Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện - Môn thi: Sinh Học

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD VÀ ĐT TRẢNG BÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày: 19 tháng 12 năm 2013
Môn thi: Sinh học
thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
 I. LÝ THUYẾT: (8 điểm)
Câu 1: (2điểm) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
Câu 2: (2 điểm) 
- Trong nguyên phân, hãy nêu tóm tắt các sự kiện nào diễn ra có tính chu kì?
 - Giải thích tại sao ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST phải đóng xoắn tối đa, sau đó lại dãn xoắn ở kì cuối?
Câu 3: (2 điểm) 
 Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
 Gen (một đoạn của ADN) à mARN à Protein à Tính trạng
Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? 
Câu 4: (2 điểm) So sánh thường biến với mức phản ứng?
II. BÀI TOÁN: (12 điểm)
Bài 1: (4 điểm ) Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F1 lai phân tích giả sử thu được FB với kết quả như sau: 
 - Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng.
- Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.	
- Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ. 
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến FB cho từng trường hợp? 
 (Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân). 
Bài 2: (3 điểm) 
1) Xét 8 tế bào mầm tại vùng sinh sản của một cá thể đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt. 3,125% số tế bào con sinh ra phát triển thành tinh nguyên bào, thực hiện quá trình giảm phân. hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6, 25%. Xác định số hợp tử được hình thành. 
2) Tại cơ quan sinh dục cái của loài, xét 5 tế bào mầm đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt. 50% số tế bào con trở thành noãn nguyên bào, tham gia vào quá trình giảm phân tạo trứng. quá trình thụ tinh với các trứng đã tạo ra 20 hợp tử. Tính hiệu suất thụ tinh của trứng.
Bài 3: (3 điểm) Một phân tử ADN chứa 180.000 liên kết hydro. Có tổng hai loại nucleotit bằng 40% số nucleotit của phân tử. Hãy xác định:
1) Số nucleotit mỗi loại của phân tử?
2) Chiều dài của phân tử là bao nhiêu micromet?
3) Khối lượng của phân tử là bao nhiêu đ.v.C
Bài 4: (2 điểm) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài thực vật là 2n = 18. quan sát dưới kính hiển vi, người ta tìm thấy có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bất thường có 19 NST và tế bào khác có 17 NST. Hãy giải thích cơ chế tạo ra các loại tế bào có số NST bất thường nói trên. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 9
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
+ Tạo dòng thuần
+ Lai giữa các dòng thuần với nhau rồi phân tích kết quả lai trên từng cặp tính trạng riêng rẽ để phát hiện ra tính quy luật của mỗi tính trạng rồi phân tích tổng hợp sự di truyền của nhiều tính trạng.
+ Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và để kiểm tra thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.
+ dùng toán thống kê sinh học để xử lí số liệu để đề xuất các quy luật di truyền.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
a/ Trong nguyên phân, các sự kiện diễn ra có tính chu kì như:
- NST duỗi xoắn à đóng xoắn à duỗi xoắn
- NST ở thể đơn à thể kép à thể đơn
- Màng nhân tiêu biến à màng nhân tái hiện
- Thoi phân bào hình thành à thoi phân bào tiêu biến
 b/ Giải thích:
- CácNST cần đóng xoắn tối đa để dễ di chuyển phân li về hai cực tế bào mà không bị rối.
- Sau khi phân chia xong, các NST phải duỗi xoắn thì các gen mới phiên mả được.
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 3
- Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ là: 
+ Trình tự các Nu trong ADN (gen) qui định trình tự các Nu trong mARN
+ Trình tự các Nu trong mARN qui định trình tự các axít amin cấu tạo thành prôtêin 
+ Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng kiểu hình của cơ thể. 
- Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng đối với tế bào và cơ thể như: cấu trúc, xúc tác, điều hòa quá trình trao đổi chất, ... liên quan đến toàn bộ các hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
0, 5
0, 5
0, 5
0, 5
Câu 4
1. Giống nhau:
- Đều biến đổi về kiểu hình của cơ thể.
- Đều có liên quan đến các tác động của môi trường sống
2. Khác nhau:
Thường biến
Mức phản ứng
Là biến đổi kiểu hình cụ thể của một kiểu gen trước tác động của điều kiện môi trường cụ thể.
Là tập hợp các biểu hiện thường biến khác nhau của một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi trường.
Không di truyền vì do tác động môi trường.
Di truyền được vì do kiểu gen qui định
Phụ thuộc nhiều vào tác động của môi trường
Phụ thuộc nhiều vào kiểu gen
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Bài 1
- F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Vậy tính trạng thân cao, quả đỏ là tính trạng trội so với tính trạng thân thấp, quả vàng.
- Qui ước: Gen A: thân cao, gen a: thân thấp. 
 Gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng
* Trường hợp 1:
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1: 1: 1. Vậy F1 cho 4 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen phân li độc lập, F1 có kiểu gen AaBb
Sơ đồ lai: F1: AaBb x aabb 
 GF1 : AB, Ab, aB, ab ab 
 FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
 Kiểu hình: 1cây thân cao, quả đỏ: 1cây thân cao, quả vàng: 1 cây thân thấp, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả vàng 
* Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F1 cho 2 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 
Sơ đồ lai: F1: x 
 GF1: AB , ab ab 
 FB: 1 : 1 
 Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng 
* Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F1 cho 2 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 
 Sơ đồ lai: F1 : x 
 GF1: Ab , aB ab 
 FB: 1 : 1 
 Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả vàng : 1 cây thân thấp, quả đỏ 
 (HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Bài 2
Tính số hợp tử:
+ Số tế bào con xuất hiện qua quá trình nguyên phân:
 8 x 27 = 1024 tế bào
+ Số tinh nguyên bào thực hiện giảm phân:
 1024 x 3,125% = 32 tinh nguyên bào
+ Số tinh trùng sinh ra:
 32 x 4 = 128 tinh trùng
+ Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo 1 hợp tử. suy ra số hợp tử được hình thành là: 128 x 6,25% = 8 hợp tử
Hiệu suất thụ tinh của trứng:
 + Số tế bào con được sinh ra từ các tế bào mầm:
 5 x 24 = 80 tế bào
 + Số noãn nguyên bào:
 80 x 50% = 40 noãn nguyên bào.	
 + Vậy, hiệu suất thụ tinh của trứng là:
 20/ 40 x 100% = 50%
 (HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Bài 3
Gọi N là tổng nucleotit (là số chẳn)
Theo NTBS ta có A + G = 50% (hai nucleotit không bổ sung)
Theo đề bài tổng hai loại nucleotit bằng 40% số nucleotit của phân tử thì hai loại đó phải bổ sung cho nhau.
0,5
+ Nếu hai loại nucleotit đó là A và T
Ta có: A + T = 40%N à A = T = 20% à G = X = 30%
Mặt khác, số liên kết hydro của phân tử được tính bằng công thức:
 H = 2A + 3G
Thay vào ta có: 2 . 20%N + 3. 30%N = 180.000
 130%N = 180.000
N= 180.000 x 100/ 130 = lẻ à loại
0,5
- Vậy hai loại nucleotit đó là G và X
Ta có: G + X = 40%N à G = X = 20% à A = T = 30%
Thay vào ta có:H = 2 . 30%N + 3. 20%N = 180.000
 120%N = 180.000
N= 180.000 x 100/ 120 = 150.000 (nhận)
0,5
Số nucleotit mỗi loại của phân tử:
 A = T = 150.000 x 30% = 45.000
 G = X = 150.000 x 20% = 30.000
0,5
Chiều dài của phân tử:
 L = 150.000 x 3,4 / 2 x 10-4 = 25,5 micromet
0,5
khối lượng của phân tử:
 M = 300 x 150.000 = 45.106 đ.v.C
 0,5
Bài 4
+ 19 = 18 + 1 = 2n + 1 (thể ba nhiễm)
+ 17 = 18 - 1 = 2n - 1 (thể một nhiễm)
0,5
+ Sự xuất hiện bộ NST bất thường nói trên được giải thích như sau:
Trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ, một cặp NST nào đó không phân li tạo ra hai loại giao tử bất thường là:
(n + 1) = 9 + 1 = 10 và (n – 1) = 9 – 1 = 8
0,5
+ Hai loại giao tử bất thường này thụ tinh với giao tử bình thường có n = 9 tạo thành hai hợp tử bất thường chứa 19 NST và 17 NST theo sơ đồ sau:
P: 2n = 18 x 2n = 18
 Gp : (n + 1 = 10), (n – 1 = 8) n = 9
 F1: (2n + 1 = 19) : (2n – 1 = 17)
0,5
0,5
* Lưu ý: (Các bài tập nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 9
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014
CHỦ ĐỀ
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
I.PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I:
Các thí nghiệm của Menđen
(2 điểm)
Nêu được phương pháp phân tích cơ thể lai
CHƯƠNG II
Nhiễm sắc thể
(2 điểm)
- biết được các sự kiện quan trọng trong phân bào nguyên phân
- Biết được ý nghĩa hiện tượng đóng xoắn cực đại và duỗi cực đại ở kì giữa và kì cuối của nguyên phân.
CHƯƠNG III:
ADN và gen
(2 điểm)
- Nêu được bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ
- Biết được vai trò quan trọng của protein
CHƯƠNG IV:
Biến dị
(2 điểm)
Nêu được sự khác nhau giữa thường biến với mức phản ứng
II. BÀI TẬP
CHƯƠNG I:
Các thí nghiệm của Menđen
(4 điểm)
Vận dụng định Luật đồng tính trội và phép lai phân tích để giải bài tập toán di truyền 
CHƯƠNG II
Nhiễm sắc thể
(3 điểm)
Vận dụng kiến thức thụ tinh để tính toán hiệu suất thụ tinh của trứng và xác định số hợp tử được tạo thành
CHƯƠNG III:
ADN và gen
(3 điểm)
Hiểu được hệ quả trong NTBS của ADN để tính toán:
1) Tổng số nucleotit
2) Chiều dài của phân tử
3) Khối lượng của phân tử
CHƯƠNG IV:
Biến dị
(2 điểm)
Nhận biết bộ NST lưỡng bội bình thường và bất thường trong tế bào sinh dưỡng
Tổng số điểm = 20 = 100% 
8 Điểm = 40%
8 Điểm = 40%
4 điểm = 20%

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi lop 9.doc
Đề thi liên quan