Đề thi thử đại học lần II năm học 2007-2008 môn: sinh học – không phân ban

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần II năm học 2007-2008 môn: sinh học – không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2007-2008 
Môn: Sinh học – Không phân ban
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên thí sinh:............................................….Số báo danh:............................
Mã đề thi 209
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu di truyền phả hệ ở người không cho phép xác định ?
A. Xác định khả năng di truyền của 1 tính trạng hoặc bệnh
B. Xác định vai trò của môi trưòng trong quá trình hình thành tính trạng hoặc bệnh
C. Xác định tính trạng hoặc bệnh do gen nằm trên NST thường hay nằm trên NST giới tính
D. Xác định tính chất trội lặn của gen chi phối tính trạng hoặc bệnh
Câu 2: Cho A quy định thân cao ,a quy định thân thấp.Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao :1 thân thấp là :
A. Aaaa x Aaaa	B. AAaa x Aa	C. Aaa x AAa	D. Aaaa x aaaa
Câu 3: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của hai giao tử (n +1) sẽ phát triển thành:
A. thể ba nhiễm kép hoặc thể bốn nhiễm	B. thể ba nhiễm kép
C. thể ba nhiễm hoặc thể bốn nhiễm	D. thể bốn nhiễm
Câu 4: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
A. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
B. mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 5: Giới hạn năng suất của một giống cây trồng do yếu tố nào quy định?
A. Kĩ thuật canh tác	B. Đất, phân bón	C. Nước	D. Giống
Câu 6: Có 4 loại nu A,T,G,X với tỉ lệ bằng nhau .Có bao nhiêu bộ ba có chứa A?
A. 32	B. 37	C. 25	D. 27
Câu 7: Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa, ở thực vật người ta sử dụng phương pháp:
A. Phương pháp nuôi cấy mô.
B. Nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.
C. Thực hiện phương pháp thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
D. Gây đột biến đa bội tạo thể song nhị bội.
Câu 8: Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người:
A. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
B. có hoạt động tư duy trừu tượng.
C. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
D. có hệ thần kinh rất phát triển.
Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở con lai xa là:
A. Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật, hoặc tinh trùng của loài này không sống được trong đường sinh dục của loài kia.
B. Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
C. Bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử ở con lai.
D. Sự khác biệt trong chu kì sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật.
Câu 10: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.Mẹ có kiểu hình bình thường,sinh con gái bị bệnh.Kết luận nào sau đây đúng:
A. Mẹ có kiểu gen dị hợp,bố bình thường	B. Mẹ có kiểu gen đồng hợp,bố bị bệnh
C. Mẹ có kiểu gen dị hợp,bố bị bệnh	D. Mẹ có kiểu gen đồng hợp,bố bình thường
Câu 11: Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau.Cho rằng tần số các alen bằng nhau,sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên,các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 2/3	B. 1/3	C. 2/9	D. 1/9
Câu 12: Với 4 loại nu A,T,G,X một đoạn mạch gồm 10 nu sẽ có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau?
A. 1.024.000	B. 40	C. 1.048.576	D. 16.462
Câu 13: Về mặt di truyền học, quần thể được phân chia thành
A. quần thể sinh trưởng và quần thể phát triển.
B. quần thể tự phối và quần thể giao phối.
C. quần thể cùng kiểu gen và quần thể khác kiểu gen.
D. quần thể sinh học và quần thể di truyền.
Câu 14: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%.Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp,tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể bằng0,0375.Số thế hệ tự phối của quần thể nói trên:
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 15: Để gây đột biến NST, người ta có thể sử dụng các hoá chất sau:
A. Tiroxin.	B. EMS.	C. 5 Brôm- U.	D. Consixin.
Câu 16: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do:
A. Lai tế bào	B. Lai khác dòng
C. Tự thụ phấn, giao phối cận huyết	D. Lai khác giống, lai khác thứ
Câu 17: Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đacuyn được đo bằng:
A. sức khoẻ của cá thể đó.
B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
C. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.
