Đề thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2012 -2013 môn: sinh học thời gian: 150 phút

pdf5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2012 -2013 môn: sinh học thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 SỞ GD – ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG 
Năm học 2012 - 2013 
Môn: Sinh học 
Thời gian: 150 phút 
Câu 1.( 3 điểm) Đồng chí hãy cho biết nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc đó được thể hiện như thế 
nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền? Sự vi phạm nguyên tắc bổ sung dẫn đến hậu quả gì? 
Câu 2. (3 điểm)Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật? 
Câu 3. (3 điểm) F1 lai với cơ thể khác được thế hệ lai phân li có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 
 a. Cho ví dụ về kiểu hình và viết sơ đồ lai phù hợp với mỗi quy luật di truyền thỏa mãn tỉ 
lệ trên? 
 b. Phân biệt các quy luật di truyền đó? 
Câu 4. (3 điểm) Trình bày các nhân tố tiến hóa và vai trò của mỗi nhân tố đó. Quá trình hình 
thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới có điểm gì giống và khác nhau về cơ chế? 
Câu 5. (2 điểm) Ổ sinh thái là gì? Hãy giải thích vì sao ổ sinh thái của các loài khác nhau lại 
thường không trùng nhau? 
Câu 6. (2 điểm) 
 a. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ 
đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ? 
 b. Từ một loài sinh vật nếu không có sự cách li về mặt địa lí thì có thể hình thành nên các 
loài khác nhau được không ? Giải thích 
Câu 7. (4 điểm) Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ, F1 thu 
được toàn cây lá quăn, hạt đỏ. F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình 
trong đó có 4800 cây lá thẳng, hạt đỏ. 
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Tính số lượng cây của các loại kiểu hình còn 
lại ở F2. 
Biết rằng không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, diễn biến của NST ở hai bên 
tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. 
-------- Hết------- 
 2 
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG 
Năm học 2012 - 2013 
Môn: Sinh học 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 
3 đ 
1- Khái niệm: NTBS là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazonitric trên mạch kép 
phân tử ADN, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn được 
bổ sung với T của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau 
bằng hai liên kết hidro, G của mạch đơn này có kích thước lớn được bổ sung 
với nhau bằng 3 liên kết hidro và ngược lại 
2- NTBS thể hiện trong cấu trúc di truyền: 
- Thể hiện trong cấu trúc không gian của ADN : Nhờ liên kết theo NTBS mà 
cấu trúc không gian của ADN được ổn định. Biết được thông tin di truyền của 
mạch đơn này có thể suy ra được thông tin di truyền của mạch đơn kia, nhờ 
NTBS ĐK của ADN luôn ổn định bằng 20 A0 
- Thể hiện trong cấu trúc ARN. 
- Thể hiện trong cấu trúc không gian của tARN : Tại các điểm xoắn tạm thời 
có liên kết hidro theo NTBS A-U, G-X làm cho cấu trúc tARN đặc trưng, một 
thùy mang bộ ba đối mã, đầu đối diện mang axitamin. 
3- NTBS thể hiện trong cơ chế di truyền: 
* Tổng hợp ADN 
* Tổng hợp ARN 
* Tổng hợp Protein 
4- Sự vi phạm NTBS sẽ làm thay đổi cấu trúc ADN về số lượng, thành phần, trình 
tự phân bố các nucleotit tạo nên alen mới. Hình thành sản phẩm protein mới. 
0.5 đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.25đ 
0.25đ 
0.25đ 
0.25đ 
Câu 2 
3 đ 
a- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật 
Đa số sinh vật đều được cấu tạo cơ thể từ tế bào 
- Ở sinh vật nhân sơ, tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh 
- Ở sinh vật nhân thực, tế bào gồm ba phần chính: 
+ Nêu được cấu tạo và chức năng của màng sinh chất 
+ Nêu được cấu tạo và chức năng của các bào quan ở tế bào chất 
+ Nêu được cấu tạo và chức năng của nhân tế bào 
b- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống 
- Tất cả dấu hiệu đặc trưng cho sự sống như: Sinh trưởng, phát triển, tổng 
hợp... đều xảy ra trong tế bào. 
- Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều 
khiển chỉ đạo. 
- Ở các sinh vật đơn bao toàn bộ hoạt động sống, hoạt động di truyền... đều 
xảy ra trong một tế bào. ở các sinh vật đa bào do sự phân hóa về cấu trúc và 
chuyên hóa về chức năng, mỗi mô, mỗi cơ quan đều đảm nhận những chức 
năng sinh học khác nhau trong cơ thể... 
