Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ I năm học : 2013 - 2014

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ I năm học : 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KỲ I
Năm học : 2013 - 2014

Mức độ

Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
Hiểu về tác giả, tác phẩm.
1(c1)

 0,25

1(c5)

0,25





2
 
 0,5


Hiểu về nghệ thuật


1(c4)

 0,25




1(c1)

 2,0
1
 
 0,25
1
 
 2.0

Hiểu về nội dung


1(c2)

0,25

1(c3)

0,25



2
 
 0,5


Hiểu về thể loại










Tiếng Việt
Câu ghép


1(c6)

0,25





1
 
 0,25

Tập làm văn
Độc thoại nội tâm


1(c7)

0,25





1
 
 0,25


Kiểu bài nghị luận
1(c8)

 0,25






1(c2)
 
 6,0
1
 
 0,25
1
 
 6,0
Tổng : Số câu
 : Số điểm
2
0,5

5
1,25

1
0,25


2
8,00
8
 2.0
2
 8.0


















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ




ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014

Kí hiệu mã đề:......... 

 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Tr¾c nghiÖm: (2 ®iÓm)
 Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®øng tr­íc c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt.
 " Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.Còn người thì ai mà chả thèm hả bác? Mình sinh ra là gì? mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy."
 ( Lặng lẽ Sa Pa )
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào và của tác giả nào?
A. Lặng lẽ Sa-Pa- Nguyễn Thành Long.
B. Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
C. Làng - Kim Lân 
D. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.
2. Trong bài thơ Đồng chí, từ " Đồng chí" được tách thành một câu thơ riêng. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong sáu câu thơ đầu.
B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau.
C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ. 
D. Cả A,B,C
3. Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?
 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
A. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những ngưòi lính.
B. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta.
C. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta.
D. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta.
4. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 - Bụi phun tóc trắng như ngưòi già.
 - Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. 
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật )
A. Nhân hoá B. So sánh.
C. Liệt kê D. Nói quá.
5. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công. 
B. Trong chuyến đi thực tế của Huy Cận về vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958.
C. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, chiến tranh diễn ra ác liệt ở miền Nam D. Sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng.
6.Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
A. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi.
B. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể.
C. Các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích lại gây ho hen.
D. Không lạ gì sức khỏe của người nghiện thuốc lá ngày càng sút kém.
7. Các câu sau trong truyện Làng, câu nào là độc thoại nội tâm?
A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy.
B. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
D. Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy,tản cư cứ tản cư. Hay đáo để.
8.Cho đề bài: Vẻ đẹp của con người trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Thể loại của bài văn trên là gì?
A. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
B. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
C. Nghị luận về một khía cạnh của đoạn thơ, bài thơ.
D. Nghị luận về một nhân vật văn học.
II. Tù luËn:(8 ®iÓm)
 C©u 1:(2 ®iÓm)
 " Không có kính rồi xe không có đèn
 ........
a. Bằng trí nhớ, hãy viết tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ .
b. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? 
c. Viết đoạn văn ( 8-10 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó. 
C©u 2 (6 ®iÓm)
 Một câu chuyện có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay.

--------------- HẾT ---------------


Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của BGH
(Kí, ghi rõ họ tên)









UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ




HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2013 - 2014

Kí hiệu mã HDC:......... 

 


I. Tr¾c nghiÖm: (2,0 ®iÓm) ThÝ sinh ghi ®­îc 8 ®¸p ¸n ®óng, mçi ®¸p ¸n cho 0,25 ®iÓm.
1, A
2, D
3, A
4, B
5, B
6, C
7, D
8, D
II. Tù luËn. (8 ®iÓm)
C©u 1: (2 ®iÓm)
a. Chép đúng, đủ khổ thơ: (0,25 điểm)
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
b. Nêu đúng tên bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và tác giả Phạm Tiến Duật. ( 0,25 điểm)
c. Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu quy định, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh. ( 1,5 điểm )
 Viết được câu hỏi tu từ, gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó.
- Nêu cảm nghĩ được về đoạn thơ . Có thể là những ý sau:
+ Là khổ thơ hay nhất bài thơ.
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực chiến tranh ác liệt thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính.Phép liệt kê, điệp từ không được nhắc lại tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn.
+ Câu thơ cuối bật sáng chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ Trái tim: là biểu tượng của ý chí, của bầu nhiệt huyết, của khát vọng tự do, hoà bình cháy bỏng trong trái tim người chiến sĩ.
 - Trái tim mang tinh thần lạc quan và 1 niềm tin mãnh liệt vào ngày mai thống nhất.
 - Cội nguồn và sức mạnh của đoàn xe kết đọng lại ở trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh và chứa chan niềm yêu thương.
* Đánh giá: Thể hiện tâm thế và dáng đứng của người lính – thể hiện tuổi trẻ VN.

