Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2012-2013

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I. NĂM HỌC 2012 – 2013
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2012
Họ và tên:Lớp 5
 Môn: Toán (Thời gian làm bài 35 phút)
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ A
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
 1. Chữ số 5 trong số 346,789 có giá trị là:
A. 8 B. C. D. 
5ha 3460 m2 = ..m2
 A. 5346	B. 50346	C. 53460	 D. 534600
 3. 1 giờ = phút
 	A. 65	B. 70	C. 80	 D. 90
 4. Viết hỗn số thành số thập phân là:
	 a. 0,5	b. 0,05	c. 5,0	 d. 50,0
 3. Số gồm 3 chục, 6 đơn vị và 7 phần trăm được viết là:
	a. 36,7	b. 36,07	c. 36,007	d. 36,70 
Bài 2: 
Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính:
1 + 2 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. 
2 x 3 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 b. Tính: 
	45890 + 135 x 206 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . .. 
Bài 3: Một đội trồng rừng, cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ?
Bài 4: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
	34,75 ; 37,43 ; 34,57 ; 37,34 ; 34,075
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2011
Họ và tên:Lớp 5
 Môn: Toán (Thời gian làm bài 35 phút)
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ B 
Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
	34,75 ; 37,43 ; 34,57 ; 37,34 ; 34,075
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Bài 2: 
Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính:
1 + 2 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. 
2 x 3 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 b. Tính: 
	45890 + 135 x 206 = . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . .. 
Bài 3: Một đội trồng rừng, cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ?
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
5ha 346 m2 = ..m2
 a. 534600	b. 53460	c. 50346	 d. 5346
 2. Phân số được viết dưới dạng số thập phân là:
	 a. 50,0	b. 5,0	c. 0,5	 d. 0,05
 3. Số gồm 3 chục, 6 đơn vị và 7 phần trăm được viết là:
	a. 36,7	b. 36,70	c. 36,07	d. 36,007 
 4. Chữ số 6 trong số 75,096 có giá trị là:
	a. 6 b. 	 c. 	d. 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I. NĂM HỌC 2011 – 2012
LỚP 4
 	Môn: Tiếng Việt
 I. Kiểm tra đọc thành tiếng
HS bốc thăm đọc một trong các bài Tập đọc sau:
- Những hạt thóc giống TV4- TậpII - Trang 46
 	- Chị em tôi Trang 59
 	- Trung thu độc lập Trang 66
 	- Đôi dày ba ta màu xanh Trang 81
 	- Thưa chuyện với mẹ Trang 85
Hướng dẫn đánh giá điểm đọc
 - Điểm 5: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy đoạn văn, đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 80 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí cụm từ dài và dấu câu. Có giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
 - Điểm 4: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy đoạn văn, đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 80 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí cụm từ dài và dấu câu. 
 - Điếm 3: Đọc rõ ràng, trôi chảy đoạn văn, đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 80 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. 
 - Điểm 2 : Đọc chậm, tốc độ chưa đảm bảo, ngắt- nghỉ hơi chưa đúng.
 - Điểm 1: Đọc quá chậm, sai nhiều từ, đọc còn ê a.
 II. Kiểm tra viết
	Chính tả: Nghe – viết (25 phút)
	Bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
	Viết từ “Bước vào phòng ra khỏi nhà”.
 Bài tập : Điền tiếng bắt đầu ch hoặc tr vào chỗ trống cho phù hợp:
	. . . . . bị ; vũ . . . . ; . . . . . . gai ; . . . . . tuệ. 
Tập làm văn : (30 phút)
 Đề bài: Hãy viết một bức thư thăm bạn ở nơi khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình trường, lớp của em.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012
LỚP 5
 	Môn: Tiếng Việt
 I. Kiểm tra đọc thành tiếng
HS bốc thăm đọc một trong các bài Tập đọc sau:
- Những con sếu bằng giấy TV5 – Tập I – Trang 36
- Một chuyên gia máy xúc Trang 45
 	- Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai Trang 46
 	- Những người bạn tốt Trang 64
 	- Kì diệu rừng xanh Trang 75
Hướng dẫn đánh giá điểm đọc
 - Điểm 5: Đọc trôi chảy, lưu loát đoạn văn; đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 100 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí cụm từ dài và dấu câu. Có giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
 - Điểm 4: Đọc trôi chảy, lưu loát đoạn văn; đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 100 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí cụm từ dài và dấu câu. 