- Tế bào đảm nhận chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua 
các thế hệ tế bào và cơ thể dù dưới hình thức sinh sản nào ( các cơ chế di 
truyền ở cấp độ phân tử ADN hay NST thì đều diễn ra trong tế bào). 
0.25 đ 
0.5 đ 
0.5 đ 
0.5 đ 
0.25đ 
0.25đ 
0.5đ 
0.25đ 
 3 
Câu 3 
3 đ 
1. Tỉ lệ 3:3:1:1= 8 tổ hợp = 4X2 nên một bên cho 4 loại giao tử còn một bên 
cho 2 loại giao tử. Ở Phân li độc lập với 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng 
nằm trên 2 cặp NST thường (AaBb X Aabb hoặc AaBb X aaBb) đều cho tỉ lệ 
Kiểu hình 3:3:1:1 gv viết một trong hai phép lia đều được điểm 
2. Tương tác gen kiểu bổ sung. 
A-B- qui định hoa đỏ 
A-bb – Hoa tím 
aaB- qui định hoa vàng 
aabb – hoa trắng, Phép lai AaBb (đỏ) X Aabb (Tím) hoặc AaBb (đỏ) X aaBb 
(vàng) đều cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 
3. Di truyền có hoán vị gen với tần số f = 25% 
A - cây cao, a – cây thấp; B – cây hạt tròn, b – cây hạt dài 
phép lai AB abX
ab ab
4. Điểm khác nhau của 3 qui luật trên là 
Di truyền độc lập Di truyền tương tác Di truyền liên kết 
không hoàn toàn 
- Mỗi gen trên một 
NST phân li độc lập tổ 
hợp riêng rẽ 
- Mỗi gen qui định 1 
tính trạng 
- Tỉ lệ Kiểu gen ở F2: 
1:2:1:2:4:2:1:2:1 
- Tỉ lệ kiểu hình: 
9:3:3:1 
- F1 lai phân tích được 
Fa có tỉ lệ kiểu hình 
bằng tỉ lệ kiểu gen : 
1 :1 :1 :1 
- Lai thuận lai nghịch 
kết quả không đổi 
- Có tính phổ biến hơn 
- Tạo biến dị tổ hợp tự 
do 
- Mỗi gen trên một 
NST phân li độc lập tổ 
hợp riêng rẽ 
- Hai hay nhiều gen 
cùng qui định 1 tính 
trang 
- Tỉ lệ kiểu gen là 
1:2:1:2:4:2:1:2:1 
- Tỉ lệ kiểu hình là biến 
dạng của tỉ lệ 9 :3 :3 :1 
- Tỉ lệ kiểu hình Ở Fa : 
3 :1 , 1 :2 :1, 1 :1 :1 :1 
- Lai thuận lai nghịch 
kết quả không đổi 
- Có tính phổ biến hơn 
- Tạo hai loại biến dị tổ 
hợp là BDTH tự do và 
BDTH tương tác gen 
- 2 cặp gen không alen 
tồn tại trên cùng 1 cặp 
NST phân li và tổ hợp 
phụ thuộc vào nhau 
- Mỗi gen qui định 1 
tính trạng nhưng các 
tính trạng thường hay 
đi thành nhóm liên kết 
-Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ 
kiểu hình phụ thuộc 
vào tần số hoán vị gen 
- Lai thuận lai nghịch 
kết quả có thể thay đổi 
- Ít phổ biến 
- Tạo biến dị tái tổ hợp 
0, 5đ 
0.5 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
 4 
Câu 4 
3 đ 
- Giáo viên trình bày được 5 nhân tố tiến hóa đã học: Đột biến, GP có chọn 
lọc, di và nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và vai trò của 
mỗi nhân tố 
- Điểm giống trong quá trình hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài 
mới là đều có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa 
- Điểm khác nhau là các cá thể của quần thể thích nghi với quần thể gốc vẫn 
có thể tồn tại dạng lai, còn loài mới hình thành có sự cách li sinh sản với loài 
gốc và không tồn tại dạng lai 
1,5 đ 
0,75 đ 
0,75 đ 
Câu 5 
2 đ 
- Khái niệm ổ sinh thái là không gian sinh thái bao gồm tập hợp các nhân tố 
sinh thái giúp cho sinh vật tồn tại và phát triển 
- Ổ sinh thái bao gồm nơi ở và nơi kiếm ăn cùng với các nhân tố sinh thái phù 
hợp với mỗi loài sinh vật tồn tại và phát triển. 
