián tiếp ? 
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép . 
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó sau dấu hai chấm . 
Thay đổi toàn bộ nội dung lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào giữa hai dấu gạch ngang .
Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và có điều chỉnh cho thích hợp . Không đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép . 
Câu 4 ( M2 ): Trong các câu sau , câu nào có lời dẫn trực tiếp ? 
An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .
An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .
Câu 5 ( M3 ): Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp ? 
Cúc nói với Mai : “ Bố của tôi rất nghiêm khắc” 
Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc . 
Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc . 
Cúc nói với Mai rằng : bố của tôi rất nghiêm khắc .

2. Sự phát triển từ vựng . 
	
Câu 1 ( M1 ): Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo mấy cách ? 
Một 
Hai
Ba
Bốn 
Câu 2 ( M1 ): Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là 
So sánh và nhân hóa 
So sánh và hoán dụ .
So sánh và ẩn dụ .
Ẩn dụ và hoán dụ . 
Câu 3 ( M1 ): Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên ? 
Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập .
Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau .
Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới .
Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn . 
Câu 4 (M2 ): Trong các dòng sau , dòng nào có từ “ Ngân hàng” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ? 
Ngân hàng máu ; ngân hàng đề thi .
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn .
Ngân hàng Nhà nước Việt nam . 
Câu 5 ( M3 ): Từ “ Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau , từ nào được dùng theo nghĩa gốc ? 
 Thuyền về có nhớ bến chăng ? 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền . 
 ( Ca dao ) 
Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng 
Thuyền chòng chành đôi mạn , em ôm duyên trở về 
 ( Ca dao ) 
 Thuyền nan một chiếc ở đời 
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang .
 ( Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )
Những ngày không gặp nhau 
Biển bạc đầu thương nhớ 
Những ngày xa cách nhau 
Lòng thuyền đau rạn vỡ 
 ( Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh ) 




3. Thuật ngữ . 
	
Câu 1 (M1 ): Thế nào là thuật ngữ ? 
Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ .
Là những từ ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động .
Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày . 
Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chánh của các cơ quan Nhà nước 

Câu 2 ( M1 ): Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ ? 
Thuật ngữ được dùng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng 
Một thuật ngữ có thể biểu thị nhiều khái niệm và một khái niệm có thể biểu thị bằng nhiều thuật ngữ .
Thuật ngữ giàu hình ảnh , có tính biểu cảm cao .
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và thuật ngữ không có tính biểu cảm . 
Câu 3 ( M1 ) : Một thành phần nào sau đây có đặc điểm là không có tính biểu cảm và chỉ biểu thị một khái niệm ? 
Thành ngữ 
Thuật ngữ 
Định ngữ 
Hô ngữ 
Câu 4 ( M2 ): Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng thuật ngữ ?
Ông kể tên hàng loạt các loài hoa quí .
Ông nêu tên hàng loạt các loài hoa quí .
Ông liệt kê hàng loạt các loài hoa quí.
Ông đưa ra hàng loạt các loài hoa quí.
Câu 5 ( M3 ): 
	“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
	Sóng đã cài then đêm sập cửa ” .
Trong hai câu thơ trên , tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Hãy trả lời bằng cách chọn một trong các dòng chứa thuật ngữ sau : 
Hoán dụ 
Phóng đại và tượng trưng 
So sánh 
So sánh và nhân hóa . 



4. Trau dồi vốn từ . 

	Câu 1( M1 ): Có mấy hình thức trau dồi vốn từ ? 
Hai 
Bốn
Sáu
Tám 
Câu 2 ( M1 ): Làm thế nào để có thể làm tăng vốn từ của cá nhân ? 
Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa .
Phải rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết .
Phải thường xuyên tìm hiểu các từ mượn Hán Việt 
Phải tìm hiểu ngôn ngữ bình dân trong ca dao, tục ngữ 
Câu 3 ( M1 ): Muốn sử dụng tốt vốn từ tiếng Việt, trước hết chúng ta phải làm gì ? 
Phải nắm vững các từ đó thuộc từ loại nào ? 
Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói .
Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu .
Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ 
Câu 4( M2 ): Những người cùng một giống nòi, một đất nước, một Tổ quốc được gọi là
Đồng âm 
Đồng dao 
Đồng bào 
Đồng môn 
Câu 5( M3 ): Làm tôn thêm vẻ đẹp hình thức của con người bằng cách đeo thêm những vật quí , đẹp gọi là gì ? 
Trang điểm 
Trang sức 
Trang trí 
Trang hoàng 

