Đề tài Góp phần dạy tốt hai văn bản - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

doc11 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Góp phần dạy tốt hai văn bản - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu

	Dạy văn - theo thiển ý ‎- đĩ là dạy một bộ mơn nghệ thuật. Do vậy, người thầy cũng cần phải cĩ nghệ thuật giảng dạy. Tuy nhiên, nghệ thuật ấy dù cĩ nhuần nhuyễn đến đâu cũng chỉ cĩ thể phát huy được trên nền tảng tri thức vững vàng của người thầy.
	Nguồn tri thức mà người thầy lĩnh hội được đến từ nhiều kênh khác nhau, nhưng kênh chủ yếu vẫn là từ học tập trong trường lớp mà cĩ. Rồi theo thời gian, vốn sống và kinh nghiệm giảng dạy tựa như những hạt buị vàng tích tụ lại để cho ra một người thầy uyên bác và bản lĩnh.
	Đến đây, người dạy văn khơng thể bỏ sĩt một từ ngữ, một hình ảnh nào được xem là đắc trong văn bản mà mình cĩ nhiệm vụ truyền đạt tới HS. Mỗi một khái niệm, một hình ảnh giản đơn trong đời thường nhưng khi đã qua sự trau chuốt của tác giả, khi nĩ đã được hình tượng hĩa bằng những thủ pháp riêng của nghệ thuật văn chương, thì việc truyền đạt cũng như lĩnh hội giá trị nội hàm của nĩ sẽ trở nên khơng đơn giản.
	Thực trạng dạy-học văn đáng buồn hiện nay là HS đang ngày càng chán học mơn Văn! Ngồi các yếu tố khách quan từ xã hội kinh tế thị trường chi phối, cĩ một phần lớn trách nhiệm của người GV dạy văn. 
	Cụ thể trong 2 bài Đọc văn cĩ trong chương trình THPT: 
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc - Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC); 
- Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).
Bài nào cũng cĩ hình ảnh CON CÚI. Vậy mà số HS đã học qua văn bản rồi vẫn chưa biết CON CÚI là gì (!?)
Bản thân nghĩ rằng nếu trị khơng biết gì về khái niệm và hình ảnh CON CÚI, thì chắc chắn là thầy cùng cĩ nhiều người chưa biết. Để kiểm chứng thì cần phải hỏi rất nhiều người và bản thân thật sự thất vọng khi nhận được nhiều câu trả lời là: chưa hề thấy vật này, con này(!) bao giờ.
Chính sự đáng buồn này đã thơi thúc bản thân suy nghĩ, tìm tịi, kết hợp với vốn sống cá nhân để làm thế nào phổ biến vật dụng CON CÚI đến mọi người - nhất là đồng nghiệp và HS thân yêu của mình.
Thế là đề tài Con Cúi Rơm được thai nghén và triển khai. HS ồ lên khi thấy thầy đốt lửa con cúi ... lửa âm ỉ cháy...Và rồi hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ Cần Giuộc với con cúi đeo lưng xơng pha đốt đồn giặc Pháp hiện lên....; ngọn lửa truyền thống đánh giặc - cứu nước của cha ơng cũng trở về trong khơng gian tiết dạy...
Hiệu quả ứng dụng của đồ dùng dạy học đơn giản này đã khiến bản thân quyết tâm phổ biến cùng đồng nghiệp, với mong muốn thiết tha là ai cũng làm được, cũng hiểu được giá trị của hình ảnh Con cúi rơm khi giảng dạy 2 văn bản nĩi trên.
Dù cĩ sự chuẩn bị chu đáo và đã ấp ủ đề tài này từ lâu, song khi thể hiện ra thành một văn bản chắc chắn vẫn cịn thiếu sĩt. Rất mong quí‎ đồng nghiệp gần xa đọc và gĩp ‎ý ‎với một tinh thần yêu văn học và tận tụy với nghề - tất cả vì HS thân yêu!
