Đề thi học kỳ II khối 10 môn : ngữ văn ( thời gian : 90 phút ) Trung tâm GDTX- PX

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II khối 10 môn : ngữ văn ( thời gian : 90 phút ) Trung tâm GDTX- PX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD- ĐT Hà Nội
Trung tõm GDTX- PX
ĐỀ 1 CHÍNH
THỨC 
------*** --------
ĐỀ THI HỌC KỲ II KHỐI 10
Mụn : Ngữ văn
( Thời gian : 90 Phỳt )
 Ngày thi thỏng năm 2009
Họ và tờn : …......…………………..……………… Lớp : ….… SBD..............

I. Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Trong bài thơ “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu, hình tượng sông Bạch Đằng đẹp và hào hùng, cả trong quá khứ và hiện tại, được nhìn, miêu tả, tái hiện chủ yếu và trực tiếp qua cái nhìn của:
A. Nhân vật “khách”	C. Tác giả
B. Nhân vật “các bô lão”	D. “khách” (phần đầu), “các bô lão” (phần sau)
2. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói
A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh
B. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu
C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng
D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và chau chuốt 
3. Chất “trữ tình sâu sắc” của Nguyễn Trãi được thể hiện tập trung nhất ở các tác phẩm nào?
A. Bình ngô đại cáo, dư địa chí, Lam Sơn thực lục
B. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
C. Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục
D. ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
4. Mục đích sáng tác “Đại cáo bình Ngô” là: 
A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn
B. Tó cáo tội ác của quân xâm lược
C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh
D. Biểu dương sức mạnh, công trạng của quân khởi nghĩa Lam Sơn
5. Trong đoạn trích “Trao duyên” hình ảnh ẩn dụ: “Trâm gãy gương tan” có ngụ ý gì?
A. Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người, cướp của.
B. Tiếc nuối những kỷ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa
C.Tiếc nuối, cảm thương cho tình duyên không nguyên vẹn của Thuý Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng
D. Diễn tả tình trạng tình duyên tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thuý Kiều và Kim Trọng
6. Hình ảnh ẩn dụ “Bướm chán ong chường” trong đoạn trích “Nỗi thương mình” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có hàm ý gì?
A. Tấm thân bị đem ra làm thứ đồ chơi chán chê cho khách làng chơi
B. Bướm cũng chán, ong cũng chê không muốn đến đậu
C. Tự mình thấy chán chính mình
D. Cuộc sống đầy những chuyện buồn, không có niềm vui
7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau là gì?
Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
A. So sánh	C. Hoán dụ
B. ẩn dụ	D. Nói quá
8. Điểm khác biệt nhất của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
A. Dùng nhiều từ tượng thanh	C. Dùng nhiều từ láy
B. Dùng nhiều từ tượng hình	D. Dùng nhiều biện pháp tu từ
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 : (3 điểm)
Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo do Đoàn trường TT.GDTX Phú Xuên phát động, với chủ đề: “Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp”
Câu 2: (5 điểm)
Anh chị có thể chọn một trong hai đề sau
1. Hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu về một nghành thủ công mỹ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá) của địa phương mình?
2. Khi Thuý Kiều buộc phải bán mình để cứu cha và em, nàng nhờ Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng... Quay về với hiện tại thảm khốc, Kiều đau đớn thốt lên:
“ Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao hết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều trong những câu thơ trên?

	Bài Làm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docde thi hoc ky II(1).doc