Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 9 THCS - Môn: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 9 THCS - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG GD & đT HướNG HóA
Trường : ...........................................
Họ và tên : ...................................
Lớp : ...........
đề KIểM TRA HọC Kỳ iI - LớP 9 THCS
Năm học 2007-2008
Môn : Sinh học
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao bài)
 Điểm
 Lời phê của thầy, cô giáo 
* Chọn câu trả lời đúng nhất. Ví dụ : Nếu câu 1 chọn B thì khoanh tròn chữ B
 1. ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh ?
	A. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác động của môi trường.
B. Biết được tính trạng nào đó dể bị biến đổi 	dưới tác động của môi trường.
C. Biết được khả năng phát triển của trẻ để định hướng học tập và công tác về sau.
D. Cả A và B.
 2. Những ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống là gì ?
A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật.
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trông chọn giống cây trồng.
D. Cả A, B và C.
 3. Người ta gây đột biến nhân tạo bằng những tác nhân vật lí nào ?
A. Các tia phóng xạ. 	B. Tia tử ngoại.	
C. Sốc nhiệt.	D.Cả ba tác nhân trên.
 4. Sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để làm gì ?
A. Củng cố và giử ổn định của một số tính trạng mong muốn.
B. Đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
C.Tạo dòng thuần.	
D. Cả A, B và C.
 5. Ưu thế lai là gì ?
A. Con lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt.
B. Các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn hẳn so với bố, mẹ.
C. Có khả năng sinh sản vượt trội so với bố, mẹ.	
D.Cả A và B.
 6. Kĩ thuật gen được ứng dụng như thế nào ?
A.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.	B.Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C.Tạo giống động vật biến đổi gen.	D.Cả A, B và C.
 7. Người ta thường dùng cônsixin để tạo :
A. Thể đa bội	B. Thể lưỡng bội	
C. Thể tam nhiễm	D. Thể khuyết nhiễm
 8.Tại sao không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống?
A. Tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau
B. Cơ thể lai F1 dể bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau
C. Cơ thể lai F1 có đặc điểm di truyền không ổn định
D. Cả A và B
 9. Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào ?
A. Cây tự thụ phấn	B. cây giao phấn	
C. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo	D. Cả A và B
 10. Trong chọn vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn ?
A. Chọn lọc hàng loạt một lần 	B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực 	D. Cả A và B
giống qua đời sau	
 11. Mối quan hệ nào sau đây được đề cập khi nghiên cứu vấn đề về sinh vật và môi trường ?
	A. Mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ giữa các nhân tố vô sinh với nhau
C. Mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với các nhân tố vô sinh của môi trường
D. Cả A và B
 12. Sinh vật có những mặt thích nghi nào sau đây đối với các điều kiện sống của môi trường? 
A. Hình thái	B. Cấu tạo	
C. Hoạt động sống	D. Cả A, B và C.
 13. Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là :
A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn	B. Nơi sinh vật cư trú
C. Nơi sinh vật sinh sống	D. Nơi sinh vật làm tổ
 14. Trong thơi gian từ sáng đến tối, nhìn chung , cường độ ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất thay đổi như thế nào ?
A. Tăng liên tục từ sáng đến tối	B. Không tăng không giảm
C. Giảm liên tục từ sáng đến tối	D.Tăng dần vào buổi sáng tới trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối
 15. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường .............. tới sinh vật ?
A. Tác động 	B. Liên hệ	
C. Không tác động 	D. Không ảnh hưởng
 16. Giới hạn sinh thái là .................... của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
A. Giới hạn sống	B.Giới hạn chết	
C. Giới hạn chịu đựng	D. Cả A và B
 17. Trong quang hợp, cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để ?
A. Tổng hợp glucôzơ 	B. Phân giải glucôzơ	
C. Phân giải prôtêin 	D. Phân giải lipit
 18. Đối với thực vật, mọc thành nhóm với mật độ thích hợp có tác dụng gì ?
A.Giảm bớt sức thổi của gió bảo, cây không bị đổ
B. Tăng khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh	
C. Tăng khả năng lấy nước của cây
D.Tăng cường độ quang hợp của cây
 19. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây ?
A. Hội sinh	B. Cộng sinh	
C. Cạnh tranh	D. Kí sinh
 20. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là đặc điểm thích nghi của thực vật với nhân tố sinh thái nào sau đây ?
A. Nhiệt độ	B. ánh sáng	
C. Độ ẩm	D. Không khí
 21. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật ?
A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở Nam cực
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa
C. Các cá thể voi sống ở ba châu lục khác nhau
D. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam
 22.Trong tự nhiên, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng để phân biệt các quần thể với nhau?
A. Tỉ lệ giới tính 	B.Thành phần nhóm tuổi	
C. Mật độ 	D. Kích thước cá thể đực
 23.Chuổi và lưới thức ăn được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ dinh dưỡng giữa giữa các loài sinh vật
B. Quan hệ cạnh tranh về chổ ở giữa các loài sinh vật 
C. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài
D. Cả A, B và C
 24. Trong số các động vật sau đây, động vật nào có thể là thức ăn chung cho các động vật còn lại ?
A.Thỏ	B. Hổ	
C. Báo	D. Chó sói
 25. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ ...................., từ đó gây ra những hậu quả như: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt.
A. Môi trường biển	B.Thảm thực vật	
C. Đất	D.Cầu cống
 26. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiểm môi trường là gì?
A. Do hoạt động của con người	 B. Do hoạt động của sinh vật (trừ con người)
C. Do cháy rừng, hoạt động của núi lửa D. Cả B và C
 27. Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu ?
A. Đất và nước	B. Nước, không khí	
C. Không khí và đất	D. Đất.nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
 28. Sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào ?
A. Tài nguyên không tái sinh	B.Tài nguyên tái sinh
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu	D. Cả A, B và C
 29. Khi có thực vật bao phủ thì tình trạng của đất như thế nào ?
A. Đất bị khô hạn	B. Đất bị xói mòn	
C. Đất mầu mỡ	D. Cả A và B
 30. Trái đất của chúng ta có nhiều vùng với các hệ sinh thái khác nhau là .................... của sự đa dạng sinh học?
A. Cơ sở 	 	B. Kết quả	
C. Hiệu quả	D. Chổ dựa
Đáp án và biểu điểm
*Mỗi câu đúng 1/3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
ĐA
D
D
D
D
D
D
A
A
A
C
C
D
C
D
A
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
ĐA
C
A
A
B
B
D
D
A
A
B
A
A
B
C
A

File đính kèm:

  • docde thi hoc ky II truong thcs Long Thanh Huong Hoa.doc
Đề thi liên quan