- Các loài sinh vật khác nhau có ổ sinh thái không trùng lên nhau do mỗi loài 
thích nghi với một hay một nhóm nhân tố sinh thái nhất định. 
- Trong cùng một khu phân bố giống nhau giữa hai loài vẫn có ổ sinh thái 
khác nhau do thích nghi với những nhân tố sinh thái khác nhau. 
- Giả sử ổ sinh thái của hai loài khác nhau mà trùng lên nhau sẽ dẫn tới sự 
cạnh tranh quết liệt về dinh dưỡng và chỗ ở do đó một trong hai loài phải thay 
di chuyển tới ổ sinh thái mới nếu không sẽ khó tồn tại. 
- Mỗi loài sinh vật có một hệ gen đặc trưng và quy định khả năng thích nghi 
với những điều kiện sinh thái riêng. 
0,5đ 
0,5đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
Câu 6 
2 đ 
1. - Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị CLTN đào thải vì những cơ 
quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. 
- Những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì 
thế có thể thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các 
gen này. 
2. Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu 
quần thể của cùng một loài có sự cách li nào đó khiến cho các cá thể của các 
tiểu quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời 
con sinh ra bất thụ. 
0,5 đ 
0,5 đ 
1 đ 
Câu 7 
4 đ 
 Biện luận: 
- P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản mà F1 đồng tính lá quăn-hạt đỏ mà 
mỗi tớnh trạng do một gen qui định  Mỗi tính trạng đúng với định luật phõn 
li của Menden ở F1  chứng tỏ P thuần chủng, F1 dị hợp về 2 cặp gen và các 
tính trạng lá quăn, hạt đỏ là trội hoàn toàn so với các tính trạng lá thẳng, hạt 
trắng. 
- Xét tỉ lệ kiểu hình lá thẳng-hạt đỏ ở F2 = 4800/20000 = 24%  F2 xuất hiện 
4 loại kiểu hình khác tỉ lệ 9 : 3 : 3: 1 (PLĐL), khác tỉ lệ 3 : 1 và 1 : 2 : 1 
(LKHT)  chứng tỏ có hoán vị gen. Sơ đồ lai: 
- Quy ước: Gen A: lá quăn; gen a: lá thẳng 
 Gen B: hạt đỏ; gen b: hạt trắng 
Sơ đồ: 
 Pt/c : 
Ab
Ab (lá quăn, hạt trắng) x 
aB
aB (lá thẳng, hạt đỏ) 
 GP : Ab aB 
0,25 đ 
0,5 đ 
 5 
 F1 : 
aB
Ab (lá quăn, hạt đỏ) 
 F1 x F1 : 
aB
Ab x 
aB
Ab 
 GF1: Ab = aB = (1 – f) :2 Ab = aB = (1 – f) :2 
 AB = ab = f : 2 AB = ab = f : 2 
 F2 xuất hiện 24% lá thẳng, hạt đỏ = 24% = 24%
a
aB 
được tạo ra từ các tổ hợp 
aB
aB + 
ab
aB + 
aB
ab = 
2
2
f1



  + 2  
2
f
.
2
f1  = 0,24  f = 
20% 
 F1 x F1 : 
aB
Ab x 
aB
Ab 
 GF1: Ab = aB = 40% Ab = aB = 40% 
 AB = ab = 10% AB = ab = 10% 
 F2 : Lập bảng ( hoặc sử dụng pp nhân xác suất) 
Kết quả: Kiểu gen: 1%AB/AB : 8%AB/Ab : 8%AB/aB : 32%Ab/aB : 
 2%AB/ab : 16% Ab/Ab : 8%Ab/ab : 16%aB/aB : 
 8%aB/ab : 1%ab/ab 
 Kiểu hình: 51% lá quăn-hạt đỏ 
 24% lá quăn-hạt trắng 
 24% lá thẳng-hạt đỏ 
 1% lá thẳng-hạt trắng 
 Số lượng các loại kiểu hình còn lại: 
- Lá quăn - hạt đỏ = 51% x 20000 = 10200 cây 
- Lá quăn - hạt trắng = 24% x 20000 = 4800 cây 
- Lá thẳng - hạt trắng = 200 cây 
0,5 đ 
1,0 đ 
1,0đ 
0,25 đ 
0,25 đ 
0,25 đ 

File đính kèm:

  • pdfDe-GVDG-2013-BacNinh-Sinh.pdf