D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
Câu 18: Gen A có M = 45000 đvC và H = 1900 .Gen A bị thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X trở thành gen a .Thành phần nuclêôtít từng loại trong a là :
A. A = T = 401 , G = X = 349	B. A = T = 349 , G = X = 401
C. A = T = 348 , G = X = 402	D. A = T = 402 , G = X = 348
Câu 19: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng.Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb x AaBB. Tỉ lệ kiểu hình ở F1
A. 6 cây cao ,đỏ : 2 cây thấp, đỏ : 3 cây cao ,đỏ : 1 cây thấp, trắng.
B. 6 cây cao, đỏ : 1 cây cao, trắng : 3 cây cao, đỏ : 2 cây cao, trắng.
C. 3 cây cao ,đỏ : 2 cây cao, trắng : 6 cây cao, đỏ : 1 cây cao, trắng.
D. 6 cây cao, đỏ : 2 cây cao, trắng : 3 cây cao ,đỏ : 1 cây cao ,trắng.
Câu 20: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau: P : 0,05AA+0,8Aa+0,15aa =1
Nếu F3 có số cá thể là 4000 thì số cá thể ứng với từng kiểu gen là:
A. 920AA:1560Aa:1520aa	B. 200AA:900Aa:1900aa
C. 810AA:1980Aa:1210aa	D. 1600AA:400Aa:2000aa
Câu 21: Cơ chế xuất hiện dãy Alen IA, IB, I0 và alen M, N quy định nhóm máu ở người là do :
A. alen khác nhau có sức sống như nhau trong quá trình tiến hoá.
B. đột biến phân tử trung tính không liên quan chọn lọc tự nhiên..
C. người có nhóm máu khác nhau có sức sống như nhau.
D. hệ thống nhóm máu nhiều gen quy đinh.
Câu 22: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được?
A. Lai khác thứ.	B. Lai tế bào sinh dưỡng.
C. Lai gần.	D. Lai khác dòng.
Câu 23: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật
A. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.
B. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.
C. có khả năng di chuyển.
D. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.
Câu 24: Cho 2 quần thể sau:
-Quần thể 1:0,2AA:0,7Aa:0,1aa 
-Quần thể 2:0,35AA:0,4Aa:0,25aa.Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số tương đối của mỗi alen tương ứng trong 2 quần thể trên giống nhau
B. Nếu tiếp tục cho các cá thể trong quần thể giao phối thì cấu trúc mỗi quần thể không thay đổi
C. Phải sau thế hệ giao phối nữa thì mỗi quần thể sẽ cân bằng
D. Quần thể 1 đã cân bằng di truyền
Câu 25: Tỉ lệ kiểu gen được tạo ra từ AAaa x Aa là:
A. 1 AAAa : 2 AAaa : 1aaaa
B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 11 AAaa : 1 Aa.
D. 1AAAA : 2 AAAa : 4 AAaa : 2Aaa : 1 aaaa.
Câu 26: Đối với thỏ, người ta có thể sử dụng phương pháp gây đột biến là:
A. Cho hoá chất NMU tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
B. Cho thỏ tắm trong dung dịch hoá chất NMU.
C. Tiêm dung dịch hoá chất NMU vào bắp đùi.
D. Xông hoá chất NMU qua đường hô hấp.
Câu 27: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcnơ và mù màu. Kiểu gen của người con này là
A. XmXmY.	B. XmXmXm.	C. 0Xm.	D. XmY.
Câu 28: Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội so với alen a qui định quả vàng. Trong phép lai Aa x Aa, thể dị bội có kiểu hình màu vàng ở đời con là:
A. thể 1 nhiễm	B. thể khuyết nhiễm	C. thể 4 nhiễm	D. thể 3 nhiễm
Câu 29: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,1,còn lại là AA và Aa.Sau 5 thế hệ tự phối bắt buộc,tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,01875.Hãy xác định tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể ban đầu:
A. 0,8625AA+0,0375Aa+0,1aa=1	B. 0,6AA+0,3Aa+0,1aa=1
C. 0,0375AA+0,8625Aa+0,1aa=1	D. 0,3AA+0,6Aa+0,1aa=1
Câu 30: Thành phần kiểu gen của mỗi quần thể giao phối có tính
A. đa dạng, đặc trưng.	B. đa dạng, ổn định.	C. đặc trưng, đa dạng.	D. đặc trưng , ổn định.
Câu 31: Một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người da bình thường, biết da bạch tạng là lặn, gen quy định trên NST thường và cộng đồng cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A. 0.64	B. 0.16	C. 0.48	D. 0.36
Câu 32: Các cơ thể lai xa thường bất thụ là vì:
A. Động vật khác loài thường không giao phối do chu kì sinh sản khác nhau.
B. Bộ NST của 2 loài khác nhau về số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
C. Bộ NST của 2 loài tương đối giống nhau về số lượng, hình dạng NST.
D. Hạt phấn loài này không nảy mầm trên vòi nhụy loài khác.
Câu 33: Trong một quần thể giao phối có sự cân bằng về thành phần kiểu gen ,tần số tương đối của các alen như thế nào để tỉ lệ kiểu gen đồng hợp aa gấp đôi tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa?
