Đề thi học kì II Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Thổ Châu

docx6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Thổ Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THCS Thæ Ch©u
Hä vµ tªn:
Líp:.
§iÓm
KiÓm tra cuèi häc k× II n¨m häc 2012-2013
M«n: Khoa học 4
Thêi gian: 40 phót
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9).
Câu 1. Khi bật quạt điện, ta thấy có gió được thổi từ phía cánh quạt. Nguyên nhân có gió là :
Gió được sinh ra từ cánh quạt.
Gió được sinh ra từ trong quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.
Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.
Câu 2. Tác hại mà bão có thể gây ra là :
Làm đổ nhà cửa.
Phá hoa màu.
Gây ra tai nạn cho con người.
Tất cả các ý trên.
Câu 3. Việc nào sau đây không nên làm để phòng chống tác hại do bão gây ra ?
Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường.
Tranh thủ ra khơi đánh bắt cá khi nghe tin bão sắp đến.
Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết.
Cắt điện ở những nơi cần thiết.
Câu 4. Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm không khí ?
Khói, bụi, khí độc.
Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh.
Tiếng ồn.
Tất cả các yếu tố trên.
Câu 5. Vật nào sau đây tự phát sáng ?
Trái Đất.
Mặt Trăng.
Mặt Trời.
Cả 3 vật kể trên.
Câu 6. Phát biểu nào không đúng về vai trò của ánh sáng mặt trời ?
Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.
Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh.
Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.
--
Câu 7. Cắm một ống vào một bình nước (Hình vẽ). Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước trong ống cao lên còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Hiện tượng đó cho ta biết điều gì ?
Nước bay hơi.
Nước có thể thấm qua một số vật.
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Nước nở ra hoặc co lại khi nóng lên hoặc lạnh đi.
Câu 8. Ý kiến nào sau đây là không đúng về thực vật ?
Thực vật lấy khí các-bô-nic và thải ô-xi trong quá trình quang hợp.
Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.
Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày.
Cả 3 ý trên.
Câu 9. Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành chất hữu cơ (như chất bột đường) ?
Con người.
Thực vật.
Động vật.
Tất cả các sinh vật.
Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, lâu hơn, không khí, ô-xi.
Câu 10. Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ  của các câu sau cho phù hợp.
Càng có nhiều (1) .càng có nhiều ô-xi và (2).diễn ra (3) ..
(4) trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra (5).
Câu 11. Bạn Mai muốn tìm hiểu xem nước có phải là yếu tố cần cho sự phát triển của cây hay không. Bạn làm thí nghiệm như sau : tưới nước cho cây ở chậu A hằng ngày nhưng không tưới cho cây ở chậu B. Sau đó một vài ngày, Mai so sánh các cây để rút ra nhận xét về vai trò của nước đối với sự phát triển của cây. Để cho thí nghiệm thành công thì bạn Mai cần phải giữ một số yếu tố khác như nhau ở hai chậu cây. Hãy nêu 3 trong số các yếu tố đó.
Tr­êng THCS Thæ Ch©u
Hä vµ tªn:
Líp:.
§iÓm
KiÓm tra cuèi häc k× II n¨m häc 2012-2013
M«n: Lịch sử 4
Thêi gian: 40 phót
Đề bài : 
Câu 1. Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện và nhận định ở cột B sao cho đúng.
B
a) Bình Ngô đại cáo phản ánh khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc.
b) Đại phá quân Thanh
c) Hồng Đức quốc âm thi tập, tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng 
d) Khởi nghĩa Lam Sơn
e) Đổi tên nước là Đại Ngu
A
1. Hồ Quý Ly
2. Lê Lợi
3. Lê Thánh Tông
4. Nguyễn Trãi
5. Quang Trung
Câu 2. Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm () của đoạn văn cho phù hợp : 
a) kiến trúc ; b) nghệ thuật ; c) di sản văn hóa; d) quần thể.
“Kinh thành Huế là một ..(1) các công trình ..(2) và .(3) tuyệt đẹp.
Đây là một (4) chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta”.
Câu 3. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
Câu 4. Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp để trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng.
Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào ải.
Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.
Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Thứ tự thích hợp là : ..
Tr­êng THCS Thæ Ch©u
Hä vµ tªn:..
Líp:.
§iÓm
KiÓm tra cuèi häc k× II n¨m häc 2012-2013
M«n: Địa lí 4
Thêi gian: 40 phót
Đề bài: 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (đối với các câu từ 1 đến 4).
Câu 1. Ở nước ta, đồng bằng còn nhiều đất chua, đất mặn là: 
Đồng bằng Bắc Bộ.
Đồng bằng duyên hải miền Trung
Đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung :
Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh
Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm
Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, người Chăm
Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người
Câu 3. Ý nào sau đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở duyên hải miền Trung ?
Bãi biển đẹp
Khí hậu mát mẻ quanh năm
Nước biển trong xanh
Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
Đất đai màu mỡ
Khí hậu nắng nóng quanh năm 
Có nhiều đất chua, đất mặn
Người dân tích cực sản xuất
Câu 5. Quan sát Bảng số liệu về diện tích và số dân của một số thành phố (năm 2003) sau :
Thành phố
Diện tích (km2)
Số dân (người)
Hà Nội
 921
2 800 000
Hải Phòng
1 503
1 700 000
Đà Nẵng
1 247
700 000
Thành phố Hồ Chí Minh
2 090
5 400 000
Cần Thơ
1 389
1 112 000
Năm 2003, thành phố Cần Thơ có diện tích và số dân là bao nhiêu ?
Thành phố Cần Thơ có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố có trong bảng ?
 Câu 6. Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta.

File đính kèm:

  • docxDE KTCKII KHLSDL.docx