Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn: Sinh học lớp 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn: Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn: Sinh học 9
 MĐ nhận thức 
Mạch kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1 
Chương I: Các thí nghiệm của Men đen 
Câu 3
0.5 đ
Câu 13
3.5 đ
2 câu
4 đ
2
Chương II: Nhiễm sắc thể
Câu 6
0.5 đ
Câu 14
2 đ
Câu 11
0.5 đ
3 câu
3 câu
3
Chương III: ADN và gen
Câu 2
0.5 đ
Câu 4,5
1 đ
Câu 7
0.5 đ
Câu 15
2 đ
5 câu
4 đ
4
Chương IV: Biến dị
Câu 1
0.5 đ
Câu 16
2.5 đ
2 câu
3 đ
5
Chương V: Di truyền học người
Câu 9
0.5 đ
Câu 18
2 đ
2 câu
2.5 đ
6
Chương VI: Ứng dụng di truyền học
Câu 10,12
1 đ
Câu 17
2 đ
Câu 8
0.5 đ
4 câu
3.5 đ
 Tổng 
4 câu
2 đ
1 câu
2 đ
6 câu
3 đ
3 câu
6.5 đ
2 câu
1 đ
2 câu
5.5 đ
18 câu
20 đ
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ THI HSG HUYỆN - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: SINH HỌC –LỚP 9
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề).
I/ Phần trắc nghiệm: (6 điểm) 	Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ở Bắp có 2n=20, phát biểu nào sau đây đúng
A. Thể 3 nhiễm của Bắp có 30 NST.
B. Thể 1 nhiễm của Bắp có 21 NST.
C. Thể 3n của Bắp có 30 NST.
D. Thể 4n của Bắp có 41 NST.
Câu 2: Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế:
A. Tự nhân đôi.	B. Tổng hợp ARN.
C. Hình thành chuỗi axit amin.	D. Cả A và B.
Câu 3: Trong phép lai hai cặp tính trạng phản ánh qui luật phân li độc lập của Men đen, số kiểu gen và kiểu hình được tạo ra ở đời F2 là :
9 kiểu gen và 3 kiểu hình.	C. 7 kiểu gen và 4 kiểu hình.
9 kiểu gen và 4 kiểu hình.	D. 6 kiểu gen và 4 kiểu hình.
Câu 4: ARN được tổng hợp trên cở sở nào?
A. ARN là một loại axít nuclêôtít nên có khả năng tự nhân đôi.
B. ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN theo nguyên tắc bổ sung.
C. ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của một mạch đơn ADN.
D. ARN được tổng hợp bằng cách liên kết các nuclêôtít lại để tạo nên một cấu trúc đa phân.
Câu 5: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ
	Gen (ADN) ® mARN ® Prôtêin ® Tính trạng:
Sau khi được hình thành, mARN rời khỏi nhân để thực hiện tổng hợp Prôtêin.
Trình tự các nuclêôtít trên gen (ADN) quy định trình tự các axít amin trong phân tử Prôtêin (thông qua mARN) 
Ribôxôm dịch chuyển trên mARN tổng hợp Prôtêin (theo khuôn mẫu của gen) để biểu hiện các tính trạng.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 6: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là gì?
A. Không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Làm phong phú và đa dạng ở loài sinh vật.
D. Làm tăng sự xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.
Câu 7: Một ADN sau mỗi lần tự nhân đôi sinh ra 2 ADN con. Vậy sau 3 lần tự nhân đôi thì 1 ADN ban đầu sẽ sinh ra bao nhiêu ADN con?
A. 8 ADN con.	B. 6 ADN con.	
C. 12 ADN con. 	D. 14 ADN con.
Câu 8: Phép lai nào tạo ưu thế lai lớn nhất?
Lai cùng dòng.	C. Lai khác dòng.	
Lai khác thứ.	D. Lai khác loài.
Câu 9: Câu nào dưới đây có nội dung đúng:
A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ em Nam.
B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ em Nữ.
C. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở người lớn.
D. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả Nam và Nữ.
Câu 10: Số lượng tế bào được tạo ra sau 12 giờ tự nhân đôi từ 1 tế bào vi khuẩn E.Coli ban đầu là:
A. 16 triệu. 	B. 1,6 triệu.
C. 160 ngàn. 	D. 16 ngàn.
Câu 11: Ở Người có 2n=46, số tâm động có trong tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 23 tâm động. 	B. 46 tâm động. 
C. 69 tâm động. 	D. 92 tâm động.
Câu 12: Dùng cônsixin tác động lên thực vật người ta gây được đột biến nào? 
A. Đột biến gen.	B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đa bội.	D. Đột biến dị bội.
II/ Phần tự luận: (14 điểm)
Câu 13: (3,5 điểm) Cho lai giữa chuột lông đen thuần chủng với chuột lông trắng thuần chủng, F1 thu được toàn chuột lông đen. Biết rằng tính trạng màu sắc lông chuột do một cặp gen quy định.
Xác định tính trạng trội lặn.
Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng thì thế hệ lai sẽ như thế nào?
Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống chuột nói trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 75% chuột lông đen : 25% chuột lông trắng, thì kiểu gen và kiểu hình của những con chuột bố mẹ đem lai như thế nào?
Câu 14: (2 điểm) Nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 15: (2 điểm) Một đoạn ADN có A = 360 = 20% tổng số nuclêôtít của ADN.
Tìm tổng số nuclêôtít của đoạn ADN?
Tính số nuclêôtít mỗi loại của gen?
Tính chiều dài của đoạn ADN đó.
Đoạn ADN trên có khối lượng phân tử là bao nhiêu?
Câu 16: (2.5 điểm) Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n -1)? Viết sơ đồ minh hoạ?
Câu 17: (2 điểm) Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu 18: (2 điểm) Đồng sinh là gì? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHÂM ĐỀ THI HSG - NĂM HỌC 2008-2009
Môn: SINH HỌC -LỚP 9
I/ Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
C
A
B
C
B
A
A
C
D
A
D
C
II/ Phần tự luận: (14 điểm)
Câu 13: (3.5 điểm)
a) Xác định tính trạng trội - lặn: (1 điểm)
- Theo giả thiết ta có P thuần chủng: 
- Chuột lông đen lai với chuột lông trắng F1 nhận được toàn chuột lông đen ® kết quả lai tuân theo qui luật đồng tính của Men đen. (0.25 đ)
* Như vậy: (0.75 đ)
+ Tính trạng lông đen là tính trạng trội
+ Tính trạng lông trắng là tính trạng lặn
+ Qui ước:	Gen D qui định tính trạng lông đen.
	Gen d qui định tính trạng lông trắng
b) Lai chuột F1 với chuột lông trắng: (1 điểm)
Ta có chuột thế hệ P có kiểu gen: (0.5 điểm)
- Chuột lông đen thuần chủng: DD
- Chuột lông trắng: dd
Sơ đồ lai từ P ® F1:	
	P: 	DD (chuột lông đen) x dd (chuột lông trắng)
	Gp:	 D	 d
	F1:	Dd (100% chuột lông đen)
- Cho chuột F1 lai với chuột lông trắng ta có sơ đồ lai như sau: (0.5 điểm)
F1 x chuột lông trắng: 	Dd (chuột lông đen) x dd (chuột lông trắng)
	GF: 	D ; d	 d
	Thế hệ con lai: 	1 Dd : 1 dd
	Kiểu hình:	50% lông đen : 50% lông trắng.
c) Xác định kiểu gen và kiểu hình của P: (1.5 điểm)
	Nếu đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là: 	
	Chuột lông đen = 75% = 3 
	Chuột lông trắng 25% 1
Þ Đây là kết quả của phép lai tuân theo qui luật phân tính của Men đen do đó P phải có kiểu gen dị hợp tử: Dd.
