Đề kiểm tra học kỳ II lớp 10 năm học 2007 – 2008 môn thi: ngữ văn thời gian: 90 phút

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II lớp 10 năm học 2007 – 2008 môn thi: ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

mã ký hiệu
Đ04V – 08 KTHKIIL10
Đề kiểm tra học kỳ II lớp 10
Năm học 2007 – 2008
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút
(Đề này gồm: 20 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận, gồm 4 trang)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3đ)
	( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1:Chữ “cáo” trong nhan đề tác phẩm cùng nghĩa với chữ “cáo” nào sau đây:
A. Cáo bệnh
C. Cáo lão
B. Cáo tạ
D. Bố cáo
Câu 2: “Đại cáo Bình Ngô” được sáng tác vào thời điểm nào ?
A. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi.
B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Ngô thắng lợi.
C. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi.
D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Câu 3: Kết luận nào không đúng ?
	So sánh đoạn trích trong “Phú sông Bạch Đằng
	“Sông chìm giáo gẫy, gò đầy xương khô - Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu – Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá – Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Với đoạn thơ trong “Bạch Đằng hải khẩu (Nguyễn Trãi): “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc – Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng – Quan hà hiểm yếu trời kia đặt – Hào kiệt công danh đất ấy từng – Việc trước quay đầu ôi đã vắng – Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng” ta thấy điểm gặp gỡ chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai tác giả về mặt cảm hứng chủ đạo là:
Lòng yêu nước và niềm hoài cảm tha thiết về thời oanh liệt đã qua.
Lòng tự hào sâu xa về vẻ đẹp thiên nhiên và truyền thống đất nước.
Thái độ, tâm sự buồn chán, bất bình với tình cảnh nước nhà hiện tại.
Câu 4: Dòng nào diễn đạt đúng về vai trò của tiếng Việt ?
Tiếng nào là tiếng nói của dân tộc Việt, một dân tộc trong 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Tiếng Việt được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt – dân tộc đa số trong 54 dân tộc của Việt Nam.
Tiếng Việt có lịch sử phát triển từ rất lâu đời.
Câu 5: Dòng nào khái quát được yêu cầu sử dụng tiếng Việt ?
Sử dụng đúng và chính xác
Sử dụng hay và phong phú
Sử dụng chính xác và phong phú
Sử dụng đúng và hay.
Câu 6: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
Giải trí và tuyên truyền
Thông tin và thẩm mĩ.
Nhận thức và giao tiếp.
Giáo dục và tuyên truyền.
Câu 7: Khi nói: Giọng thơ Tố Hữu, ngôn ngữ Nguyễn Tuân, văn Vũ Trọng Phụng .... là người ta muốn nói tới:
Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cá thể hoá (dấu ấn riêng của tác giả)
Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương.
Câu 8: 	... “Người lên ngựa, kẻ chia bào
	Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san ...”
	(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
	Câu lục trong đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào ?
	A. Phép đối	C. Phép so sánh
	B. Phép điệp	D. Phép tỉnh lược
Câu 9: Đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận gì ?
	“ Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lý, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người. 
Quy nạp
Diễn dịch
Nêu phản đề
Tổng hợp
Câu 10: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau là gì ?
Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.
	A. So sánh	C. Hoán dụ
	B. ẩn dụ	D. Nói quá
Câu 11: Cho bài ca dao ở câu 10, hãy nối hình ảnh ở cột A và cách hiểu phù hợp ở cột B.
A
B
1. Nước giếng sâu
a. Sự nông cạn, hời hợt
2. Nối sợi gầu dài
b. Trao gửi tấm lòng, kết nối nhịp cầu tình cảm
3. Nước giếng cạn
c. Đau xót khi tấm chân tình đã bị đặt nhầm chỗ
4.Tiếc hoài sợi dây
d. Tình cảm chân thành tha thiết