‎
	Tác giả,
 Nguyễn Văn Sinh


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
GĨP PHẦN DẠY TỐT HAI VĂN BẢN
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc-Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC);
- Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).
BẰNG MỢT ĐỜ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM:
CON CÚI RƠM
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I. Lý do chọn đề tài:
 1. Về lý luận:
a. Chức năng cơ bản của VH là đem lại nhận thức cho người đọc. Trong nhà trường, bộ mơn Ngữ văn nĩi chung và Đọc văn nĩi riêng, cũng khơng thể thốt li chức năng này. Bởi các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, từ đơng sang tây đều mang đến cho nhân loại vơ vàn tri thức cơ bản và hữu dụng.
b. Dạy học là mợt quá trình họat đợng từ trực quan sinh đợng đến tư duy trừu tượng. Trăm nghe khơng bằng một thấy!
c. Văn học trong nhà trường là mơn học cơng cụ nhưng có tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Truyền thụ chính xác và hấp dẫn các hình tượng VH đến HS là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của người GV dạy Văn.
d. Gần đây, trong giáo dục học hiện đại xuất hiện khái niệm “khoảng cách thẩm mỹ”- khoảng cách giữa tác phẩm VH với sự đĩn nhận của người đọc; khoảng cách giữa thầy và trị trong truyền thụ và lĩnh hội khía cạnh thẩm mỹ của tác phẩm. Người GV dạy Văn phải làm gì để điều chỉnh khoảng cách ấy cho thật phù hợp?
Tuy dựa trên nền tảng lí luận chắc chắn như thế, bản thân vẫn phải kiểm chứng qua nhiều năm thực dạy, đồng thời tham khảo ‎ý kiến của nhiều thầy cơ giáo dạy văn PT, kể cả một số đồng nghiệp là giảng viên ở các trường Sư phạm để cĩ một sự soi chiếu tường minh hơn đối với đề tài này.
2) Về thực tiễn:
Trong hai văn bản quan trọng sau đây:
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc-Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC); 
Bài Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).
đều có hình ảnh CON CÚI. 
Khi giảng đến hình ảnh này, nếu GV phát vấn: “Các em đã thấy CON CÚI chưa?”. Chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời giống nhau: “Thưa Thầy em chưa thấy bao giờ!”. Hầu hết học sinh - nhất là HS đơ thị và kể cả mợt sớ khơng ít GV dạy Văn - chưa hề nhìn thấy vật dụng Con cúi bện bằng rơm rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của nơng dân ta xưa.(Cĩ người cịn cho rằng đĩ là một con vật thuộc lồi gặm nhấm như con chuột!!!)
Trong khơng gian DẠY-HỌC, việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về vật dụng này dẫn tới khơng thấu đáo trong truyền đạt của người thầy cũng như trong lĩnh hợi của học trị về ý nghĩa của hai văn bản.
Một thực tế rất gần nữa: mặc dù hiện nay các phương tiện hỗ trợ dạy học vơ cùng phong phú, song, sự phổ biến, tiện dụng và đặc biệt là tính kinh tế của việc hỗ trợ này chưa cao, chưa thật phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của phần lớn nhà trường PT nước ta - nhất là đối với bộ mơn Ngữ văn. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào việc minh hoạ cho hai hình ảnh trên đây đều kém hiệu quả và khơng thể tạo hứng thú cho HS bằng một giáo cụ trực quan: Con cúi bện bằng rơm! 
Nhưng cịn một thực tế quan trọng hơn cả là cho đến nay, khơng hiểu vì sao, tác giả đề tài vẫn chưa tìm thấy mợt thơng tin nào trên sách báo, mạng internet … giải thích cụ thể về vật dụng này - ngoài dòng chú thích sơ sài trong SGK lớp 11, trang 62: “Rơm con cúi: Rơm bện chặt thành cuộn dài để làm mồi lửa” và lớp 12 (nâng cao)-trang 119: “Con cúi: Vật dụng bện bằng rơm để giữ lửa âm ỉ, dùng trong nhà hay mang theo ra đồng”.
