Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Thắng

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Đề thi học sinh giỏi lớp 5
 XUÂN Thắng Năm học: 2006- 2007.
(Đề thi gồm 50 câu, mỗi câu trả lời đúng cho 2 điểm)
 **Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Từ đồng âm là những từ:
 A. Giống nhau v ề nghĩa nhưng khác hẳn nhau về âm .
B. Giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
C. Vừa giống nhau về âm vừa giống nhau về nghĩa.
Câu 2: Các từ “trong vắt, trong veo, trong xanh” thuộc nhóm từ:
A. Từ đồng âm 
B. Từ đồng ng ĩa
C. Từ trái nghĩa
Câu 3: Từ “chín” trong câu sau mang nghĩa nào?
 “Nếu suy nghĩ chưa chín mà đã làm bài thì dễ mắc lỗi”
A. Màu da mặt đỏ ửng lên.
B. Quả và hạt ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon.
C. Thức ăn đư ợc nấu nướng kĩ đến mức ăn được (trái với sống)
D. Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để có được hiệu quả.
Câu 4: Mỗi câu dưới đây thuộc loại câu nào.( Nối câu ở cột A cho phù hợp với từ chỉ loại câu ở cột B)
 A	 B
 1. Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.	a. Câu khiến.
 2. Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn?	b. Câu cảm.
 3. Em ở nhà phải học bài đi nhé!	c. Câu kể.
 4. Trời ơi, em lại không chịu học bài!	d. Câu hỏi.
Câu 5: Khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà” miêu tả :
A.Cảnh đêm trăng.
B. Cảnh cô gái Nga đánh đàn.
C. Cảnh đêm trăng trên sông với tiếng đàn chơi vơi.
Câu 6: Đọc câu thơ: “Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
Đại từ trong hai câu thơ trên là:
A. Mình
B. Bác.
C. Ngươì.
D. Cả ba từ trên.
Câu 7: Câu ghép là câu: 
A. Có 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ trở lên.
B. Có 2 hay nhiều vế câu, có quan hệ về ý, m ỗi vế câu thường có đủ chủ ngữ - vị ngữ.
C. Có một chủ ngữ hay nhiều vị ngữ.
Câu 8: Điền chữ Đ vaò ô trống trước câu đơn, chữ G vào ô trống trước câu ghép các câu sau:
A. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.
 B. Ngoài bờ ruộng, người ta đã nói chuyện râm ran, đã gọi nhau í ới.
C. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện râm ran, tiếng gọi nhau í ới
 Câu 9 :Quan hệ từ trong câu sau biểu thị mối quan hệ nào?
 “ Mặc dù con chim sẻ nhỏ đã cố gắng hết sức nhưng nó vẫn phải chết vì cậu chủ vô tình.”
 	 A. Quan hệ nguyên nhân kết quả.
 	 B. Quan hệ tăng tiến.
 	 C. Quan hệ tương phản.
 	 D. Quan hệ điều kiện/giả thiết - kết quả.
Câu 10: Hình ảnh nào làm nên cái hay trong khổ thơ sau:
 “Thế rồi cơn bão qua 
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nh à.”
A. Cơn bão đã qua.
B. Bầu trời xanh trở lại.
C. Mẹ về như nắng mới
 Sáng ấm cả gian nhà.
Câu 11: Nhóm từ nào sau đây phù hợp nhất với chủ điểm “ Con người - thiên nhiên”
 A. Đất nư ớc, Tổ quốc, non sông
 B. Bầu trời, cánh đồng, dòng sông
 C. Hòa bình, thái bình, thanh bình.
 Câu 12: Câu thơ: “Bầy ong giữ hộ cho ngư ời
 Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày” ý nói:
 	 A. Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời.
 B. Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi mùa hoa đã hết.
 C. Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết
 Câu 13: Viết đoạn văn tả một ngày nắng đẹp, em sẽ chọn nhóm từ nào?
 	 A. Nắng, mệt mỏi, chói chang, gay gắt.
 	 B. Thành phần, diễn biến, bắt đầu, kết thúc.
 	 C Nắng,long lanh, vàng óng tươi tắn.
 Câu 14: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”tác giả nhắc đến những con gì?
 	 A. Con cá cờ.
 	 B. Con sâu.
 	 C. Con cua.
 	 D. Cả ba phương án trên
 Câu 15:Biểu thức (532 x7 -266 x 14) x ( 532 x 7 + 266) có giá trị là:
 A. 3990 B. 0
 	C. 10 D.3980
 Câu 16: 15 h m2 27 m2 =............ m2.
 Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
 	 A. 150027 m2 B. 1527 m2
 	 C. 15027 m2 D. 1500027m2
 Câu 17: Ba bạn góp tiền mua một quả bóng, An góp số tiền. Bình góp số tiền. Dũng góp nhiều hơn Bình 3000 đồng. Tính số tiền mỗi người đã góp?
 A. An 5000 đồng, Bình 6000 đồng, Dũng 9000 đồng.
 B. An 6000 đồng, Bình 9000 đồng, Dũng 5000 đồng.
 C. An 9000 đồng, Bình 7000 đồng, Dũng 8000 đồng.
 Câu 18: Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
 A. 0,4 B. 0,004
 C. 0,04 D. 0,0004
 Câu 19:Trong số thập phân 325,7891 chữ số 8 có giá trị là:
 A. 8 B. 
 C. D. 
 Câu 20: Một lớp học có 40 học sinh, trong đó số học sinh nam chiếm 75%.Tính số học sinh nam của lớp đó?
 	 A. 10 học sinh. B. 20 học sinh.
 	 C. 30 học sinh. D. 25 học sinh.
 Câu 21:Trong các số sau,số nào chia hết cho 5?
 	 A. 35712 B. 346
 	 C. 23760 D. 1378
 Câu 22:Từ số 1945 đến số 2000 có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp?
 A. 53 số B. 54 số
 C. 55 số D. 56 số.
 Câu 23: Để đánh số trang một quyển truyện từ 1 đến 2000,người ta phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số?
 	 A. 2000 chữ số. B. 6893 chữ số
 C. 2001 chữ số D. 6839 chữ số
 Câu 24: Cho dãy số: 1, 2, 3, 6, 12, 24, ...........Số tiếp theo viết vào dãy số là:
 	 A. 28 B. 82
 	 C. 48 D. 84
 Câu 25: Một hình tam giác đều và một hình vuông có cùng chu vi,cạnh hình này dài hơn cạnh hình kia là 3 cm. Hãy tìm chu vi hình tam giác đều và diện tích của hình vuông đó?
 A. Chu vi của tam giác đều là 36 cm và diện tích hình vuông là 81 cm2.
 B. Chu vi của tam giác đều là 144cm và diện tích hình vuông là 81cm2.
 C. Chu vi của tam giác đều l à 36cm2 và diện tích hình vuông là 18 cm2.
 Câu 26: Nhân dịp đầu xuân, một chi đội tổ chức đi cắm trại ở một nơi cách trường 14 km. Các bạn đội viên đi bộ khởi hành lúc 7 giờ 30 phút với vận tốc 5 km / giờ. Một số 
bạn chở dụng cụ và lều trại đi sau bằng xe đạp với vận tốc 12 km /giờ. Các bạn đi bộ và đi xe đạp đến địa điểm cùng một lúc. Hỏi các bạn đi xe đạp đã kh ởi hành lúc mấy giờ?
 A. 8 giờ 8 phút. B. 8 giờ 9 phút
 C. 9 giờ 18 phút D. 9 giờ 8 phút
 Câu 27: Các sản phẩm: giấy, đường, bánh kẹo, bóng đèn, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt 
độ thuộc ngành công nghiệp nào? 
 	 A. Công nghiệp cơ khí.
 	 B. Công nghiệp xuất khẩu hàng tiêu dùng.
 	 C. Công nghiệp điện.
 Câu 28 : Để tránh HIV/AIDS cần:
 	 A. Không dùng chung thức ăn, nước uống.
 	 B. Không bất tay, nói chuyện.
 	 C. Không dùng chung bơm ,kim tiêm.
 Câu 29: Nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?
 A. Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt gội đầu và thay quần áo.
 B. Hằng ngày phải rửa, vệ sinh bộ ph ận sinh dục ngoài và thay quần áo.
 C. Tất cả các ý trên.
 Câu 30: Ngày 5 - 6 - 1911 diễn ra sự kiện gì?
 A. Ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc l ập.
 B. Ngày sinh của Bác Hồ.
 	 C. Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
 Câu 31: Phong trào Đông Du thất bại vì:
 	A. Đường đi từ Việt Nam sang Nhật Bản quá xa.
 	 B. Cuộc sống của các thanh niên yêu nước Việt Nam sang nhật du học quá khó khăn.
 	 C. Thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật để chống phá phong trào.
 	 D. Tất cả các ý trên.
 Câu 32: Lí do phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản Đảng là:
 	 A. Để có một Đảng duy nhất, đủ uy tín để liên lạc với cách mạng thế giới.
 	 B. Để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.
 	 C. Để đoàn kết một dân tộc chống kẻ thù chung.
 	 D. Tất cả các ý trên.
 Câu 33: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:
 A. Lào, Thái Lan, Căm - pu - chia.
 	 B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
 C.Trung Quốc, Thái Lan, Căm - pu - chia. 
