Đề 12 kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn 9 thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 12 kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn 9 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
A. MA TRẬN ĐỀ 

Mức độ/
Kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Văn
Câu
C2,C5,C6

C1,C3,C4



C1
7

Điểm
1,2

1,2


1,0
3,4
Tiếng Việt
Câu
C7,C10

C8,C9



4

Điểm
0,8

0,8



`1,6
Tập làm văn
Câu





C2
1

Điểm





5,0
5,0
 Tổng
Số câu
 5

 5


 2
12

Điểm
2,0

2,0


6,0
10,0


B. NỘI DUNG ĐỀ

Phần 1 : TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm )
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,4 điểm )

Câu 1 :
Bài thơ" Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận viết với nguồn cảm hứng nào?


A
Về chiến tranh

B
Về thiên nhiên, về thực tế cuộc sống lao động

C
Về thực tế cuộc sống lao động

D
Về thiên nhiên

Câu 2 :
Tác phẩm nào viết về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp?

A
Tắt đèn- Ngô Tất Tố

B
Lão Hạc- Nam Cao

C
Lặng lẽ Sa pa- Nguyễn Thành Long

D
Làng- Kim Lân

Câu 3 :
Bài thơ "Ánh trăng" có ý nghĩa gì?

A
Gợi nhắc, củng cố người đọc tinh thần "thương người như thể thương thân"

B
Cảm xúc mạnh mẽ của tác giả trước vầng trăng

C
Gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ"uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ

D
Sự hồi tưởng của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính

Câu 4 :
Nguyễn Thành Long gọi truyện"Lặng lẽ Sa Pa" là "một bức chân dung".Vậy theo em đó là chân dung nhân vật nào?

A
Bác họa sĩ già

B
Anh thanh niên

C
Bác lái xe

D
Cô kĩ sư

Câu 5 :
Các sự việc và tình tiết trong"Truyện Kiều" đã diễn ra theo trình tự nào?

A
Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ

B
Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ

C
Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

D
Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc

Câu 6 :
Nhân vật nào là nhân vật trữ tình của bài thơ "Bếp lửa"?

A
Nhân vật người bà

B
Nhân vật người cháu

C
Nhân vật người bố

D
Nhân vật người mẹ




Câu 7 :
Xác định biện pháp tu từ trongcâu sau:
 "Có tài mà cậy chi tài
 Chữ tài liền với chữ tai một vần" 

A
Chơi chữ

B
Ẩn dụ

C
Nói quá 

D
Điệp ngữ

Câu 8 :
Từ "vai" ở câu thơ"Áo anh rách vai" trong bài thơ Đồng chí- Chính Hữu được hiểu theo nghĩa nào?

A
Nghĩa gốc

B
Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

C
Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ

D
Cả A,B,C đều đúng

Câu 9 :
Các thành ngữ: lắm mồm lắm miệng; câm miệng hến.
Các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A
Phương châm về lượng

B
Phương châm về chất

C
Phương châm quan hệ

D
Phương châm cách thức

Câu 10 
Câu tục ngữ:"Gọi dạ, bảo vâng" nhắc nhỡ chúng ta điều gì khi giao tiếp?

A
Phương châm lịch sự

B
Phương châm quan hệ

C
Cách xưng hô

D
Phương châm cách thức



Phần 2 : TỰ LUẬN ( 6,0 điểm )

Câu 1 :
1,0 điểm

Chép lại những câu thơ miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích"?

Câu 2:
Sau nhiều năm xa cách, em có dịp về thăm trường cũ.Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó?



C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1 : ( 4,0 điểm )

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
Ph.án đúng
 B
 D
 C
 B
 B
 B
 A
 C
 A
 C


Phần 2 : ( _5,0 điểm )

Câu
 Đáp án
Điểm
Câu 1 :
- Chép đủ 8 câu: “Tưởng người...người ôm”, trừ 0đ 25 khi sai hoặc sót một từ
- Trình bày đúng cách viết thơ lục bát
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng
1,0
Câu 2:
1. Yêu cầu nội dung:
- Bài có thể có các cách kết cấu khác nhau, nhưng phải dùng kiểu bài kể chuyện
- Câu chuyện được kể với diễn biến hợp lí.
- Biết kết hợp giữa kể và tả để người đọc có thể hình dung ra cảnh vật ngôi 
trường, thầy cô giáo cũ; đồng thời hình dung ra được buổi thăm trường diễn ra 
như thế nào.
- Cần làm rõ tình cảm của người kể qua miêu tả hành động, tâm trạng của chính 
mình.
- Chọn được ngôi kể phù hợp.
2. Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có bố cục rõ ràng, đủ ba phần.
- Câu chuyện được kể tự nhiên,có trình tự hợp lí.
- Ngôn ngữ mạch lạc, sinh động 
*Biểu điểm:
- Điểm 5: Không sai bất kì một lỗi diễn đạt nào. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có ,sắc sảo,có cảm xúc ,bố cục có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ.
- Điểm 4 : Sai từ 1 đến 3 lỗi diễn đạt. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xxxxxcảmcảmxxxúc,bố c xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ.
- Điểm 3: Sai từ 3 đến 8 lỗi diễn đạt. Diễn đạt trôi chảy, đúng đề tài , bố cục và 
 chữ viết rõ.
- Điểm 2 : Bài viết kém, sai nhiều lỗi diễn đạt, bố cục không rõ.
- Điểm 1: Lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.











Bài 2 :










File đính kèm:

  • docNoel 2008De thi Van HK1 lop 9 kem dap an De 12.doc