Đề thi trắc nghiệm Ngữ Văn 11 Học kì I - Năm học: 2007-2008

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm Ngữ Văn 11 Học kì I - Năm học: 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:……………………….	Điểm
Lớp:……

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11
 Học kì I - Năm học: 2007-2008
Thời gian:20 phút

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Chọn
















Nội dung đề:( 3 điểm): Mỗi câu 0.2 điểm
Câu 1: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ?
 a.Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học.	
 b.Tôi muốn tắt nắng đi.*
 c.Công ty đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy. 	
 d.Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa thơ văn ở ẩn của Nguyễn Khuyến với thơ văn ở ẩn của Nguyễn Trãi là gì?
 a.Tính chất “tải đạo” rất sâu sắc.	b.Coi trọng khí tiết.	
 c.Buông mình theo thói tục.	d.Mặc cảm về sự bất lực, xem mình là người thừa, đời thừa.*
Câu 3: Cảnh thu trong “ Thu Điếu” (Nguyễn Khuyến) khá đặc trưng cho làng quê Việt Nam. Làm nên cái nét đặc trưng đó là do?
 a.Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa đẹp.	 	 b. Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa tĩnh.*
 c.Cảnh thu trong bài thơ vừa tĩnh vừa se lạnh.	 d. Cảnh thu trong bài thơ tĩnh, se lạnh, đượm buồn.
Câu 4: Thao tác nào dưới đây không thuộc khâu phân tích đề?
 a. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài.	b. Xác định các ý lớn của bài viết.*
 c. Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức.	d. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng.
Câu 5: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn nghị luận là gì ?
 a. Triển khai nội dung trọng tâm theo các luận điểm, luận cứ đã được sắp xếp một cách hợp lí 
 b. Trình bày hệ thống dẫn chứng theo một trình tự nào đó 
 c. Viết các đoạn văn theo các luận điểm đã lập
 d. Đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân về trọng tâm đề ra
Câu 6: “ Ngất ngưởng “ trong “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ được hiểu như thế nào?
a. Ngất ngưởng là một lối sống lập dị, khác người của Nguyễn Công Trứ
b. Ngất ngưởng là một lối sống thực hơn, dám là chính mình dám khẳng định bản lĩnh cá nhân
c. Ngất ngưởng là sự phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá phách trong lối sống của Nguyễn Công Trứ
d. Ngất ngưởng là sự ngang tàng, phá vỡ khuôn mẫu của nhà nho hình thành một lối sống thực hơn *
Câu 7: Trong bài “ Chiếu cầu hiền ” , vua Quang Trung cầu hiền nhằm vào mục đích nào ? 
 a. Xoa dịu mâu thuẫn của bề tôi của triều đình Lê-Trịnh 
 b. Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn 
 c. Thuyết phúc hiền tài phục vụ cho triều đại mới * 
 d. Huy động sức mạnh đối đầu với giặc ngoại xâm
Câu 8: Một bài hát nói chuẩn mực có cấu trúc như thế nào?
 a. Gồm 11 câu , chia thành ba phần.	*	b.Gồm 19 câu, chia thành ba phần.
 c. Gồm 15 câu, chia thành năm phần.	d.Gồm 19 câu, chia thành năm phần.
Câu 9: Hình ảnh nào trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát mang ý nghĩa tượng trưng?
 a. Bãi cát dài và người đi trên cát.* 	b. Mặt trời.	
 c.Quán rượu trên đường.	d.Phường danh lợi.
Câu 10: Trong hai câu thơ cuối bài “ Chạy giặc”, Nguyễn Đình Chiểu đã phê phán hạng người nào trong xã hội?
 a. Những nho sinh chỉ biết ôm đống sách vở cũ.	b.Bọn xâm lược.
 c. Những người không dám đứng lên chống Pháp.	d.Những người có trách nhiệm với dân với nước.*
Câu 11: Trong mỗi cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
 a. Nước đổ lá khoai.	b.Chuột chạy cùng sào.	
 c.Cờ đến tay ai, người ấy phất.	d.Đẽo cày giữa đường.*
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung nhân đạo chủ yếu của văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ?
 a. Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với những khát vọng của con người.
 b. Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người.
 c. Đề cao tinh thần dân chủ.*	
 d. Đề cao truyền thống đạo lí.
Câu 13 :Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Huy Tưởng cho văn học Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực gì ?
 a. Kịch và tiểu thuyết.* 	b. Kịch và truyện ngắn.	
 c. Kịch và thơ.	 	d. Kịch, tiểu thuyết và thơ.
Câu 14 :Nhận định nào dưới đây không đúng?
 a. Nhân vật trữ tình là người sống trong thế giới thơ do chính nhà thơ sáng tạo ra , cũng có lời nói , ý nghĩ, hành động như các nhân vật khác.*
 b. Nhân vật trữ tình cũng gọi là chủ thể trữ tình hay cái tôi trữ tình.
 c. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.
 d. Nên đồng nhất con người thực tế của nhà thơ với nhân vật trữ tình để dễ tìm hiểu nội dung tư tưởng mà bài thơ muốn truyền đạt.
Câu 15 :Nhận xét nào dưới đây không đúng?
 a. Khi mới vào nghề, Nam Cao chịu ảnh hưởng và đã từng sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn đương thời.
 b. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai mảng đề tài chính.
 c. Sau cách mạng tháng Tám nhất là đến “Nhật kí ở rừng”, Nam Cao mới có những tuyên ngôn sắc sảo về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống.*
 d. Nam Cao có tác phẩm từng được Tô Hoài đánh giá là “Tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn theo kháng chiến…”.