II. HỌC KÌ II : 
* Liên kết câu – Liên kết đoạn : 
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. 
Câu 1 ( M1 ): Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? 
Là các đoạn văn phải phục vụ chung chủ đề của văn bản .
Là các câu , các đoạn phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí .
Là các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn và mỗi đoạn trong văn bản phải có một chủ đề riêng . 
Là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu , giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết .


Câu 2 ( M1 ): Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước gọi là phép liên kết gì ? 
Phép lặp từ ngữ .
Phép nối 
Phép thế 
Phép liên tưởng . 
Câu 3 ( M1 ): Thế nào là phép thế ? 
Dùng ở các câu khác nhau các từ ngữ có quan hệ nghịch đối 
Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước 
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước 
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước . 
Câu 4 ( M1 ): Sử dụng các từ ngữ cụ thể vào việc liên kết câu với câu được gọi là gì ? 
Phép liên kết .
Cách liên kết .
Từ ngữ liên kết .
Phương tiện liên kết . 
Câu 5 ( M1 ): Liên kết câu và liên kết đoạn văn về mặt nội dung là 
Quan hệ đề tài giữa câu với câu , đoạn văn với đoạn văn . 
Quan hệ lôgic giữa câu với câu , đoạn văn với đoạn văn .
Quan hệ đề tài và quan hệ lôgic giữa câu với câu , đoạn văn với đoạn văn .
Quan hệ giữa đoạn văn với đề tài của văn bản . 
Câu 6 ( M1 ): Từ “Nhưng ” nối câu với câu chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu đó ? 
Quan hệ nguyên nhân 
Quan hệ tương phản 
Quan hệ điều kiện 
Quan hệ mục đích .
Câu 7 ( M2 ): Xác định phương tiện liên kết trong lời thoại sau : 
“ - Tôi bán con chó vàng rồi . Người ta bắt nó đi sáng nay ” . 
( Nam Cao ) 
Người ta .
Nó 
Tôi 
Con chó vàng .





Câu 8 ( M2 ): “Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao . Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời . Trăng tỏa mộng xuống trần gian . Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát khao ngụp lặn ” . 
	( Nam cao ) 
Chuỗi câu trên sử dụng phép liên kết nàolà chủ yếu ? 
Phép thế .
Phép nối 
Phép lặp từ ngữ .
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa . 
Câu 9 ( M3 ):
Mưa vẫn ào ạt như vỡ đập . Ánh chớp lóe lên soi rõ từng khuôn mặt . 
Trong đoạn văn trên có sử dụng phép liên kết nào ? 
Phép liên tưởng 
Phép nghịch đối 
Phép nối 
Phép thế .
Câu 10. ( M3 ):
 “Đời nay những trọng người nhiều của 
 Bằng đến tay không ai kẻ vì ” 
	 ( Nguyễn Bĩnh Khiêm ) 
Trong câu thơ trên có sử dụng phép liên kết nào ? 
Phép lặp từ ngữ .
Phép thế .
Phép nối .
Phép nghịch đối . 






















ĐÁP ÁN

HỌC KÌ
NỘI DUNG CÂU HỎI
CÂU


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10



I
Cách dẫn trực tiếp – gián tiếp
D
B
D
A
C






Sự phát triển từ vựng
B
D
B
A
C






Thuật ngữ

A
D
B
C
D






Trau dồi vốn từ
A
B
D
C
B





II
Liên kết câu – liên kết đoạn
D
B
C
A
C
B
B
C
A
D


File đính kèm:

  • doctrac nghiem Van.doc