Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
 Môn: Ngữ Văn 9 (Thời gian: 90 phút)
 Họ và tên GV ra đề: Trần Thanh Nhân 
ĐÊ ĐÊ NGHỊ
 Đơn vị: Trường THCS Lê Lợi.



MA TRẬN ĐỀ 

Chủ đề kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (thấp, cao)
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Thơ hiện đại
Câu

C2a

C2b


1

Đ

0,5

0,5


1,0
Từ láy
Câu



C3a,b


1

Đ



1,0


1,0
Phương châm hội thoại
Câu



C1


1

Đ






1,0
Văn học Trung đại
Câu





C4
1

Đ





2,0
2,0
Tập làm văn : 
 Văn tự sự
Câu





C5
1

Đ





5,0
 5,0

Câu








Đ








Câu








Đ








Câu








Đ
 







Câu








Đ
 







Câu








Đ
 







Câu
 Đ 









 


Tổng

Số câu
 Đ
	1
 0,5
	 2 
 2,5
 
 2
7,0
 4 
 10,0 
0,4




 PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9
 Năm học 2013- 2014

 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1điểm)
 Có một khổ thơ gồm bốn câu, được mở đầu bằng câu thơ: 
 “Không có kính, rồi xe không có đèn”
 a - Em hãy chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ .
 b - Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên đã thể hiện phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (1điểm)
 Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện yêu cầu của đề:
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 a- Xác định từ láy có trong 2 câu thơ .
 b- Từ “ chân “ ở đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
Câu 3: (1điểm)
 Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào: 
	a. Ông nói gà, bà nói vịt. 
	b. Nói như đấm vào tai.
Câu 4: (2điểm)
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Viết đoạn văn khoảng 8 câu có yếu tố miêu tả, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân trong hai câu thơ trên.
Câu 5: ( 5 điểm)
 Hãy kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em.


 ------------------------------------


 Họ và tên............................................................

 Lớp....................... SBD.....................................

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I
 Năm học 2013- 2014
Câu 1: (1điểm) 
 a- Viết đúng, chính xác ba câu tiếp theo trong khổ thơ (0,5điểm) 
	Không có kính, rồi xe không có đèn
	Không có mui xe, thùng xe có xước
	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
b- Nêu được phẩm chất của người lính lái xe trong hai câu thơ cuối (0.5điểm)
	Hai câu thơ cuối thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2: (1điểm) 
 a- Xác định đúng các từ láy: rầu rầu, xanh xanh. (0.5điểm)
 b- Từ “ chân” được dùng với nghĩa chuyển. (0.5điểm)
Câu 3: (1điểm) 
 Học sinh giải thích và nêu được tên phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ
	a. Ông nói gà, bà nói vịt
	- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau. (0.25điểm)
	- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ. (0.25điểm)
	b. Nói như đấm vào tai
	- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác. (0.25điểm)
 - Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự. (0.25điểm)
Câu 4: (2điểm)
 Biết viết đoạn văn có yếu tố miêu tả để trình bày cảm nhận về cảnh đẹp mùa xuân trong hai câu thơ trên.
 *Cần nêu: - Sự hài hòa màu sắc của bức tranh.
 - Không gian khoáng đạt : cành lê được tả bằng nét chấm phá, dùng đảo ngữ gợi ấn tượng về sự thưa thớt nhưng nổi bật của sắc trắng hoa lê.
 - Bức tranh hiện lên tươi đẹp, căng đầy sức sống.

Câu 5: (5điểm)
Đề yêu cầu học sinh kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. vấn đề đặt ra gần gũi với tâm hồn và lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể kể theo nhiều hướng khác nhau, miễn sao đúng trọng tâm của đề
Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp với miêu tả nội tâm , nghị luận…
Yêu cầu về nội dung: Đề yêu cầu kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. Kỷ niệm khó quên có thể chia thành 2 loại là kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn. Dù bài viết kể về loại kỷ niệm nào, bài làm cũng cần thể hiện các ý chính sau:
Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm: Thời gian, không , con người, sự việc…
Tác động của kỷ niệm đối với tâm hồn và cuộc sống của em. Nó là lời nhắc nhở em phải học tốt, sống tốt hơn nữa cho hôm nay và ngày mai.
3- Biểu điểm:
 - Điểm 4-5 : Kỹ năng tự sự tốt. Bài viết đúng hướng, sâu sắc ,mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn vài lỗi diễn đạt và chính tả
 - Điểm 2-3: Biết cách tổ chức một bài văn tự sự. Bài đúng hướng , chân thành. Văn có đoạn suôn. Còn vài lỗi diễn đạt và chính tả
 - Điểm 0-1:Chưa hiểu đề, chưa làm được gì

* Trên đây là những định hướng yêu cầu và biểu điểm chấm, giáo viên cần vận dụng vào thực tế bài làm của học sinh để chấm điểm, khuyến khích bài làm sáng tạo .
 ---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNV91_LL1.doc
Đề thi liên quan