Đề thi dự bị tuyển sinh lớp 10 THPT (Hải Dương) năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi dự bị tuyển sinh lớp 10 THPT (Hải Dương) năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
 Đề dự bị
Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm : 01 trang 
Phần I: (2.5 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau và các câu hỏi, sau đó viết lại vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A hoặc B,C,D)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Theo Ngữ văn 9-Tập 2, NXBGD-2005, trang 55,56)
1) Đoạn thơ đựơc trích từ văn bản nào?
A.Sang thu	B. Viếng lăng Bác	C. Mùa xuân nho nhỏ D. Nói với con	
2) Ai là tác giả của đoạn thơ?
A. Hữu Thỉnh	B. Viễn Phương	C.Y Phương	D. Thanh Hải
3) Tác giả viết bài thơ trong hoàn cảnh nào ?
A. Đang cùng mọi người đón xuân 	B. Sau một trận chiến đấu trở về
C. Đang ở một trại sáng tác	D. Đang nằm trên giường bệnh
4) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?
A.Miêu tả	B. Tự sự	C. Biểu cảm	D. Nghị luận
5) Nhà thơ nào có giọng điệu thơ sôi nổi trẻ trung, hóm hỉnh mà sâu sắc?
Chính Hữu. 	B. Phạm Tiến Duật. 	C. Huy Cận. 	D. Nguyễn Duy.
6) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ ánh trăng im phăng phắc”?
A. Nhân hóa. 	B. So sánh. 	C. nói quá. 	D. Hoán dụ.
7) Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường đựợc dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Cách hiểu trên về thuật ngữ đúng hay sai.
	A. Đúng 	B. Sai
8) Huy Cận sử dụng bút pháp nào để xây dụng hình ảnh Thuyền ta lái gió với buồm trăng?
A. Bút pháp tả thực. B. Bút pháp lãng mạn.	C. Bút pháp tượng trưng. D. Cả A,B, C đều sai.
9) Nhân vật anh Sáu trong truyện Chiếc lược ngà đã khắc lên chiếc lược ngà dòng chữ nào?
A. Yêu nhớ tặng Thu con của ba.	B. Tặng Thu con của ba
C. Tặng con gái.	D. Yêu nhớ tặng Thu
10) Dòng nào dưới đây không thể hiện giá trị nội dung Truyện Kiều:
Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công.
Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trớc một số phận bi kịch của con người.
Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
Truyền Kiều là tiếng nói yêu nước sâu sắc mãnh liệt.
Phần II: Tự luận (7.5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm).
	Chép lại (theo trí nhớ) một câu thơ có từ hát trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 
Từ hát được lặp lại mấy lần trong bài thơ? Tác dụng của sự lặp lại đó?
Câu 2: (6,0 điểm).
	Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
------------------------------Hết-----------------------------
Họ tên thí sinh: .......................Số báo danh.
Chữ kí của giám thị 1 .......................Chữ kí của giám thị 2.....
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
 Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
 Năm học 2008-2009
 Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
 Đợt I ngày 26 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn
I. yêu cầu chung 
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II. yêu cầu cụ thể
Phần I: Trắc nghiệm 
	Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
D
C
B
A
A
B
A
D
 Phần II: Tự luận 
Câu 1: 
- Chép lại 1 trong 4 câu thơ sau: 0.25 điểm
	 Câu hát căng buồm cùng gió khơi	
	 Ta hát bài ca gọi cá vào	
	 Hát rằng: cá bạc biển đông lặng	
	 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 - Từ hát lặp lại 4 lần trong bài thơ: 0.25 điểm	
 - Tác dụng của việc lặp lại từ "hát":	0,5 điểm
	+ Thể hiện không khí lao động vui tươi, niềm vui của con người tự tin làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời
 	+ Tạo cảm xúc lãng mạn của bài thơ
Câu 2: 
A.Yêu cầu về kỹ năng: 
- Có kỹ năng nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự; thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc. 
- Nêu được vẻ đẹp của nhân vật.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Làm nổi bật vẻ đẹp lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên. Đại thể trình bày các ý sau:
- Sự hy sinh thầm lặng, cao quý: sống và làm việc một mình giữa thiên nhiên khắc nghiệt. 
- Lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, biết cách tổ chức, sắp xếp các công việc ngăn nắp chủ động (trồng hoa, nuôi gà, tự học)
- Sự chân thành cởi mơ, quý trọng mọi người.
- Giản dị, khiêm tốn khi nói về công việc của mình.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
	+ Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
	+ Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
	+ Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
	+ Điểm 1: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
	+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp
	Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25điểm và không làm tròn số.
+ Câu thơ mở đầu ngắn gọn như một thông báo: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" nhưng đã gợi ra tâm trạng xúc động của một con người từ chiến trường miền Nam mong mỏi bao năm nay mới được ra viếng Bác.
	+ Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và cũng là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre.
	+ Hình ảnh "hàng tre" là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam và cũng là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc: "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
	- Khổ thơ thứ hai: 
	" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
	là hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi
	+ Câu thơ trên là hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên được sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, của nhân loại tiến bộ đối với Bác.
	"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực còn câu cuối đoạn: "Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác. 
3. Kết bài:
Câu 1: (1.5 điểm) Chép lại (theo trí nhớ) và nêu nội dung chính của hai câu thơ cuối trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) 
Câu 2: (6 điểm) Trình bày cảm xúc của Viễn Phương trong đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD-2005, trang 58)
------------------------------Hết-----------------------------
Họ tên thí sinh: ...........Số báo danh..
Chữ kí của giám thị 1... ...........Chữ kí của giám thị 2...
7. Các từ mọc, hót, rơi, hứng thuộc từ loại nào? 
A. Danh từ	B. Động từ	C. Tính từ	D. Chỉ từ
8. Các từ: dòng sông, bông hoa, tím biếc, con chim thuộc loại từ nào?
A. Các từ đơn 	B.Các từ láy	C. Các từ ghép	D. Các từ tình thái
9. Sấm trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mang ý nghĩa gì?
	A.ý nghĩa tả thực về thiên nhiên 	B. Tính ẩn dụ về ngoại cảnh, cuộc đời 	C. Cả A, B
10.Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong truyện Những ngôi sao xa xôi i(Lê Minh Khuê ):
	A. có tâm hồn trong sáng	B. Có tính cách dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan	C. Cả A,B
3.Nội dung nào đúng nhất với đoạn thơ trên?
A. Tả dòng sông và bông hoa	B.Tả con chim chiền chiện
C. Tả giọt mưa xuân	D.Tả mùa xuân thiên nhiên
6. Cách hiểu chung nhất về nội dung, ý nghĩa từ giọt trong đoạn thơ trên là gì?
A. Giọt mưa xuân	B. Giọt ánh sáng và màu sắc
C. Cảm giác say sưa ngây ngất của nhà thơ	D. Cả A,B,C

File đính kèm:

  • docDe N S An- P Khanh.doc
  • docDAP AN N S An- P Khanh.doc