Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 3

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYÊN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) 
Chọn đáp án đúng nhất 
1. Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng, khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được
A. Toàn quả đỏ
B. Toàn quả vàng
C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
2. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai
A. Lai với thể đồng hợp trội
B. Lai với thể dị hợp
C. Lai gần
D. Lai phân tích
3. Quá trình tự nhân đôi ADN dựa trên:
	A. Nguyên tắc giữ lại một nửa và nguyên tắc bổ sung. 
	B. Nguyên tắc giữ lại một nửa
	C. Nguyên tắc bổ sung.
	D. Nguyên tắc nhân đôi 
4. Biến dị tổ hợp là:
	A. Sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
	B. Sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
	C. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ 
	D. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố 
5. Phát biểu nào sau đây là không đúng với tính đặc trưng của bộ NST?
	A. Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng
	B. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng 
	C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng 
	D. Loài càng tiến hóa thì số lượng NST trong bộ NST càng lớn
6. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
	A. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con
	B. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con
	C. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào 
	D. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con
7. Trong quá trình phân bào, NST co ngắn cực đại ở :
	A. Kì sau 	 B. Kì trước 
	C. Kì giữa 	 D. Kì cuối
8. Phát biểu nào sau đây là đúng với bộ NST của người bị bệnh Tớc nơ?
	A. NST giới tính có trong bộ NST là XXY
	B. Số lượng NST trong bộ NST là 47 
	C. Cặp NST số 23 chỉ còn lại 1 NST 
	D. Số lượng NST trong bộ NST là 44.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng đột biến nào?
Câu 2: (3 điểm) : Nêu đặc điểm hóa học của phân tử ADN?
Câu 3 (3 điểm) :  Khi cho hai thứ lúa thuần chủng thân cao lai với thân thấp, F1 thu được 100 % cây thân cao.
a ) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
b) Cho cây F 1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào?
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên NST thường.
----------------HẾT ---------------
UBND HUYÊN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC 9
I.Phần trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
A
A
D
A
C
C
II. Tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2.0điểm)
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể 
- Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: + Mất đoạn, Lặp đoạn, Đảo đoạn 
1.0 đ
1.0 đ
Câu 2
(3.0điểm)
 Đặc điểm hóa học của phân tử ADN:
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O, N, P 
- ADN Là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit gồm 4 loại: A, T, G, X
- Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần ,số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit, tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
0.75đ
0.75đ
0.75đ
0.75đ
Câu 3
(3.0điểm)
a) Kết quả F1 thu được 100% cây thân cao .Nên tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.
Qui ước: Gen A qui định thân cao
 Gen a qui định thân thấp
Vậy cây thân cao thuần chủng AA, cây thân thấp aa
Ta có sơ đồ lai
P : Thân cao x thân thấp
 AA aa
G A a
F 1 Aa ( 100% Thân cao)
F1x F1: Aa ( Thân cao) x Aa( Thân cao) 
 G A, a A , a
F 2: 1 AA 2 Aa 1 aa
 3 thân cao 1 thân thấp
b) cho cây F1 lai phân tích
 F1 Aa(thân cao) x aa (thân thấp)
 G A , a a
F P 1 Aa 1aa
 1 thân cao : 1 thân thấp
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Tổng
8.0 đ

File đính kèm:

  • docSinh 9_KS_HKI_3.doc
Đề thi liên quan