Đề thi học sinh giỏi năm học - Môn thi: Sinh 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học - Môn thi: Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ngũ Đoan
 --*--
Đề thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009
Môn thi: Sinh 9
Phần I. Trắc nghiệm (3 đ).
	Chọn những đáp đúng trong các đáp án sau:
1. Một Protêin có 500 aa. Pr đó bị biến đổi do aa thứ 25 bị thay thế = 1 aa mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra là gì?
	a. Mất nu ở bộ ba mã hoá aa thứ 25
	b. Thêm nu ở bộ ba mã hoá aa thứ 25
	c. Đảo vị trí ở bộ ba mã hoá aa thứ 25
	d. Thay thế nu bộ ba mã hoá aa thứ 25
2. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
	a. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp Pr
	b. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được
	c. Làm ngừng trệ quá trình phiên mã không tổng hợp được Pr
	d. Gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
3. Mỗi NST chứa 1 phân tử AND dài gấp trăm lần so với đường kính của nhân tế bào do:
	a. AND ở dạng sợi cực mảnh
	b. AND có khả năng đóng xoắn
	c. AND cùng Pr hitstôn tạo ra các nuclêôzôn
	d. Sự gói bọc AND theo các mức xoắn khác nhau
4. Trong tế bào lưỡng bội ở ca thể A mà ở cặp thứ 5 và cặp thứ 6 đều có 4 NST cá thể:
	a. Đa bội chẵn	b. Tứ bội	
c. Thể bốn kép	d. Thể tam nhiễm kép
5. Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra tổng số NST trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến:
	a. Thể 2n+ 1	b. Thể 2n- 1	c. Tam bội thể 3n	d. Cả a, b
6. Đột biến NST thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến gen. Vì:
	a. Khi phát sinh sẽ ảnh hưởng ngay đến 1 phần hay toàn bộ cơ thể thường nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật
	b. Loại biến dị xẩy ra trong nhân tế bào sinh vật
	c. Gồm 2 dạng đột biến cấu trúc hoặc đột biến số lượng
	d. Xuất hiện với tần số rất cao
7. Điều không đúng với bản chất quy luật phân ly của Menđen
	a. Do sự phân ly đồng đều ở cặp nhân tố di truyền
	b. Mỗi tính trạng do 1 nhân tố di truyền qui định
	c. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều gen quy định
	d. Các giao tử là giao tử thuần khiết
8. Chồng và vợ đều bị mù màu, họ sinh ra 1 trai 1 gái sự biểu hiện tính trạng này của con họ là:
	a. Cả 2 không bị mù màu	b. Cả 2 bị mù màu
	c. Trai mù màu, gái không mù màu	d. Gái mù màu, trai không mù màu
9. Các tính trạng về kiểu hình do đâu quyết định?
	a. Do môi trường	b. Do kiểu gen
	c. Cả kiểu gen và môi trường	d. Do đột biến
10. Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người:
	a. Do rối loạn quá trình trao đổi chất
	b. Do các tác nhân vật lí, hoá học, ô nhiễm môi trường gây ra
	c. Do gen di truyền
	d. Cả a và b
11. Cả 2 người sinh ra trong 2 gia đình có người câm điếc bẩm sinh không nên kết hôn, Vì:	a. Con sinh ra bị ảnh hưởng
	b. Con sinh ra bị câm điếc do có gen đột biến lặn xuất hiện
	c. Con sinh ra không bị câm điếc chỉ có gen đột biến lặn xuất hiện
	d. Con sinh ra vẫn bình thường
12. Bệnh toocnơ chỉ xuất hiện ở:
	a. ở nam giới	b. ở nữ giới khi trưởng thành
	c. ở nữ giới từ nhỏ	d. ở nam giới khi trưởng thành
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Làm thế nào để phát hiện được bệnh Đao, bệnh Toocnơ
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa quá trình phát sinh đột biến dị bội và đột biến đa bội
Câu 3: Dựa trên cơ sở nào Menđen cho rằng tính trạng mầu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân
Trường THCS Ngũ Đoan
 --*--	Đề thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009
Môn thi: Sinh 8
Phần I. Trắc nghiệm (3 đ).	Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng :
1: Chức năng của nơron là:
	a. Cảm ứng	b. Dẫn truyền	
c. Vận động	d. Cảm ứng và dẫn truyền
2: Một cung phản xạ gồm có mấy thành phần?
	a. 3	b. 4	c. 5	d. 6
3: ở người chia thành mấy loại khớp?
	a. 3	b. 4	c. 5	d. 6
4: Khi gặp người bị gẫy xương phải làm gì?
	a. Nắm lại ngay chỗ xương bị gẫy	b. Chở ngay đến bệnh viện
	c. Đặt nạn nhân nằm yên	d. Tiến hành sơ cứu
5: Thành phần huyết tưởng thể tích máu là:
	a. 55%	b. 45%	c. 35%	d. 65%
6: Mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài bao nhiêu?
	a. 0,3s	b.0,1s	c.0,8s	d.0,4s
7: Đường dẫn khí có vai trò:
	a. Làm ẩm	b. Ngăn bụi	
	c. Điều chỉnh lượng CO2 và O2 	d. Cả a, b
8: Các chất bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá là:
	a. Gluxit, nước, vitamin	b. Gluxit, muối khoáng. Protêin
	c. Protêin, lipit, gluxit	d. Protêin, lipit, muối khoáng
9: Thành phần của dịch vị gồm:
	a. Nước, enzim pepsin, axit HCl, chất nhầy
	b. Nước, axit HCl, chất nhầy, chất kiềm
	c. Enzim amilaza, nước, axit HCl, chất kiềm
	d. Nước, axit HCl, enzim amilaza, chất kiềm
10: Gan có via trò gì trong quá trình tiêu hoá?
	a. Hấp thu nước và muối khoáng
	b. Điều hoà nồn độ các chất trong máu ổn định
	c. Khử độc và tiết mật tiêu hoá
	d. Cả b, c
11: Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể được biểu hiện như thế nào?
	a. Sự tổng hợp chất hữu cơ	
b. Sự phân giải chất hữu cơ
	c. Các tế bào thường xuyên trao đổi chất với nước mô và máu
	d. Cả a, b
12: Sự trao đổi khí ở người xảy ra ở:
	a. Phổi	b. Khí quản	c. Phế quản	d. Phế nang
Phần II. Tự luận (7đ)
Câu 1: Chứng minh hệ vận động của người tiến hoá hoá hơn hệ vận động của thú
Câu 2: Giải thích tại sao ngoài môi trường sống rất nhiều nhân tố gây bệnh mà cơ thể không bị mắc các bệnh đó?
Câu 3: 	- Nêu các quá trình tiêu hoá hoá học ở ruột non?
	- Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu thấy có vị ngọt ở miệng
Câu 4: Nêu quá trình đồng máu diễn ra ở người?

File đính kèm:

  • docDE THI hoc sinh gioi sinh hoc 9.doc