Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tr ường TH số 1 ba đồn
 đề khảo sát chất lượng cuối năm
môn : tiếng việt 5
Năm học : 2006 – 2007
Thời gian 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
I- Đọc hiểu ( 5 điểm) 
- Đọc thầm bài “ út Vịnh ” ( SGK Tiếng Việt 5- Tập 2 trang 136)
- Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
Câu 1: Nhà út Vịnh ở đâu?
 A. ở xa đường sắt.
 B. ở ngay bên đường sắt
 C. ở gần bờ sông.
Câu 2: Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? 
 A. Đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, họp chợ trên đường tàu.
 B. Hàng quán bán trên đường tàu.
 C. Đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, ai đó tháo cả ốc gắn thanh ray
 trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.
 Câu 3: út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn An toàn giao thông?
Tham gia phong trào “ Em yêu đường sắt quê em.”.
Nhận việc thuyết phục Sơn và đã thuyết phục được bạn không thả diều trên đường ray.
Tất cả các ý trên.
 Câu 4: Nếu út Vịnh không chạy ra chỗ Hoa và Lan chơi trên đường tàu chạy thì xảy ra hậu quả gì ?
A. Đoàn tàu tiếp tục chạy.
B. Đoàn tàu có thể bị trật bánh vì phanh gấp.
C. Đoàn tàu không kịp dừng lại, Hoa và Lan bị tai nạn nghiêm trọng.
 II- Luyện từ và câu: ( 5điểm)
 Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu ghép.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
 Câu 2: Các vế trong câu ghép “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.” được nối với nhau bằng cách nào?
Nối bằng từ “ vậy mà”.
Nối bằng từ “ thì”.
Nối trực tiếp ( không dùng từ nối).
 Câu 3 : Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì ?
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ Trẻ em’
Trẻ măng.
Trẻ con.
Trẻ trung.
 Câu 5:Trong câu “ Chẵng những hoa sen đẹp mà nó còn có tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.” Có mấy cặp quan hệ từ?
Một cặp quan hệ từ. Đó là:..
 B. Hai cặp quan hệ từ. Đó là :..
 C. Có một quan hệ từ. Đó là :..
III- Chính tả: ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn trước chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
 Câu1. Chọn chữ nào dưới đây điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 Mưa phù ướt áo tứ thân
 Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
 A. ng B. n C. i
Câu 2: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả.
 A. Dỗ tổ B. Giỗ tổ C. Giổ tổ
Câu 3. Từ nào dưới đây viết sai chính tả.
 A. Tiến sĩ B. Tiến sỉ C. Nhạc sĩ
IV- Tập làm văn: ( 7 điểm)
 Viết bài văn ngắn ( khoảng 20 câu) tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp nhất.
Hướng dẫn đánh giá
 Kì thi khảo sát chất lượng cuối năm
môn : tiếng việt lớp 5
Năm học : 2006 – 2007
 I- Đọc hiểu : ( 5 điểm)
 Mỗi lần khoanh đúng cho 1 điểm, riêng câu 3 và câu 4 đúng mỗi câu cho 1,5 điểm. 
 1.Khoanh vào B ( 1điểm) 2. Khoanh vào C ( 1 điểm)
 3.Khoanh vào B ( 1,5 điểm) 4. Khoanh vào C ( 1,5 điểm)
 II – Luyện từ và câu ( 5 điểm)
 Mỗi lần khoanh đúng cho 1 điểm. 
 1.Khoanh vào B ( 1điểm) 2. Khoanh vào A ( 1 điểm)
 3.Khoanh vào C ( 1 điểm) 4. Khoanh vào B ( 1 điểm)
 5. Khoanh vào A ( 1điểm)
III – Chính tả: 
 Mỗi lần khoanh đúng cho 1 điểm. 
 1.Khoanh vào B ( 1điểm) 2. Khoanh vào B ( 1 điểm)
 3.Khoanh vào B ( 1 điểm) 
IV- Tập làm văn : (7 điểm) 
 Yêu cầu bài làm: Tả được hình dáng, tính tình của cô giáo( hoặc thầy giáo) cụ thể , sinh động, biểu hiện được tình cảm qua miêu tả.
 + Đúng thể loại văn miêu tả, tả người.
 + Đúng hình thức : Bài viết khoảng 20 câu. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
 Biểu điểm
 - Mức điểm 6 – 7: Bài làm đạt các yêu cầu trên ( mức tốt)
 - Mức điểm 4,5 – 5,75 : Bài làm đạt được các yêu cầu trên ( Mức khá) ; bố cục rõ, câu viết khá trong sáng; sai từ 1 – 2 lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Mức điểm 3,0 – 4,25 : Bài làm đạt các yêu cầu trên nhưng ở mức trung bình. Bố cục đảm bảo, đã làm rõ trọng tâm của đề ra. 
 Sai từ 3 - 4 lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Mức điểm từ 1,5 – 2,75: Bài làm đạt mức yếu. Có bố cục, bài làm xác định được đề ra; nội dung sa và kể lễ vụn vặt, toàn bài sai từ 5 - 7 lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Mức điểm 1 – 1,25: Bài làm mức kém. 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Tieng Viet.doc