Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh vật lớp 9 - Đề 11

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh vật lớp 9 - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi học sinh giỏi cấp huyện 
 Môn sinh học lớp 9.
 Thời gian làm bài 150 phút.
Người ra đề: Lê Hữu Hùng.
Đơn vị: Trường THCS Yên Giang.
A. Đề bài.
Câu 1(6 điểm)
 1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân? Qua đó hãy nêu ý nghĩa của hai quá trình này?
 2. Phân tích mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Vì sao nói ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù?
Câu 2.(4 điểm)
Tại sao tỷ lệ con trai con gái sơ sinh lại sấp xỉ 1:1?
Nêu nguyên nhân, cơ chế hình thành, đặc điểm biểu hiện và cách phòng tránh bệnh Đao? 
Câu 3(4 điểm)
 Màu sắc lông trâu do một gen quy định và nằm trên NST thường. Đem lai trâu đực trắng (1) với trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất được nghé trắng (3) lần thứ hai được nghé đen (4).Nghé đen này lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra nghé trắng (6).
Cho biết màu lông nào là trội- lặn?
Tìm kiểu gen của 6 con trâu trên.
Câu 4(6 điểm).
 ở ruồi giấm 2n =8 NST.Trên một cơ thể ruồi đực có hai tế bào mầm sinh dục nguyên phân liên tiếp 4 lần để tạo ra các tinh nguyên bào. Tất cả các tinh nguyên bào tạo tành đều giảm pân tạo giao tử.
 a. Có bao nhiêu tinh nguyên bào được tạo thành? Môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình trên bao nhiêu NST?
 b. Xác định số lượng tinh trùng được tạo thànhvà số lượng NST có trong các tinh trùng?
 c. Các tinh trùng tạo thành đều tham gia thụ tinhvới sác xuất là 25%. Tính số trứng tham gia thụ tinh và số hợp tử được tạo thành. Giả sử hiệu suất thụ tinh của trứng là 100%.
 d. Tính số lượng noãn nguyên bào tạo trứng?
 Hết
 B. Đáp án và thang điểm
Câu 1
* Những điểm giống nhau giữa NP và GP(1điểm)
Cả NP và GP đều gồm 4 kì: đầu – giữa – sau – cuối.
Diễn biến của NST đều diển ra tuần tự theo các chu kì.
*Những điểm khác nhau giữa NP và GP:
Ngyuên phân
Giảm phân
 Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Xảy ra ở tế bào sinh dục
Chỉ gồm một lần phân bào
Gồm hai lần phân bào liên tiếp
ở kì đầu NST không xảy ra hiện tượng tiếp hợp
ở kì đầu 1 NST xảy ra hiện tượng tiếp hợp
ở kì giữa NST tập trung, co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
ở kì giữa 1 NST tập trung, co ngắn cực đại và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
ở kì sau các NST kép tác nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
ở kì sau 1 các NST kép phân li độc lập về hai cực của tế bào. 
ở kì cuối các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội đơn.
ở kì cuối 1 các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội kép
( Lưu ý: phần này nếu HS chỉ làm 4 ý sau vẫn cho điểm tối đa)
 * ý nghĩa của NG và GP(1 điểm)
NP và GP là hai quá trình sinh sản của tế bào. Nhờ hai quá trình nàykết hợp với quá trình thụ tinh đã di trì và ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cá thể.đồng thời còn tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú, đây là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
(2 điểm)
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ:
 Gen ( ADN ) ARN Prôtêin Tính trạng 