Với những thơng tin ít ỏi như thế, người GV dạy Văn nếu khơng phải là từng trải thì khi giảng đến các câu thơ nổi tiếng này đành phải lướt nhanh vậy thơi!!! Thế thì thật là tội nghiệp cho HS chúng ta quá! 
Vì những lí do trên, bản thân đã cố gắng tìm tịi, nghĩ cách, những mong tháo gỡ bớt các khĩ khăn cùng đồng nghiệp và cuối cùng đi đến quyết định viết ra tất cả những gì mình đã làm và làm một cách cĩ hiệu quả chung quanh đề tài này. 
 II. Phạm vi tìm hiểu và ứng dụng của đề tài: ‎
Bản thân người viết đề tài này, trước hết, chỉ mong đưa ra cách làm và sử dụng vật dụng CON CÚI RƠM như mợt giáo cụ trực quan nhằm tái hiện đời sớng của người nơng dân Việt thuở trước. Từ đĩ, bắt nhịp vào phân tích ‎ý nghĩa của hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản.
Bên cạnh đĩ, khi giảng dạy hai văn bản này, tác giả đề tài chỉ sử dụng một thời lượng ngắn của tiết dạy (2-3 phút) để minh hoạ cho khái niệm CON CÚI như mợt đờ dùng dạy học thơng thường nhằm giúp làm tường minh cho hai hình ảnh cụ thể trong hai bài dạy Đọc văn:
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc - Nguyễn Đình Chiểu (Lớp 11); 
Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm (Lớp 12). ‎ 
Sau cùng (và cũng là mong muốn thiết tha của người viết), là giúp cho đồng nghiệp cĩ thêm tri thức về một đồ dùng dạy học đơn giản, dễ làm, tiết kiệm mà hiệu quả để ứng dụng vào 2 tiết dạy cụ thể nêu trên. ‎
Mỗi lần phân tích, giảng giải xong, HS thấu hiểu vấn đề, bản thân lại thấy khấp khởi trong lịng và biết mình đã gĩp phần làm sống lại - dù chỉ trong khoảnh khắc - một hoạt động đời thường, phổ biến của nhân dân ta xưa mà các thế hệ HS hiện đại khĩ cĩ thể hình dung được. Đĩ cũng là một tác dụng phụ cĩ thể nĩi đã giúp cho tiết dạy phong phú, sinh động và tích cực hơn trong sự đĩn nhận từ phía HS.
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở khoa học:
Học sinh học văn cĩ một nhu cầu chính đáng trong học tập: được lĩnh hội chính xác đầy đủ và hứng thú mọi hình tượng cĩ trong VB văn học. Đáp ứng nhu cầu ấy, khơng ai khác người thầy dạy Văn. Nếu chẳng may thầy cũng chưa hiểu hết khái niệm, hình tượng ấy...thì trị coi như hụt hẫng hồn tồn vậy! CON CÚI RƠM sẽ ngăn được điều đĩ, ít nhất là trong 2 bài dạy cụ thể.
Ngồi ra, làm đồ dùng này rất tiết kiệm - cĩ lẽ là tiết kiệm nhất - về cả thì giờ lẫn tiền bạc: Chỉ mất khoảng 30 phút và chẳng tốn đồng nào cả...mà lại rất khả thi. Cứ ở đâu cĩ rơm khơ là GV cĩ thể làm được CON CÚI. Cịn làm khéo, đốt cháy âm ỉ được thì cũng cần đơi chút gọi là kĩ thuật, nhưng xem ra cũng chẳng cĩ gì khĩ khăn lắm nếu tham khảo sáng kiến này. 