Sơ đồ: 	P: 	Dd (chuột lông đen) x Dd (chuột lông đen)
	Gp: 	 D; d	 D; d
	F1: 	1 DD : 2 Dd : 1 dd
	Kiểu gen: 
	Kiểu hình: 75% chuột lông đen : 25% chuột lông trắng.
* Nhân xét: kết quả lai tương tự với giả thiết.
Câu 14: (2 điểm) Trả lời đúng mỗi ý được 0.5 điểm.
* Nhiễm sắc thể (NST) được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì:
- NST mang gen là vật chất di truyền quy định tính trạng. (0.5 điểm)
- Mỗi loài có bộ NST đặc trương về số lượng, hình thái, cấu trúc hoá học và được duy trì ổn định. 
- NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó gen quy định các tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể.
- NST có thể bị biến đổi, những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST sẽ dẫn đến sự biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 15: (2 điểm)
a) Tổng số nuclêôtít của đoạn ADN (N): (0.5 điểm)
 A = 360 = 20%, suy ra tổng số nuclêôtít của đoạn ADN sẽ là:
	360 x 100
N = = 1800 (Nuclêôtít)
	 20	
b) Số nuclêôtít mỗi loại của gen: (0.5 điểm)
	Theo NTBS ta có tỉ lệ: 	A = T = 20%, 
	A + G = 50% Þ G = X = 50 – 20 = 30%
	Ta có:	G = X = 1800 x 30 = 540 (Nuclêôtít)
	 100
	A = T = 360
	G = X = 540
c) Chiều dài của đoạn ADN (ℓ ADN): (0.5 điểm)
	N	1800
	ℓ = 	 x 3,4 A0 = 	x 3,4 A0 = 3060 (A0 )
	2	 2 
d) Khối lượng phân tử của đoạn ADN (MADN): (0.5 điểm)
	MADN = N x 300 ĐVC = 1800 x 300 = 540.000 ĐVC.
Câu 16: (2.5 điểm) * Cơ chế: 1.5 đ
+ Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng nào đó không phân li. (0.5 đ)
+ Kết quả là một giao tử mang 2 NST và một giao tử không mang NST nào của cặp đó. (0.5 đ)
+ Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội. (0.5)
* Sơ đồ đúng: 1 đ 
Teá baøo sinh giao töû	Boá hoaëc meï	Meï hoaëc boá
Giao töû
 Hôïp töû 2n + 1 2n - 1
Câu 17: (2 điểm)
- Lai kinh tế : Là phép lai cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng để làm giống. (0,5 điểm)
- Phổ biến ở nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực giống cao sản thuộc giống nhập nội, con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của giống bố. (1 điểm)
- Ví dụ: (0,5 điểm) Lợn lai kinh tế được tạo ra lai giữa Ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, tỉ lệ nạc cao, lợn con mới đẻ nặng từ 0,7 – 0,8 Kg, tăng trọng nhanh.
Câu 18: (2 điểm) 
* Đồng sinh là hiện tượng nhiều đứa trẻ được sinh ra trong 1 lần sinh của mẹ (0,5 điểm)
* Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng:
- Trẻ đồng sinh cùng trứng: là trường hợp 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng tạo thành hợp tử; qua lần phân bào đầu tiên, hợp tử tách ra thành 2 tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào phát triển thành 1 cơ thể. Do tách ra từ một hợp tử nên 2 đứa trẻ này có cùng kiểu gen, cùng giới tính (2 nam hoặc 2 nữ) (0.75 điểm)
- Trẻ đồng sinh khác trứng: là trường hợp 2 trứng cùng chín và rụng cùng một lúc, được 2 tinh trùng khác nhau thụ tinh nhưng cùng một thời điểm. Vì vậy, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính . (0.75 điểm)
Ghi chú: Nếu học sinh có cách giải khác đáp án nhưng phù hợp với nội dung chương trình thì người chấm vẫn cho điểm tối đa theo biểu điểm của mỗi câu./.

File đính kèm:

  • doc0809_Sinh hoc9_HSG.doc
Đề thi liên quan