Câu 2 (6 điểm )
1.Yêu cầu chung:
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự ( kể chuyện đời thường hoặc tưởng tượng)
- Đề yêu cầu kể lại một câu chuyện có ý nghĩa trong cuộc sống, câu chuyện ấy có thể là thực hoặc là tưởng tượng nhưng cốt truyện phải để lại một bài học sâu sắc, một cảm xúc lắng sâu trong tâm hồn, từ đó mỗi người sẽ sống tốt hơn.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng tôi.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Sử dụng tốt ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong bài viết.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành.
- Trình bày sạch đẹp, khoa học.
2. Định hướng dàn ý và biểu điểm:

Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
a.Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu cảm xúc, suy nghĩ khái quát về câu chuyện có ý nghĩa đã diễn ra.
( khơi nguồn câu chuyện, cảm xúc và bài học từ câu chuyện ấy mãi không quên) 
0.5 điểm
b.Thân bài: (5.0 điểm)
* Giới thiệu về câu chuyện
- Thời gian xảy ra câu chuyện?
- Câu chuyện liên quan đến ai?
- Trình tự, diễn biến câu chuyện ntn?
- Kết thúc câu chuyện ra sao? ( câu chuyện ấy có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?)
* Kết hợp hài hoà các yếu tố miêu tả( quanh cảnh nơi diễn ra câu chuyện, hành động cử chỉ cảu các nhân vật trong câu chuyện,yếu tố biểu cảm ( tâm trạng cảm xúc khi sự việc diễn ra và kết thúc), yếu tố nghị luận ( suy nghĩ, nhận xét, đánh giá....để rút ra bài học kinh nghiệm); yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm...
5.0 điểm
c.Kết bài: (0.5 điểm)
- Suy nghĩ, bài học có ý nghĩa đọng lại sau khi câu chuyện kết thúc.
- Thông điệp xanh của câu chuyện gửi tới mọi người.
0.5 điểm




3. Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 6: bài viết có kĩ năng làm bài tốt. Đảm bảo yêu cầu chung, biết kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
- Điểm 5: Làm khá tốt các yêu cầu chung.Kết hợp tương đối các hiệu quả giữa tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nghị luận. Diễn đạt lưu loát, tách đoạn tự nhiên. Mắc không quá 3 lối diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4: làm đúng đặc trưng kiểu bài. Đảm bảo yêu cầu chung tương đối.Không sai quá 5 lỗi chính tả. Trình bày khá sạch đẹp.
- Điểm 3: Đảm bảo được 1/2 yêu cầu chung.Các ý cơ bản đã diễn đạt song chưa sâu.Đôi chỗ còn lủng củng.
- Điểm 2: Chưa nắm được cách làm bài, viết lan man, không trọng tâm. Sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiểu bài, trình bày quá cảu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.
4.Lưu ý:
- Đáp án biểu điểm chỉ là những gợi ý, định hướng. Nhóm Gv chấm cần trao đổi, thảo luận để thống nhất thang điểm sao cho phù hợp. Cũng có thể cụ thể hoá các ý thành phần mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu điểm.
- Khi vận dụng đáp án biểu điểm vào từng bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái, chú ý trân trọng những cố gắng tìm tòi của học sinh.
- Điểm lẻ đến 0.25.
--------------- HẾT ---------------


Người ra HDC
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)
BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)





File đính kèm:

  • docDE THI KSCL HK 1.doc