 - Điểm 3: Đọc trôi chảy, rành mạch đoạn văn; đảm bảo đúng tốc độ (khoảng 100 tiếng/phút). Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. 
 - Điểm 2 : Đọc chậm, tốc độ chưa đảm bảo, ngắt- nghỉ hơi chưa đúng.
 - Điểm 1: Đọc quá chậm, sai nhiều từ, đọc còn ê a. 
 II. Kiểm tra viết
	Chính tả: Nghe – viết (25 phút)
	Bài : Kì diệu rừng xanh TV5. Tập 1 –Trang 75
	Viết từ: “Loanh quanh trong rừng. lúp xúp dưới chân”
 Bài tập : Điền vào chỗ chấm tiếng bắt đầu ch hay tr?
a. . . . . . quầng thì hạn, . . . . . tán thì mưa.
b. . . . . . . sức, . . . . . . . lòng.
Tập làm văn : (30 phút)
Đề bài: Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2011
Họ và tên:.Lớp 5
 Môn: Tiếng Việt 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ A
Kiểm tra đọc – hiểu: (25 phút)
 	Đọc thầm bài: Những người bạn tốt
	A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp biển đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
	Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
	Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Bọn chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
	Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
 Theo Lưu Anh	
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau
Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
 a. Vì ông không muốn bọn cướp giết hại.
 b.Vì bọn cướp biển nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
 c. Vì ông biết đã có đàn cá heo cứu mình.
 2. Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát ?
	a. Tham gia cuộc thi ca hát ở Xi-xin.
	b. Xin được hát bài hát mình yêu thích trước khi buộc phải chết.
	c. Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn mê say nhất.
 3. Cá heo có những phẩm chất nào đáng quý ?
a.Yêu thích ca hát, biết thưởng thức giọng hát hay và biết cứu giúp
 người trong lúc gặp nạn trên biển.
b. Cá heo biết làm xiếc, thích múa hát trên biển
 c. Cá heo thích con người hát và biểu diễn cho chúng xem.
Câu 2: Trong các cặp từ sau, cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ đồng nghĩa ?
Kinh đô – Thủ đô.
Thông minh – ngu dốt.
Hành trình – hành động.
Câu 3: Dòng từ nào dưới đây chỉ toàn từ láy?
	a. Say sưa, sửng sốt, lạ lùng, ngoan ngoãn.
	b. Long lanh, cây cối, tự do, thủy thủ.
	c. La Mã, thủy thủ, kì lạ, yêu quý.
Câu 4: Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu dưới đây:
Xấu người đẹp nết
 Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
c. Kính già yêu trẻ.
Câu 5: Hãy xác định bộ phận trong câu sau (Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ).
Dưới ánh trăng thu, chúng em rước đèn , phá cỗ.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2011
Họ và tên:.Lớp 5
 Môn: Tiếng Việt 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ B
Kiểm tra đọc – hiểu: (25 phút)
 	Đọc thầm bài: Những người bạn tốt
	A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp biển đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
	Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
	Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Bọn chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
	Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
 Theo Lưu Anh	
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau
Câu 1: Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu dưới đây:
Xấu người đẹp nết
b. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
c. Kính già yêu trẻ.
Câu 2: Hãy xác định bộ phận trong câu sau (Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ).
Dưới ánh trăng thu, chúng em rước đèn , phá cỗ.
Câu 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
 a.Vì bọn cướp biển nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
 b. Vì ông biết đã có đàn cá heo cứu mình. 
 c. Vì ông không muốn bọn cướp giết hại.
 2. Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát ?
	a. Tham gia cuộc thi ca hát ở Xi-xin.
	b. Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn mê say nhất.
	c. Xin được hát bài hát mình yêu thích trước khi buộc phải chết.
 3. Cá heo có những phẩm chất nào đáng quý ?
a. Cá heo biết làm xiếc, thích múa hát trên biển.
 b. Cá heo thích con người hát và biểu diễn cho chúng xem.
c.Yêu thích ca hát, biết thưởng thức giọng hát hay và biết cứu giúp
 người trong lúc gặp nạn trên biển.