 D. Lào, Trung Quốc, Căm - pu - chia.
 .
Câu 34: Trên phần đất liền nước ta:
 	 A. Đồng bằng chiếm diện tích lớn hơn đồi núi.
 B. diền tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 	 C. diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 	 D. diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 Câu35: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:
 A. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa.
 B. Nhiệt cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
 	 C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
 	 D. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
 Câu 36: Là học sinh lớp 5 em cần:
 A. Chăm ngoan, học giỏi.
 B. Giúp đỡ bạn bè và các em lớp dưới.
 C. Kính trọng, lễ phép với mọi người.
 D. Không ngừng tu dưỡng đạo đức.
 E. Tất cả các ý trên.
 Câu37: Những việc làm nào sau đây thể hiện tình yêu quê hương:
 	 A. Tham gia trồng cây ở đường làng ngõ xóm.
 B. Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
 C. Vận động gia đình và mọi người quyên góp tiền của tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê hương.
 	 D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
 	 E. Cùng mọi người tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn ở địa phương.
 G. Tất cả các việc làm trên.
 Câu 38: Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ:
 	A. Khuyên ngăn bạn.
 	B. Cùng hùa với bạn.
 	C. Bao che cho bạn.
 	D. Mặc bạn, không quan tâm.
 Câu 39: Tác giả của bức tranh” Du kích tập bắn” là:
 	A. Bùi Xuân Phái.
 	B. Tô Ngọc Vân.
 C. Nguyễn Đỗ Cung.
 Câu 40: Đánh số thứ tự các bước vẽ theo mẫu (mẫu vẽ có hai vật mẫu ).
 a, Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
 b, Dựa vào các nét phác chính để vẽ nét cong, nét lượn, thẳng sao cho hình vẽ gần giống mẫu.
 c, Vẽ phác khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu.
 d,Vẽ đậm nhạt cho hình vẽ sinh động.
 e, Tìm tỉ lệ của hai vật mẫu.
 Câu 41: Nội dung vẽ tranh “Đề tài trường em” gồm:
 A. Vui chơi ở sân trường.
 	 B. Thả diều trên bãi cỏ.
 	 C. Lao động vườn trường.
 	 D. Buổi học ở trên lớp.
 Câu 42:Các bài hát sau, bài nào là sáng tác của nhạc sĩ Huy Trân:
 	 A. Reo vang bình minh.
 	 B. Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 C. Con chim hay hót.
 D. Những bông hoa những lời ca. 
 Câu 43: Độ dài nốt trắng chấm dôi bằng:
 A. 1 phách B. 2 phách
 C. 3 phách C. 4 phách.
 Câu 44: Bài “ước mơ” là nhạc của nước nào?
 A. Việt Nam. B. Lào
 C. Pháp D. Trung Quốc.
 Câu 45: Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản ta cần thực hiện theo mấy bước?
 	 A. 2. 
 B. 4
 	 C. 6 
 Câu 46: Khi đính khuy bấm ta thực hiện:
 A. Đính mặt lõm và mặt lồi trên nẹp của hai mảnh vải.
 B. Đính mặt lõm và mặt lồi trên nẹp của cùng một mảnh vải.
 C. Chỉ đính mặt lồi.
 D. Chỉ đính mặt lõm.
 Câu 47: Thêu dấu (X ) và thêu chữ (V ) khác nhau chỗ nào?
 A. Vạch dấu đường thêu.
 B. Bước bắt đầu thêu.
 Câu 48: Bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 5 gồm:
 	 A. 7 động tác. B. 8 động tác.
 	 C. 9 động tác. D. 10 động tác.
 Câu 49: Đánh số thứ tự từng nhịp khi tập động tác tay trong bài thể dục phát triển chung.
a, Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng.
b, Hai tay đưa về ngang ngực, đồng thời gập cẳng tay, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
c, Hai tay đưa lên cao, vỗ tay vào nhau, ngẩng đầu
d, Về tư thế chuẩn bị. 
Câu 50: Khi tập “Đội hình - Đội ngũ”, động tác “đi đều” sau động lệnh “bước” em sẽ: 
 A. Bước chân trái lên trước.
 B. Bước chân phải lên trước
 . 

File đính kèm:

  • docde thi HSG lop 5.doc
  • docDap an de thi HSG lop 5.doc