Cịn khi ứng dụng vào giảng dạy thì GV phải tùy cơ ứng biến, khơng qua loa mà cũng chớ sa đà. Bởi cả hai văn bản nĩi trên đều rất dài và được quy định dạy trong 2 tiết, nhưng nhiều thầy cơ đã phải mất đến 3 tiết mới xong được.
Do vậy, khả năng ứng dụng của đề tài là rất đáng tin cậy.
II. Nội dung cụ thể:
1. Về hình ảnh CON CÚI trong hai bài đọc văn:
a. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc - Nguyễn Đình Chiểu (Lớp 11):
Đây là tác phẩm VH yêu nước, ra đời trong một hồn cảnh hết sức bi thương của dân tộc: ngay trong buổi đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Tác giả cũng là một con người hết sức đặc biệt, chứa đầy những bi kịch và huyền thoại. 
Cố TT Phạm Văn Đồng đã từng ngợi khen khi bình luận về văn thơ của ơng: “Trên trời cĩ những vì sao cĩ ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như vậy.”
Nhà phê bình Hồi Thanh thì cho rằng: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xứng đáng là một trong những bài văn hay nhất của chúng ta”.
Về ý nghĩa, theo CHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNG LỚP 11-MƠN NGỮ VĂN, bài văn tế đã cho thấy:
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng nghĩa sĩ nơng dân.
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nơng dân cĩ mặt ở vị trí trung tâm, hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn cĩ của họ.
Với ‎nghĩa ấy, văn bản này đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc THPT từ gần 40 năm qua-bất kể sự xáo trộn chương trình do nhiều lần cải cách, bài văn vẫn cĩ một chỗ đứng khơng thể thay thế.
Đây là một bài dạy khĩ đối với nhiều GV dạy Văn. Mặc dù Nguyễn Đình Chiểu dùng ngơn từ rất mộc mạc, gần như sát đúng với đời thường, nhưng là đời thường trong thời đại của cụ Đồ nên khơng phải ai đọc qua cũng cĩ thể hiểu ngay. 
Chẳng hạn như khi ơng viết:
“Chở bao nhiêu đạo, thuyền khơng khẳm;
 Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”
thì từ “khẳm”- quả thực là khơng dễ hiểu ngay được! Nhưng đĩ lại là một từ cửa miệng của dân gian!(nghĩa là đầy).
Trong bài văn tế, vẻ đẹp bi tráng của người nơng dân nghĩa sĩ cần phải được minh hoạ bằng nhiều hình ảnh, ngơn từ cụ thể. Việc chọn lọc hình ảnh nào để phân tích, giảng giải cho HS thấy được vẻ đẹp ấy là tuỳ ở cảm nhận cũng như kĩ năng bình giảng của người thầy. Người viết tin rằng, rất nhiều thầy cơ dạy văn sẽ khơng dám chọn hình ảnh:
“Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ” 
Thật ra, cái chất bi tráng chứa đựng trong câu văn tế này là rất đậm đặc. Ai cũng biết là bài văn tế viết để tế vong linh của khoảng 20 nơng dân tự phát tấn cơng đồn giặc Pháp và đều tử trận một cách anh dũng khơng khác gì những chiến binh quả cảm. Họ đánh giặc bằng tất cả những gì họ cĩ: từ tri thức trận mạc (kiểu ruộng đồng) đến vũ khí xung trận (nơng cụ, đồ dùng gia đình)…tất cả đều đặc sệt nơng dân. 
Tuy nhiên ở 2 câu này, hình ảnh dao phay thì quá dễ hiểu, nhưng hình ảnh “hoả mai đánh bằng rơm con cúi” thì thực là mơ hồ quá! Con cúi là cái gì vậy?
Và… những người nơng dân đầy sáng tạo, trong một đêm nổi dậy cơng đồn, đã dùng lửa từ con cúi rơm rất hiệu quả để đốt cháy rụi trại giặc thù!
