Đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2005, Khối C, môn Văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2005, Khối C, môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005, Khối C, môn Văn 
Câu I (2 điểm): Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu II (5 điểm)
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm
Văn học 12, Tập Một, NXB Giáo Dục, tái bản 2004, tr. 79)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
(Đất Nước, trích chương V trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Văn học 12, Tập một, NXB Giáo Dục, tái bản 2004, tr. 249 - 250)
Phân tích hai trích đoạn thơ trên. 
Theo anh / chị, hai trích đoạn thơ ấy có những nét gì chung và riêng trong cách cảm nhận về quê hương, đất nước của các tác giả?
Câu III (3 điểm)
Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết: "Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người". (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 201).
Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh / chị hãy chứng minh nhận định trên.

File đính kèm:

  • docDe Van C2005.doc