A. p(A)=0,25;q(a)=0,75	B. p(A)=0,45;q(a)=0,55
C. p(A)=0,2;q(a)=0,8	D. p(A)=0,24;q(a)=0,76
Câu 34: Để hạ giá thành sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường, người ta dùng plamit làm thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn....... của người vào vi khuẩn Ecoli:
A. Tiroxin.	B. Glucagon.	C. Picilium	D. Insulin.
Câu 35: Hai trẻ đồng sinh khác trứng là 2 trẻ được sinh ra do:
A. hai trứng thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau vào 2 thời điểm khác nhau tạo thành 2 hợp tử.
B. hai trứng thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau tạo thành 2 hợp tử.
C. hai trứng rụng cùng lúc thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau vào cùng một thời điểm tạo thành2 hợp tử.
D. hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng tạo thành 2 hợp tử.
Câu 36: Khâu nào dưới đây không thuộc kĩ thuật cấy gen?
A. Tách một đoạn ADN trên NST của tế bào cho
B. Gây đột biến trên gen đã tách
C. Tách plasmit ra khỏi tế bào, nối ADN của tế bào cho với ADN plasmit
D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, thường là Ecoli
Câu 37: Đặc điểm cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối
A. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp
B. Quần thể ngày càng thoái hoá
C. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất
D. Cấu trúc di truyền ổn định
Câu 38: Quần thể tự thụ phấn sau 3 thế hệ có tỉ lệ thể dị hợp là 0.1.Tỉ lệ thể đồng hợp ở thế hệ P là bao nhiêu?
A. 0.2	B. 0.5	C. 0.3	D. 0.4
Câu 39: Trong một gia đình, người bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường (thể dị hợp) thì xác suất các con mắc bệnh là:
A. 100%	B. 50%	C. 75%	D. 25%
Câu 40: Trong phương pháp lai tế bào, để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai người ta dùng:
A. Vi rút xenđê và các xung điện cao áp
B. Dùng CaCl2
C. Môi trường nuôi dưỡng chọn lọc và hoocmon thích hợp
D. Hoocmon thích hợp và xung điện cao áp
Câu 41: Ở thế hệ thứ nhất của quần thể giao phối,tần số tương của alen A của các cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối,thế hệ thứ hai của quần thể có thành phần kiểu gen là 0,5625AA+0,375Aa+0,735aa=1. Nếu không có đột biến và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì thành phần kiểu gen của quần thể thứ nhất như thế nào?
A. 0,8625AA+0,0375Aa+0,1aa=1	B. 0,54AA+0,42Aa+0,04aa=1
C. 0,5625AA+0,375Aa+0,0625aa=1	D. 0,76AA+0,12Aa+0,12aa=1
Câu 42: Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XAXa là
A. XA và Xa.	B. XaXa và 0.	C. XAXA và 0.	D. XAXA, XaXavà 0.
Câu 43: Một nhà di truyền y học tư vấn cho một cặp vợ chồng biết xác suất sinh con bị bệnh tiểu đường của họ là 100%. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là gì?
A. Cả 2 đều đồng hợp về gen lặn.	B. Cả 2 đều dị hợp.
C. Cả 2 đều đồng hợp về gen trội.	D. Một là đồng hợp trội, một là dị hợp.
Câu 44: Ở chim và bướm, giới tính đực thuộc dạng nào dưới đây?
A. XXY	B. XO	C. Dị giao tử	D. Đồng giao tử
Câu 45: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là:
A. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
B. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
C. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
D. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
Câu 46: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,3AA:0,4Aa:0,3aa tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ thể dị hợp ở F2 là:
A. 0,5	B. 0,9	C. 0,1	D. 0,2
Câu 47: Quần thể bò có 6400 con trong đó có 2304 con bò lông đen .Biết tính trạng màu lông đen do gen lặn a qui định ,tính trạng lông vàng do gen trội A qui định .Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là :
A. 0.25AA:0.5Aa:0.25aa	B. 0.16AA:0.52Aa:0.36aa
C. 0.16AA:0.45Aa:0.36aa	D. 0.16AA:0.48Aa:0.36aa
Câu 48: Cấu trúc bậc nào của protein dễ bị phá vỡ nhất khi mất liên kết Hidro:
A. Bậc 3	B. Bậc 1	C. Bậc 4	D. Bậc 2
Câu 49: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh:
A. Máu khó đông	B. Đao	C. Tiểu đường	D. Bệnh tơcnơ
Câu 50: Để nâng cao tính chính xác và hiệu quả chẩn đoán bệnh di truyền. Người ta thường kết hợp phương pháp nghiên cứu tế bào với phương pháp:
A. Nghiên cứu phả hệ.	B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.	D. Lai tế bào.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe thi(1).doc