Câu 12: Chọn dòng thích hợp nhất để hoàn thành câu văn sau:
Nguyễn Du/..... /tên chữ là/......./, tên hiệu là/........./. sinh năm ất Dậu/...../; quê cha ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh /....../
1755 – 1820/ Thanh Hiên/ Tố Như/ Thăng Long/ Hà Tĩnh.
1765 – 1820 / Tố Như/ Thanh Hiên/ Thăng Long/ Hà Tĩnh.
1765 – 1820 / Tố Như/ Thanh Hiên/ Thăng Long/ Nghệ Tĩnh.
1756 – 1820 / Tố Như/ Thanh Hiên/ Thăng Long/ Bắc Ninh.
Câu 13: Chữ “xuân” trong câu “Những mình nào biết có xuân là gì”( Truyện Kiều- Nguyễn Du) có nghĩa là gì ?
	A. Mùa Xuân	C. Tình yêu / vui thú
	B. Tuổi trẻ	D. Hạnh phúc
Câu 14: Chữ “ốc” trong câu “Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc” (Chinh phụ ngâm khúc), cần phải hiểu là:
	A. Đảo vắng	C. Con ốc biển làm chụp đèn
	B. Nhà	D. Tiếng mô phỏng âm thanh
Câu 15: Trong khổ thơ:
	“Gà eo óc gáy sương năm trống
	 Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
	 Khắc giờ đằng đằng như niên
	 Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
	Có hai thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả rõ nhất là:
Đối ngẫu, sử dụng từ láy
Đối ngẫu, so sánh
Sử dụng từ láy, nói quá
So sánh, nói quá
Câu 16: 	 
	 “Vừng trăng vằng vặc giữa trời
	 Đinh ninh hai miệng một lời song song
	 Tóc tơ căn vặn tấc lòng
 Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương....”
	Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào ? Của ai ?
Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm
Thề nguyền – Nguyễn Du
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Câu 17: Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” theo một cuốn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân có tên là:
Kim Vân Kiều truyện
Kim Kiều truyện
Kim Kiều tân truyện
Kim Vân Kiều tân truyện
Câu 18: Cuối đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, Trương Phi đã khóc, vì sao ?
Vì vui sướng, cảm động
Vì buồn tủi.
Vì hối hận
Cả A và C.
Câu 19: Hai chữ “Hiền tài” trong bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được dành riêng để chỉ:
Người hiền lành và có tài
Người tài cao, học rộng và có đạo đức
Người tài có đạo đức
Người vừa có tài vừa có đức
Câu 20: Quan hệ lập luận giữa “nguyên khí thịnh” và “thế nước mạnh” trong vế câu : “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh” là quan hệ nào ?
Điều kiện - kết quả
Nguyên nhân – kết quả
Kết quả - nguyên nhân
Kết quả - điều kiện

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1đ): Nêu ý nghĩa của “Hồi trống” kết thúc đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung).
Câu 2: (1,5đ): Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua hai câu thơ:
	“Cậy em em có chịu lời
	 Ngồi lên cho chịu lạy rồi sẽ thưa”
	(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 3: (4đ) Trình bày khát vọng sống hạnh phúc qua các trích đoạn trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) và Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Câu 4: (0,5đ) Ghi lại đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Hết





mã ký hiệu
HD04V – 08 KTHKIIL10
Hướng dẫn chấm kiểm tra học kỳ II Năm học 2007 – 2008
Môn thi: Ngữ văn


Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
C
B
D
B
B
A
B
B

Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
1-d
2-b
3-a
4-c
B
C
B
C
D
A
D
D
A
(Mỗi câu đúng cho 0,15 điểm)

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1:
a) HS cần nêu một cách ngắn gọn ý nghĩa của “hồi trống “:
 – “Đó là hồi trống thách thức 
 - minh oan 
- và đoàn tụ 
- kết nghĩa anh em, bạn bè ... phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền ...”
b) Cho điểm:
- Nêu đúng, đủ, ngắn gọn 	(1 đ)
- Thiếu mỗi ý trừ 	(0,25 đ)
- Nếu chỉ nêu được 3 ý đầu nhưng có sáng tạo thì vẫn cho điểm khuyến khích (1 điểm).

Câu 2:
a) Yêu cầu:
-HS qua phân tích thấy được tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du
-Từ dùng chính xác, có chọn lọc
-Đưa được ngôn ngữ “nôm” vào thơ.
b) Cho điểm:
-HS nhận xét và phân tích được ý 1 (1 điểm)
-HS nhận xét được ý 2 (0,5 điểm)

Câu 3:
a) Kỹ năng: HS viết thành bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không lỗi chính tả, dùng từ,biết câu.
b). Kiến thức: HS cần làm rõ những nội dung sau:
-“Bạc mệnh” của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Khát vọng hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ qua các trích đoạn đã học trong chương trình.
-Giá trị nhân đạo sâu sắc của các tác phẩm.
c) Cho điểm:
-Bài đáp ứng các yêu cầu (4 điểm)
-Đáp ứng yêu câù kỹ năng và yêu cầu 1 phần kiến thức (3 điểm)

Câu 4: 
-HS nêu ngắn gọn, đầy đủ nội dung phần ghi nhớ trong SGK “Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du” (0,5đ)
-Mỗi ý cho 0,25 điểm (Nội dung và nghệ thuật)
Hết







File đính kèm:

  • docDe thi dap an thi HKII lop 10 Mon Ngu van.doc