II. TỰ LUẬN (7 điểm):
 Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.











* ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ án
b
d
b
b
a
d
c
a
a
d
d
c
a
d
c

II. TỰ LUẬN:
I.Yêu cầu chung
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm văn nghị luận, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao là một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và “thiên lương” trong sáng.
II. Yêu cầu cụ thể
	Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
P Huấn Cao là một con người tài hoa: tài viết chữ đẹp.
- Huấn cao là một con người có tài viết chữ Hán (thư pháp) rất đẹp và rất nhanh. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báo vật trên đời” " nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn.
- Để có được chữ của ông Huấn Cao, viên quản ngục bất chấp nguy hiểm có khi trả giá bằng tính mạng của mình: biệt đãi Huấn Cao – một tử tù.
P Huấn Cao mang vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất.
- Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.
- Bị đưa vào ngục, ông không chút run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của mình.
- Là tử tù, chỉ đợi ngày ra pháp trường, mà Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, đường hoàng.
P Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp.
- Là người có nhân cách chính trực: ông trọng nghĩa, khinh lợi.
+ Huấn cao cho chữ không vì “vàng ngọc”, “quyền thế” mà vì tình tri kỉ, vì người biết trân trọng yêu quý cái đẹp.
+ Huấn cao rất khó khăn trong việc cho chữ " ít ai xin được chữ. Trong đời chỉ mới cho chữ có 3 người bạn thân.
- Huấn Cao “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục " không phụ tấm lòng của họ (cho chữ).
- Huấn Cao khuyên bảo viên quản ngục nên về quê nhà để giữ thiên lương
" Theo Huấn Cao cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, thấp hèn và con người chỉ có thể thưởng thức cái dẹp, nếu giữ được thiên lương.
=> Hình tượng nhân vật Huấn Cao tượng trưng cho cái đẹp tài hoa kết hợp với cái đẹp khí phách và tâm hồn.

B. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 7: Đầy đủ các ý đã nêu, diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng chặt chẽ, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 6-5: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của bài, còn thiếu ý, văn viết mạch lạc, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 4-3: Hiểu được đề bài, thiếu ý, văn viết tương đối mạch lạc, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 2-1: Bài làm sơ lược, thiếu nhiều ý, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0,5: Bài viết 1 đoạn, 2 đoạn viết không được gì.








File đính kèm:

  • dockiem tra HK 1 co ban.doc