Những người nghĩa sĩ áo nâu xưa hiện lên trong bài văn tế cũng như trong câu biền ngẫu trên đây thật là mộc mạc, chân chất nhưng khơng kém phần kiêu hùng như những chiến binh thực thụ. Những con cúi rơm mang trong mình ngọn lửa hồng âm ỉ, đã theo dấu chân người nghĩa sĩ nơng dân từ trong gian bếp nhà mình đến đồn trại giặc Pháp để thực thi nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt: diệt trừ quân cướp nước!
Lửa con cúi rơm đêm nào hay chính là ngọn lửa căm hờn của người dân mất nước đã hơn một lần đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta qua ‎‎ý chí căm thù ngùn ngụt và tâm hồn trong sáng vơ song của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu!
b. Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12):
Trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ ở vào giai đoạn gay go ác liệt nhất, việc huy động sức người sức của phục vụ cho kháng chiến thật vơ cùng khĩ khăn. Nhưng cái khĩ khăn nhất lúc bấy giờ là làm sao xốc dậy tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta để chuẩn bị cho một trận sống mái với quân thù mà tiềm lực gấp ta đến vạn lần!
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gĩp phần làm nên điều kì diệu ấy: sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương V của bản trường ca này mang tên ĐẤT NƯỚC, trong đĩ cĩ một đoạn rất hay đã được đưa vào SGK Ngữ văn lớp 12 để giảng dạy từ năm thay sách (2007) đến nay.
Theo CHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNG LỚP 12 - MƠN NGỮ VĂN, ý nghĩa văn bản này được xác định: 
“Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đĩ khơi dậy lịng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hĩa đậm đà bản sắc Việt Nam.”
Tác giả đã sử dụng rất nhiều chất liệu dân gian để đưa ra cách cảm nhận thật mới mẻ, nhiều chiều về Đất Nước. Đặc biệt, khi ơng viết: 
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hịn than qua con cúi”.
Khổ thơ ca ngợi sự hy sinh vơ điều kiện của những người con dân Việt trong cuộc trường chinh giữ nước đầy máu lửa. Những con người ấy, họ là ai? Khơng cần cụ thể mà làm gì! Bởi Khơng ai nhớ mặt đặt tên. Chỉ biết rằng họ đã làm nên Đất Nước!
Tưởng chỉ cần phân tích đến đĩ cũng đã đủ rồi, nhưng khi đọc tiếp 2 câu sau thì ‎‎ý tưởng về truyền thống tiếp nối lại hiện lên rõ ràng, ý nhị và sâu sắc làm sao! Khi giảng đến đây, người viết bỗng thấy mình cĩ trách nhiệm phải chuyển tải thơng điệp đầy chất triết lí về truyền thống dựng nước, giữ nước hào hùng của cha ơng ta được tiếp nối khơng ngừng qua cách biểu cảm độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm. 
Lửa, theo nghĩa tường minh thì chẳng cĩ gì phải giải thích. Nhưng ở đây, tác giả lại để lửa trong hịn than qua con cúi. Rõ ràng hình ảnh con cúi bện bằng rơm - một vật tầm thường, phổ quát và thơng dụng - đúng là để giữ và chuyền lửa thật - một ngọn lửa vật chất, nhưng đây là ngọn lửa truyền thống! Lửa để đốt thì cĩ thể tắt nhưng ngọn lửa truyền thống trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi dân tộc thì khơng thể tắt được. Nĩ sẽ phải cháy mãi dù là âm ỉ hay bùng phát. Nĩ là một giá trị vĩnh hằng. Bởi vì nĩ chính là sự sống cịn của một Đất Nước.
Nguyễn Khoa Điềm dùng hình ảnh con cúi giữ và chuyền lửa để ẩn dụ về sự tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc trong trường hợp này thì thật quá tài tình ! 
Một lần nữa, Lửa từ con cúi bện bằng rơm lại đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta qua ngịi bút giàu suy tư và cảm xúc nhiệt thành của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
2. Về vật dụng Con cúi bện bằng rơm: 
Đĩ là một vật dụng bằng rơm bện lại như kiểu bện bím tĩc con gái. 
