Đề kiểm tra học kỳ 2 – Môn Sinh học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 – Môn Sinh học khối 9 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Kim Ngọc.
GV Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 Đề kiểm tra học kỳ 2 – môn sinh học – khối 9. Năm học: 2012-2013.
I. Mục tiêu:
 a/Kiến thức: - HS trình bày được kiến thức đã học trong HKII theo chuẩn kiến thức – kĩ năng.
 - Tự đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của bản thân.
 - GV đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của hs để điều chỉnh phương pháp dạy và góp ý phương pháp học của hs
b/Kỹ năng: 
- Kỹ năng làm bài kiểm tra dạng tổng hợp các kiến thức đã học.
c/Thái độ: 
- Ý thức làm việc độc lập. Tự kiểm tra kiến thức đã học.
II. Thiết lập sơ đồ ma trận:
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp 
Cao
Chương I 
Sinh vật & môi trường
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến SV
và giữa SV với SV.
- Phân biệt được mối quan hệ cùng loài & khác loài.
Số câu : 4
25%
Số điểm : 2.5
1 câu 
( 0.5đ)
3 câu 
( 2.0đ)
ChươngII :
Hệ sinh thái
- Nhận biết những đặc trưng của quần thể ,quần xã .
- Biết đọc , viết sơ đồ một chuỗi thức ăn cho trước.
Số câu : 4
35%
Số điểm : 3,5
3 câu 
( 1.5đ)
1 câu 
( 2.0đ)
ChươngIII 
Con người, dân số &MT
- Nêu được khái niệm, ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế gây ô nhiễm 
môi trường
Số câu : 1
20%
Số điểm : 2,0
1 câu 
( 2.0đ)
ChươngIV:
 Bảo vệ môi trường
 - Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nêu được biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Số câu : 2
20%
Số điểm : 2.0đ
1 câu 
( 1.0đ)
1 câu
( 1.0 đ)
TS :11 câu
TSĐ : 10đ = 100%
6 câu = (5.0đ) = 50%
4 câu = (3.0đ) = 30%
1 câu = (2.0 đ) = 20%
III.Đáp án –Biểu điểm chấm: 
Nội dung
Điểm
A/ TRẮC NGHIỆM : (3 Đ )
 1A , 2D , 3D , 4 A , 5A , 6D . ( Mỗi ý đúng 0,5đ ) 
 7: aĐ , bS , cS , dĐ.
B/ TỰ LUẬN : ( 7 Đ )
 1. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là:
Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất không có hại cho tất cả các sinh vật.
Quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc 2 bên cùng bị hại.
2. Ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật.
* Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí :
- Lắp các thiết bị lọc khí cho các nhà máy .
- Sử dụng năng lượng sạch.
- Trồng cây xanh .
- Giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ môi trường .
3. Sự cần thiết phải ban hành luật:
- Điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người & thiên nhiên gây ra.
- Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí.
4.Sơ đồ chuỗi thức ăn:
Cây xanh à Thỏ à Cáo à Vi khuẩn.
+ Sinh vật sản xuất: cây xanh.
+ Động vật ăn thực vật: thỏ
+ Động vật ăn thịt: cáo
+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn
3.0
1.0
0.5
0.5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
NỘI DUNG ĐỀ.
A.Trắc nghiệm:(4.0đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (3đ)
1. Dạng quan hệ nào dưới đây là quan hệ kí sinh ?
A.Tầm gởi trên cây sung. 	B. Nấm rơm sống trên rơm mục. 
C.Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu. 	D. Cá ép bám vào rùa biển.
2. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa sinh thái là:
A. Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Làm mật độ quần thể biến động theo mùa .
3. Ở động vật trường hợp nào sau đây là cạnh tranh khác loài?
A.Tự tỉa thưa ở thực vật. 	B. Các con vật trong đàn ăn thịt lẫn nhau. 
C. Rắn ăn chuột 	D. Cỏ dại lấn át cây trồng. 
4. Giới hạn sinh thái là:
A. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
B. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái nhất định.
C. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố vô sinh nhất định.
D. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố hữu sinh nhất định.
5. Sinh vật thuộc nhóm nào có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường?
A. Sinh vật biến nhiệt. 	B. Sinh vật hằng nhiệt.
C. Cả sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. 	D. Sinh vật ưa khô và chịu hạn.
6. Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là quần xã ?
A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc . 	B. Đàn hải âu ở biển.
C. Bầy sói trong rừng. 	D.Tôm, cá trong hồ.
7. Điền đáp án đúng(Đ), sai (S) ở các câu sau: ( 1đ )
Nội dung 
a
- Bảo vệ thiên nhiên hoang dã giúp con người tránh được những thảm họa như lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường 
b
- Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, than đá là tài nguyên tái sinh.
c
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia giúp con người thay đổi nhận thức,có hành vi tích cực trong việc bảo vệ rừng 
d
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng giúp thay đổi nhận thức, có hành vi tích cực trong việc bảo vệ rừng .
B.Tự luận: (6.0đ)
1. Nêu sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài ? (1.0đ)
2. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? (2.0đ)
 3. Nêu sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường?(1.0đ)
 4. Cho các loài sinh vật sau: Vi khuẩn, cáo, cây xanh, thỏ. 
	Hãy vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó chỉ rõ: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt ), sinh vật phân giải (2.0đ)
Bài làm:
A.Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B.Tự luận:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docDE KT HKII SINH HOC 9 (2012-2013).doc