Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Khối 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Học Sinh Giỏi 5
 Phần i: Đọc hiểu(5 điểm).
Cánh diều tuổi thơ
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,.như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác thuyền đang trôi nổi trên bãi Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suất một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
 Tạ Duy Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đúng ý câu văn: Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều?
a. Thủa nhỏ tác giả rất thích chơi diều.
 b. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả.
c. Hồi nhỏ tác giả thường nâng cho diều bay lên cao.
2. Để gợi tả một tuổi niên thiếu đẹp đẽ tác giả đã dùng từ nào?
a. tuổi thần tiên. b. tuổi ngọc ngà. c. tuổi măng non.
3. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất?
a. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
b.Chúng tôi vui sướng đến phát dại.
c. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
4. Điều gì “ cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ?
a. khát vọng b. niềm tin c. ngọn lửa.
5. Việc sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn của bài có những tác dụng gì?
a. Đảm bảo cho câu văn viết đúng cấu tạo.
b. Nhấn mạnh ý cần diễn đạt( ở đây là niềm mơ ước cháy bỏng của tuổi thơ)
c. Câu sẽ không bị lặp từ.
Phần II: Luyện từ và câu( 3 điểm)
1. Các từ: Khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì?
a. là các từ đồng âm b. các từ đồng nghĩa c. một từ nhiều nghĩa
 2. Những câu văn nào sử dụng biện pháp so sánh?
a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn.
c. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
d. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
3. Câu văn nào có dùng biện pháp nhân hoá? 
a.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
b. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
c. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà.
4. Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm những từ nào?
a. Một từ ghép và hai từ đơn. b. Bốn từ đơn. c. Hai từ ghép.
5. Hai câu “ Bay đi diều ơi!” thuộc kiểu câu gì?
a. Hai câu kể. c. Hai câu khiến.
b. Hai câu hỏi. d. Hai câu cảm.
 Phần III: Tự luận( 12 điểm).
 1. Đoạn văn trên gợi cho em cảm nghĩ gì?
.
 2. Hãy viết đoạn văn tả cánh đồng quê vào một buổi chiều hè với những cánh diều biếc lơ lửng trên nền trời xanh:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docDe HSG lop 5(1).doc