Để bện con cúi cần phải cĩ rơm khơ. Rơm phải được vị nhàu thì con cúi sau khi bện mới phát huy hết hiệu quả giữ lửa.
Trước hết, rơm được lấy ra từng tệp nhỏ và bện nối tiếp quanh một cái lõi ban đầu. Khi con cúi được bện xong, chỉ cần gắp một cục than hồng đặt vào đầu mối, lửa sẽ bén rơm khơ và âm ỉ cháy. Mỗi giờ chỉ cháy ngún hết khoảng 7-10cm. Nếu cần giữ lửa lâu thì chỉ bện con cúi dài ngắn, lớn bé theo yêu cầu là được. 
Con cúi cĩ cơng dụng chính là để giữ và chuyền lửa (vì ngày xưa chưa cĩ các loại bật lửa, diêm… chỉ cĩ bùi nhùi dùng lực ma sát để tạo lửa nhưng cách này hơi chậm). Lúc cần, chỉ cầm nĩ lên thổi “phù” một cái là cĩ ngay ngọn lửa để sử dụng.
Con cúi thường để trong bếp giúp cho các mẹ các chị tiện việc lấy lửa nhĩm bếp nấu ăn hằng ngày. Khi nĩ được đưa ra đồng thì lại giúp cánh đàn ơng lấy lửa nhanh chĩng để rít một hơi thuốc lào trong lúc giải lao, hoặc lấy lửa để đốt rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng…Con cúi rơm cũng cịn được dùng làm đồ chùi chân cho sạch trước khi vào nhà hay đi ngủ…Trong chiến tranh, nhân dân ta cịn bện con cúi nhỏ dài và cuộn trịn thành những chiếc mủ rơm để tránh mảnh bom, pháo…
Việc sáng tạo con cúi bằng rơm cĩ thể coi là một phát kiến hữu ích trong việc giữ và chuyền lửa của cha ơng ta trong suốt mấy ngàn năm qua, và cũng cĩ thể nĩi nĩ là đặc sản của nền văn minh lúa nước - nền tảng của văn minh dân tộc Việt Nam. 
(Có hướng dẫn cụ thể bằng mợt Video clip ngắn)
 	3. Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả:
 a. Đới với người dạy:
Khi giảng đến hình ành rơm con cúi trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và hình ảnh chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hịn than qua con cúi trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, GV sau khi phát vấn để kiểm tra nhận thức của HS thì đi ngay vào việc giới thiệu vật dụng CON CÚI. Cĩ thể đốt lửa con cúi trước đĩ để tiết kiệm thời gian nhưng mục đích chính là phải cho HS thấy được cơng dụng chủ yếu của CON CÚI: giữ và chuyền lửa!
	Sau đĩ, bắt nhịp ngay vào hình ảnh thơ cĩ trong ngữ cảnh cụ thể của VB như đã trình bày ở mục 1/II.
	Cuối cùng, chuyển ý để phân tích tiếp hình ảnh khác theo nội dung tiết dạy.
 Vì đây là một đồ dùng dễ làm, dễ sử dụng và khơng tớn kém nên nếu cĩ thời gian, hoặc trong những giờ ngoại khĩa bộ mơn, GV cĩ thể hướng dẫn cho HS làm CON CÚI RƠM. Riêng trong giờ dạy, nếu muốn trình bày cách làm thì nên làm trước một CON CÚI RƠM để rồi tháo ra vài tệp cho HS quan sát, sau đĩ GV bện lại thành con cúi... 
Nếu được như vậy thì khả năng minh họa, thuyết phục sẽ cao hơn.
 b. Đới với người học:
Từ chỗ mơ hồ, các em sẽ cĩ ngay hứng thú tìm hiểu để rồi cĩ được nhận thức thấu đáo hơn hai hình ảnh con cúi trong hai văn bản.