 Bản chất mối quan hệ này là số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nu ở ADN quy định số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nu ở ARN. Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nu ở ARN quy định số lượng thành phần và trình tự sắp xếp aa ở Prôtêin và prôtêin biểu hiện thành tính trạng khi kết hợp với môi trường. Như vậy ADN quy định tính trạng thông qua ARN và Prôtêin.
 ADN đa dạng và đăc thù bổi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nu, ngoài ra ADN còn đặc thù bởi hàm lượng ADN trong nhân tế bào ở mỗi loài.
Câu 2.(4 điểm)
Tỉ lệ con trai con gái sơ sin xấp xỉ 1 : 1 vì:
- Tỉ lệ tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y tạo ra là ngang nhau.
 - xác suất thụ tinh của tinh trùng mang NST X hoặc Y với trứng là ngang nhau.
 - Sức sống của hợp tử XX, XY là ngang nhau.
 - Số lượng trẻ sơ sinh phải lớn
 2. ( mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
 - Nguyên nhân bệnh Dao: Do cạp NST số 21 có 3 NST.
 - Cơ chế hình thành: Do trong quá trình tạo trứng vì nguyên nhân nào đó mà ở người mẹ tạo ra giao tử (trứng) không bình thường có 2 NST ở cặp NST 21. Trứng này kết hợp với tinh trùng bình thường tạo ra hợp tử không bình thường có 3 NST ở cặp số 21 gây bệnh Dao.
 - Đặc điểm biẻu hiện bệnh: Bệnh nhân bé lùn, cổ rụt má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa, ngón tay ngắn. Về sinh lí si đần bẩm sinh và không có con.
 - Các phòng tránh: Phụ nữ sau tuổi 35 đặc biệt sau 40 tuổi không nên sinh con vì tỷ lệ trẻ mắc bệnh Dao cao.
Câu 3(4 điểm)
 a, Xác định trội lặn(1 điểm)
 - Dựa vào phép lai giữa nghé đen (4) với trâu đen (5) sinh ra nghé trắng (6) suy ra : Lông đen là trội ( kí hiệu là D ), Lông trắng là tính trạng lặn( kí hiệu d ).
 b, Xác định kiểu gen của 6 con trâu trên(2 điểm).
- Trâu đực trắng (1) có kiểu gen dd ( chỉ tạo ra được giao tử d )giao phối với trâu đen(2) lần một đẻ được nghé trắng (3) có kiểu gen dd ( nhận giao tử d từ bố và mẹ) suy ra trâu đen (2) có kiểu gen Dd, lần hai đẻ được nghé đen (4) có kiểu gen có Dd ( do trâu đực trắng (1) chỉ tạo ra giao tử d).
 - Nghé đen (4) có kiểu gen Dd lai với trâu đực đen (5) sinh được nghé trắng (6) có kiểu gen dd ( trâu đực đen 5 phải tạo được giao tử d) vậy trâu đực đen (5) phải có kiểu gen Dd.
 Vậy kiểu gen của 6 con trâu trên là:
- Trâu đực trắng 1 có kiểu gen dd 
- Trâu đen 2 có kiểu gen Dd 
- Nghé trắng 3 có kiểu gen dd 
- Nghé đen 4 có kiểu gen Dd 
- Trâu đen 5 có kiểu gen Dd 
- Nghé trắng 6 có kiểu gen dd
* Sơ đồ lai minh hoạ (1 điểm)
 P: Trâu đực trắng (1) X Trâu cái đen (2) 
 dd Dd
 G: d D : d
 F Dd dd
 ( Nghé đen 4) ( Nghé trắng 2)
 P : Nghé đen (4) X Trâu đen (5)
 Dd Dd
 G: D : d D : d
 F: 1DD : 2Dd : 1dd
 (nghé trắng 6)
Câu4 ( 6điểm: mỗi ý cho 2 điểm)
a, Số tinh nguyên bào tạo thành:
 2.24 = 32 ( tinh nguyên bào )
 Số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tạo tinh nguyên bào: 
 2.( 24 – 1) .8 = 240 (NST)
b, Số lượng tinh trùng được tạo thành:
 32.4= 128 ( tinh trùng)
 Số NST có trong các tinh trùng:
 128.4 = 712 (NST) 
 c, Số tinh trùng đã tham gia thụ tinh: 
 128. 25% = 32 (tinh trùng)
 Theo nguyên tắc thụ tinh ta có: Số lượng trứng thụ tinh = số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh và bằng 32.
Vậy có 32 trứng tham gia thụ tinh và 32 hợp tử tạo thành. 
 d, số noãn nguyên bào tạo trứngbằng số trứng được tạo thành và băng 32.
 Vậy có 32 noãn nguyên bào tạo trứng
 Hết

File đính kèm:

  • docde thi HSG sinh9.doc
Đề thi liên quan