Kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn lớp 10 (hệ GDTX)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn lớp 10 (hệ GDTX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TRUNG CẤP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ
 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1,0 điểm)
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 
Câu 2: (1,0 điểm)
	Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

a) 	Đầu xanh đã tội tình gì,
	 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.	
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Xưa phù du mà nay đã phù sa,
	 Xưa bay đi mà nay không trôi mất	
	(Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)
Câu 3: (1,0 điểm)
	Nhớ và chép lại chính xác bản phiên âm và dịch thơ bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch.
Câu 4: (2.0 điểm)
Cảm nhận của (anh) chị về bài ca dao sau:
	Thân em như tấm lụa đào,
	Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu 5: (5.0 điểm) 
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai đề sau: (Đê 1 hoặc Đề 2):
Đề 1: Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy .
Đề 2: Cảm nhận của anh(chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – Bài 43).

--------------------------------------Hết --------------------------------------
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013

Câu 1: (1.0 điểm). 
 * Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động….(0.5 điểm)
- Các nhân tốt của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Nhân vật giao tiếp
+ Hoàn cảnh giáo tiếp
+ Nội dung và mục đích giao tiếp
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp
* Lưu ý: Thiếu hai nhân tố trừ 0.25 điểm
Câu 2: ( 1.0 điểm)
	Chỉ ra và phân tích được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ:
a) - Hoán dụ: Đầu xanh, má hồng
Chỉ Thuý Kiều
 + Đầu xanh: chỉ người còn trẻ (0.25 điểm)
 + Má hồng: người con gái trẻ đẹp (0.25 điểm)
b) - Ẩn dụ: Phù du, phù sa
 + Phù du: kiếp sống trôi nổi, phù phiếm (0.25 điểm)
 + Phù sa: cuộc mới đầy triển vọng (0.25 điểm)
 * Lưu ý: Chỉ ra được phép ẩn dụ hoặc hoán dụ vẫn được 0.25
Câu 3: (1.0 điểm)
 	Chép lại chính xác bài thơ bản phiên âm và dịch thơ bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch (1 điểm):
Chép đúng bài thơ: 1 điểm
Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm
Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm
Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm
Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm
Câu 4: (2.0 điểm)

Câu 3
Đáp án
Điểm

Học sinh có những cách phân tích khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:


- Bài ca dao trên nằm trong chùm những bài ca dao than thân, tình nghĩa mở đầu bằng môtuýp quen thuộc: Thân em…
 0.5đ

- Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (tấm lụa đào) nhưng số phận của họ thật chông chênh, luôn bị phụ thuộc (biết vào tay ai)
1.5đ

* Lưu ý: + Khi phân tích HS phải chỉ ra và phân tích được các thủ pháp nghệ thuật cơ bản của câu ca dao (hình ảnh so sánh ẩn dụ; từ láy gợi hình phất phơ) giáo viên mới cho điểm tối đa.
 + Khuyến khích những học sinh có liên hệ đối chiếu với những bài ca dao cùng đề tài, môtuyp.


Câu 5: (5.0 điểm)

ĐỀ 1:
I. YÊU CẦU CHUNG:
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung: Kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Rùa vàng).
 - Tư liệu : Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy .
II. YÊU CẦU CỤ THỂ : 
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 - HS nắm kĩ năng làm bài văn tự sự.
 - Bố cục đủ 3 phần: Mở truyện, Thân truyện, Kết truyện.
 - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 - Hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả.
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 - Về nội dung : 
 + Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện. 
 + Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai. 
 - Về phương pháp : 	
 + Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
 + Hoá thân vào nhân vật Rùa vàng, kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
 + Đảm bảo đầy đủ các sự kiện xảy ra với nhân vật Rùa vàng, không lược bỏ hoặc thêm vào tuỳ tiện
 + Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
 III: BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 5 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp.
 - Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp,có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự kiện không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
 - Điểm 2 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào yêu cầu của đề để cho các biểu điểm. Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có sáng tạo phù hợp.

ĐỀ 2: 

Câu 5
Đáp án
Điểm

I.YÊU CẦU KỸ NĂNG
- Trên cơ sở Hs nắm vững nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ “Cảnh ngày hè”, nêu được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi.
- Biết trình bày bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.



II. YÊU CẦU KIẾN THỨC
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:




- Giới thiệu sơ lược bài “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

1.0đ


- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đoán nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu đầy sức sống.

1.5đ

- Trong bất kì hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó, dấy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của Vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh “dân giàu đủ khắp đòi phương”.
1.5đ

- Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ.
1.0 đ

* Lưu ý: 
- Các nội dung trên cần được làm sáng tỏ qua việc phân tích những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, trình bày bằng cảm xúc chân thật qua bài viết.
- Tư duy mạch lạc, khoa học, đánh giá, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo.




File đính kèm:

  • docDE THI VA DAP AN NGU VAN 10 20122013.doc