Đề 5 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 5:

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013)
 	Môn: Ngữ văn
 --------------------
 
 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm):
 Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), sau khi Hồn Trương Ba đau khổ vì bị những người thân của mình từ chối, Hồn châm lửa gọi Đế Thích. Khi Đế Thích xuất hiện Hồn đã nói những lời gì? 
 Ý nghĩa của những lời nói ấy?
Câu 2. (3,0 điểm): 
Viết một bài văn ngắn không quá 400 từ thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: 
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau bạn”. 

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cứu A Phủ được thể hiện trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).


----------- Hết ----------















	
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu
Nội dung
Điểm

I.Phần chung cho tất cả thí sinh
5.0
Câu 1
a/ Khi Đế Thích xuất hiện Hồn Trương Ba đã nói:
- Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
- Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
b/ Ý nghĩa của những lời nói:
- Phải có sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa tâm hồn và thể xác.
- Con người phải sống một cuộc sống có ý nghĩa. 



2,0









Câu 2
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song đảm bảo được các ý cơ bản sau:
a/ -Nêu vấn đề: Trong cuộc sống, con người sống phải luôn có niềm tin, và luôn hướng về những điều tốt đẹp như câu nói: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau bạn”.
b/ - Giải thích:
+ Mặt trời: tượng trưng cho ánh sáng, những điều tốt đẹp
+ Bóng tối: tượng trưng cho sự đau khổ, cái xấu.
àCon người sống phải hướng về những gì tốt đẹp, luôn tin vào cái tốt thì những đau buồn, khổ sở sẽ qua đi.
c/ - Phân tích:
+ Bản thân có thể gặp phải những điều không tốt: khổ cực, thậm chí đói nghèo….
+ Phải lạc quan, tin vào những gì tốt đẹp sẽ đến với mình thì mọi gian khổ sẽ biến mất.
d/ - Bình luận: 
+ Sống lạc quan là lối sống tích cực
- Liên hệ: Học sinh không được nản chí khi gặp khó khăn, phải kiên trì và luôn tin vào những gì tốt đẹp sẽ đến với mình.


3,0

II. Phần riêng Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)

5,0
Câu 3.a

. *Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và đoạn trích SGK Ngữ văn 12 tập 2, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Phân tích:
* Nội dung:
+ Số phận: xấu, rổ mặt…
+ Nghèo khổ vì đông con, thuyền chật, biển động suốt hàng tháng trời.
+ Bị chồng đánh đập thô bạo. 
+ Hết lòng vì con:
. Chấp nhận những trận đòn của chồng, không chịu từ bỏ người chồng vũ phu vì cuộc sống của những đứa con.
. Giữ cho con sự bình yên: khi các con lớn lên, bà xin lão chồng đưa bà lên bờ mà đánh,…
. Bà sống là sống cho con chứ không phải sống cho mình.
+ Chắt chiu niềm hạnh phúc gia đình: bà rất vui khi nói: vợ chồng con cái chúng tôi có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc chứ..!, và vui nhất là nhìn đàn con chúng nó được ăn no.
+ Thấu hiểu lẽ đời, đầy lòng vị tha:
. Giúp Phùng và Đẩu hiểu rõ hơn cuộc sống: các chú đâu phải là người làm ăn nên các chú đâu hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc; các chú đâu phải là đàn bà nên chưa biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông, nhất là khi biển động, phong ba….
. Thông cảm cho chồng: vì cuộc sống đói khổ nên chồng bà mới đánh bà. “xưa kia là anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”.
. Nhận một phần lỗi về mình: Gía tôi đẻ ít đi…
* Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật vừa tiêu biểu, ấn tượng, vừa có cá tính.
+ Chọn lọc chi tiết đặc sắc, hình ảnh gợi cảm.
+ Cách kể chuyện chân thực.
- Đánh giá, nhận xét:
+ Người đàn bà hàng chài vừa có nét tính cách tiêu biểu của người đàn bà vùng biển nói chung, vừa có nét riêng.
+ Là người phụ nữ Việt Nam giàu lòng vị tha, thương con vô bờ bến. 
- Kết luận



* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Câu 3.b
 Theo chương trình nâng cao
 *Nội dung :
-Nêu được vấn đề nghị luận.
-Số phận nhân vật Mị:Mị là cô gái trẻ đẹp ,yêu đời nhưng vì món nợ ‘’truyền kiếp’’,Mị bị bắt làm ‘’con dâu gạt nợ’’nhà thống lí PáTra ,bị đối xử tàn tệ ,Mị mất hết ý thức về cuộc sống .
-Tâm trạng Mị trong ‘’đêm tình mùa xuân’’:Mùa xuân đến (thiên nhiên ,tiếng sáo gọi bạn,bữa rượu cúng ma đón năm mới…)đã đánh thức những kỷ niệm trong tâm hồn Mị (làm sống lại một thời con gái đầy kiêu hãnh,khiến Mị ý thức về thân phận) và Mị muốn đi chơi .Khi bị A Sử trói vào cột,Mị như không biết mình đang bị trói ,vẫn thả hồn theo tiếng sáo.Ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
- Tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ:Lúc đầu ,thấy A Phủ bị trói,Mị dửng dưng ‘’vô cảm’’.Nhưng khi nhìn thấy ‘’dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại ‘’của A Phủ,Mị xúc động nhớ lại mình,đồng cảm với người,nhận ra tội ác của bọn thống trị.Tình thương ,sự đồng cảm giai cấp,niềm khát khao tự do mãnh liệt…đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
*Nghệ thuật:
-Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc .
-Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt:cách giới thiệu nhân vật bất ngờ ,tự nhiên, ấn tượng .
-Kể truyện ngắn gọn , dẫn dắt tình tiết khéo léo.
-Biệt tài miêu tả thiên nhiên ,phong tục,tập quán của người dân miền núi.
-Ngôn ngữ sinh động ,chọn lọc,sáng tạo,câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.
*Đánh giá, nhận xét.





5,0



File đính kèm:

  • docDE THI THU TNTHPT 2013HAY.doc
Đề thi liên quan