Câu 4: Trong các cặp từ sau, cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ đồng nghĩa ?
a.Thông minh – ngu dốt.
b. Hành trình – hành động.
c. Kinh đô – Thủ đô.
Câu 5: Dòng từ nào dưới đây chỉ toàn từ láy?
	a. Long lanh, cây cối, tự do, thủy thủ.
	b. La Mã, thủy thủ, kì lạ, yêu quý.
c. Say sưa, sửng sốt, lạ lùng, ngoan ngoãn.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2011
Họ và tên:.Lớp 4
 Môn: Tiếng Việt 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ A
Kiểm tra đọc – hiểu: (25 phút)
 Đọc thầm bài: Chị em tôi
	Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
	- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
	Ba tôi mỉm cười:
	- Ờ, nhớ về sớm nghe con !
	Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.	
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển qua dận dữ và mặc
lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
	Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự dận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
	- Em đi tập văn nghệ.
	- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ?
	Nó cười giả bộ ngây thơ:
	- Ủa chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !
	Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
	- Các con nhớ bảo ban nhau mà học cho nên người.
	Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
 Theo LIÊN HƯƠNG
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau
Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 1.Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận ?
a. Vì cô thương ba và biết mình đã phụ lòng tin ở ba.
b. Vì cô đã nói dối ba rất nhiều lần.
c. Vì cô đã quen với việc nói dối.
 2. Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ ? 
	a. Giúp cô chị nhận ra thói xấu của chính mình.
	b. Cô chị thấy nói dối làm ba buồn rầu.
	c. Chị sợ em chẳng lo học hành và hiểu mình đã làm gương xấu cho em.
	d. Vì tất cả những lí do trên. 
 3. Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
 a. Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa.
 b.Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ 
 c. Cả hai ý trên.
 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
	a. Không nên nói dối cha mẹ.
	b. Không được coi thường em.
	c. Nói dối để đi chơi là một tính xấu, là thiếu tự trọng và tự hại mình. 
Câu 2: Gạch chân các động từ trong câu văn sau:
Buổi tối ở nhà em thường giúp mẹ làm nhiều việc: rửa bát, quét dọn
 nhà cửa,  
Câu 3: Đặt một câu có từ trung thực. Gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
 Thứ  ngày.. tháng 10 năm 2011
Họ và tên:.Lớp 4
 Môn: Tiếng Việt 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ B
Kiểm tra đọc – hiểu: (25 phút)
 Đọc thầm bài: Chị em tôi
	Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
	- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
	Ba tôi mỉm cười:
	- Ờ, nhớ về sớm nghe con !
	Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.	
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển qua dận dữ và mặc
lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
	Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự dận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
	- Em đi tập văn nghệ.
	- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ?
	Nó cười giả bộ ngây thơ:
	- Ủa chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !
	Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
	- Các con nhớ bảo ban nhau mà học cho nên người.
	Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
 Theo LIÊN HƯƠNG
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau
Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 1.Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận ?
a. Vì cô đã nói dối ba rất nhiều lần.
b. Vì cô đã quen với việc nói dối.
c. Vì cô thương ba và biết mình đã phụ lòng tin ở ba.
 2. Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ ? 
	a. Giúp cô chị nhận ra thói xấu của chính mình.
	b. Cô chị thấy nói dối làm ba buồn rầu.
	c. Chị sợ em chẳng lo học hành và hiểu mình đã làm gương xấu cho em.
	d. Vì tất cả những lí do trên. 
 3. Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
 a. Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa.
 b.Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ 
 c. Cả hai ý trên.
 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
	a. Không nên nói dối cha mẹ.
b. Nói dối để đi chơi là một tính xấu, là thiếu tự trọng và tự hại mình. 
	c. Không được coi thường em.
Câu 2: Gạch chân các động từ trong câu văn sau:
Buổi tối ở nhà em thường giúp mẹ làm nhiều việc: rửa bát, quét dọn
 nhà cửa,  
Câu 3: Đặt một câu có từ trung thực. Gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docde kiem tra giua ki 1 lop 5.doc