Các em sẽ biết làm mợt con cúi bằng rơm để giữ và chuyền lửa và qua đĩ thấy được cuộc sống quá khứ của cha ơng mình mỡi khi đớt nó lên.
4. Ý nghĩa giáo dục của đờ dùng dạy học Con cúi bện bằng rơm:
+ Giúp dạy tốt và học tốt đối với hai văn bản:
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuợc-Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11); 
- Bài Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12).
 GV sẽ tự tin hơn khi giảng đến 2 hình ảnh Con cúi rơm trong 2 bài dạy này.
	 HS sẽ thấy thú vị, tích cực hơn khi nhận thức được đầy đủ về cả khái niệm lẫn‎ ý nghĩa hình tượng được hai nhà thơ xuất sắc của VHVN sử dụng hiệu quả trong thi ca.
+ Nâng cao nhận thức của HS về tinh thần sáng tạo của cha ơng ta xưa (cách giữ và chuyền lửa); hiểu thấu đáo hình ảnh con cúi trong 2 văn bản được học.
+ Tích hợp GD về kĩ năng sớng, khả năng tiếp cận với vớn văn hóa cở, truyền thớng của cha ơng ta - nhất là trong điều kiện hiện nay - khi mà các phương tiện giải trí cơng nghệ cao tràn ngập thị trường, các em cũng cần cĩ những giây phút trở về cùng quá khứ của cha ơng để cân bằng trạng thái tâm lí và cũng để mà tự hào.
Gamzatov- Nhà thơ Dagestan (LB Nga) từng viết: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác". Hệ lụy đáng buồn ấy chẳng ai mong nĩ đến cả! Thầy cơ giáo chúng ta luơn mong muốn và cĩ trách nhiệm làm cho các em biết trân trọng và giữ gìn quá khứ tốt đẹp của cha ơng mình. 
C. KẾT LUẬN:
1. Ý nghĩa của SKKN đối với việc giáo dục, dạy học:
Nội dung của đề tài này - như đã trình bày trên - cĩ‎ nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy và cĩ giới hạn về chuyên mơn trong một phạm vi hẹp: chỉ trong phần đọc- hiểu về 2 hình ảnh tương đồng: CON CÚI cĩ trong 2 văn bản cụ thể của chương trình Ngữ văn THPT.
Nhận thức, nắm được cách làm ra con cúi rơm, người dạy sẽ tự tin và linh hoạt hơn khi giảng dạy 2 văn bản nĩi trên. Hệ quả tất yếu sẽ thấy ngay sau khi GV truyền thụ thấu đáo như nội dung đề tài đã trình bày.
Từ đĩ, cĩ thể nĩi việc giáo dục, giáo dưỡng đã đạt được một hiệu quả kép. Vì khơng chỉ thầy mà trị cũng đã lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác và đầy cảm xúc, hứng thú một yếu tố tinh hoa văn học được cụ thể hĩa trong 2 văn bản nĩi trên.
2. Những nhận định chung về việc làm ĐDDH và khả năng vận dụng:
Bản thân đã thực hiện tất cả những việc mà nội dung đề tài trình bày. Cho nên, cĩ thể nĩi về một hiệu quả rõ rệt và chắc chắn trong ứng dụng, khơng cĩ thất bại! Tuy vậy, nếu chỉ thực hiện một cách đại khái như: làm một con cúi rồi giơ lên cho HS thấy, xong! thì chưa thể gọi là ứng dụng tốt đề tài này trong dạy học được. Đĩ cũng là điều mà người viết khơng hề mong muốn!
Để vận dụng tốt, chỉ cần GV nắm bắt cách làm con cúi và bỏ ra khoảng 30 phút để bện rơm thì sẽ cĩ ngay vật dụng này, đốt thử nĩ và đưa đến lớp. Nếu được thì làm thêm một con cúi khác nhưng khơng đốt, để tháo ra bện lại cho HS xem.
