Tiết 40,43 :Tiếng việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 40,43 :Tiếng việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40,43 :Tiếng việt 
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI 
VÀ NGÔN NGỮ VIẾT 

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phân biệt đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Tự tìm lấy câu trả lời ngắn gọn , chính xác theo yêu cầu của thầy giáo. ( Không cần đọc lại sgk để trả lời mà HS tìm được câu trả lời chính xác có nghĩa là đã đạt yêu cầu.)
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
II- BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò & nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
- GV HD HS kẻ bảng rồi yêu cầu HS dựa vào sgk nêu khái niệm, đặc trưng và đưa VD cụ thể
ĐẶC ĐIỂM
NGÔN NGỮ NÓI
NGÔN NGỮ VIẾT
*Về hoàn cảnh, điều kiện sử dụng
- thể hiện bằng âm thanh; 
- giao tiếp trực tiếp bằng lời nói

- thể hiện bằng chữ viết;
- giao tiếp thông qua văn bản; 

*Về các phương tiện phụ trợ

- đa dạng về ngữ điệu: cao, thấp, nhanh, chậm…; 
- phối hợp giọng điệu với các phương tiện bổ trợ : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…
- có hệ thống dấu câu; các kí hiệu; hình ảnh minh họa; các bảng biểu, sơ đồ…
*Về từ ngữ
GV nêu VD so sánh:
Sợ : dựng tóc gáy, lạnh xương sống, tóat mồ hôi…

- đa dạng: từ khẩu ngữ; từ địa phương; tiếng lóng; biệt ngữ; 
- các trợ từ, thán từ; các từ đưa đẩy, chêm xen…


- từ ngữ chọn lọc, có tính chính xác cao;
-phù hợp với từng phong cách;
- tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục...

*Về câu
- hình thức tỉnh lược; 
- có nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp
- câu thường dài, nhiều thành phần; 
- đúng ngữ pháp, mạch lạc, chặt chẽ.








- Câu hỏi so sánh : ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết ntn? (GNhớ)
*Lưu ý
- Phân biệt nói và đọc.
- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản (vd:sgk.) 
- Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói miệng (vd:sgk) 

*GHI NHỚ ( sgk)
- Bài tập1 :
+ Dùng từ ngữ của ngôn ngữ viết:sáng tác chữ Nôm…thể thơ song thất lục bát…thể hiện 1phương diện…chủ nghĩa nhân đạotrong sáng tác ND..+ Câu văn : không miêu tả, chủ yếu là lập luận kết nối thành mạch lập luận trong VB.
 
II. LUYỆN TẬP:
1) Bài tập1
Dùng từ ngữ của ngôn ngữ viết : 
sáng tác chữ Nôm…thể thơ song thất lục bát…thể hiện một phương diện…chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác ND.
 Câu văn : 
không miêu tả, chủ yếu là lập luận, kết nối thành mạch lập luận trong văn bản.
2)Bài tập2 (xem sách BT)
Từ ngữ : 
- cô ả, cười như nắc nẻ,…mấy giò, đằng ấy…à khẩu ngữ;
- Đấy, mau lên, nhỉ…à từ chêm xen 
Câu : tỉnh lược 
à là những phát ngôn không hoàn chỉnh, nhiều cảm xúc và tình thái thể hiện 
3) Bài tập3 ( làm ở nhà)
Dùng nhiều ngữ : đẹp hết ý, vô tội vạ, chẳng chừa ai sất, …;
Các từ đệm : thì, là, mà…
à thường dùng trong văn nói, không thích hợp trong văn viết : ngôn ngữ viết chú ý sự trau chuốt, sự chính xác, kết cấu chặt chẽ trong cách dùng từ ngữ.

 III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 Soạn bài “Người trong bao”( trích – Sê- Khôp)

File đính kèm:

  • doc040,43- DAC DIEM NGON NGU NOI VA NGON NGU VIET.doc