Nĩi tĩm lại, ai cũng cĩ thể làm được một con cúi rơm, mà rơm thì ở VN đâu cũng cĩ, kể cả ở thành phố (các hiệu tạp hĩa cĩ rơm dùng đệm cho các mặt hàng dễ vỡ). Người viết thiết tha mong muốn tất cả các thầy cơ dạy Văn đừng bao giờ dạy chay đối với 2 bài đọc văn đã nĩi đến trong đề tài này.
3. Vài ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng:
+ Đối với GV dạy văn:
 Nếu dạy ở khối 11, 12 thì nên làm đồ dùng này trong khoảng 2 tháng đầu của năm học. Nếu ở đơ thị, khi cĩ dịp về nơng thơn cứ xin về một ít rơm (khoảng 1 bao 50) để khi cần dùng là cĩ ngay.
Mục đích chính là giúp các em hiểu được cơng dụng giữ và chuyền lửa của CON CÚI RƠM để từ đĩ hiểu thấu đáo hai hình ảnh cĩ trong văn bản. Cho nên, sau đĩ phải đọc kĩ lại hai văn bản, đặc biệt chú ‎‎ý phân tích kỹ ‎nghĩa hàm ẩn của hai hình ảnh con cúi theo ngữ cảnh.
Khi sử dụng thì cần chuẩn bị trước thật chu đáo để tốn thời gian ít nhất mà hiệu quả truyền đạt được cao nhất.
+ Đối với Tổ bộ mơn:
 Tổ chức tập huấn làm con cúi rơm (khoảng 1giờ) trong buổi sinh hoạt chuyên mơn của Tổ. Đồ dùng làm ra được phân loại và đưa vào phịng thiết bị dạy học để GV dạy Văn dùng chung.
+ Đối với nhà trường:
 Cĩ chế độ khuyến khích cả về tinh thần lẫn vật chất một cách kịp thời đối với cá nhân và tập thể ứng dụng hiệu quả đề tài này.
 Chỉ đạo cho các bộ phận chức năng tổ chức sinh hoạt ngoại khĩa tồn trường về chủ đề tìm hiểu văn hĩa dân gian cĩ lồng ghép sưu tầm, phục chế các vật dụng dân gian phục vụ cho học tập./.
˜™&˜™


MỤC LỤC
	NỘI DUNG CHÍNH	
TRANG
* LỜI NĨI ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I. Lý do chọn đề tài:
1
2
 II. Phạm vi tìm hiểu và ứng dụng của đề tài: ‎
3
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở khoa học (lý luận):
 II. Nội dung cụ thể:(Trọng tâm)
1. Về hình ảnh CON CÚI RƠM trong hai bài đọc văn:
4



5
 2. Về vật dụng Con cúi bện bằng rơm: 
 3. Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả:
 4. Ý nghĩa giáo dục của đờ dùng dạy học Con cúi bện bằng rơm
C. KẾT LUẬN:
6




7
MỤC LỤC
PHỤ LỤC	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9
Phụ lục:
ĐÍNH KÈM MỘT FILE VIDEO
	
˜™&˜™

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11, 12-T.1 - ban CB&NC
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, 12-T1 - Trần Đình Chung chủ biên - 2007.
- Đổi mới dạy văn-học văn - Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TPHCM - 2009
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - NXB Văn Học -1976
- Thi pháp văn học trung đại - Trần Đình Sử - 2005
- Nhà thơ VN hiện đại -Viện Văn học -1984
- Từ điển Văn học-T1 - Lại Nguyên Ân - 2005

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
CỦA TỔ CHUYÊN MƠN:











NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG:





























NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC:

File đính kèm:

  • docSKKN Con cui rom.doc