Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 12

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAKALAK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPTBC LÊ QUÝ ĐÔN	ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC
THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN : VĂN HỌC
KHỐI: 10- BAN CƠ BẢN
THỜI GIAN: 90 PHÚT( Không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm (3đ)
Hãy đánhdấu X vào ô chọn mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: (0.25đ): Sử thi anh hùng được nhân dân sáng tác nhằm mục đích?
a) Ghi lại cuộc sống và ước mơ cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa
b) Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử
c) Thể hiện nguyện vọng và ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: Chính nghĩa thắng gian tà
d) Mua vui giải trí, châm biếm, phê phán xã hội.
Câu 2: (0.25): Người con riêng, con út, người lao động nghèo khổ bất hạnh, người lao động tài giỏi, người xấu xí dị dạng là kiểu nhân vật chính trong thể loại nào?
a) Sử thi
b) Truyền thuyết 
c) Truyện cổ tích
d) Truyện cười
Câu 3 (0.25): 	
Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
 Hãy xác định đây là câu:
a) Vè	b)Ca dao	c) tục ngữ	d) Câu đố
Câu 4 (0.25đ): Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là kiểu diễn đạt trong:
a) Tác phẩm văn chương	
b) Văn bản khoa học
c) Văn bản hành chính
d) Sinh hoạt hằng ngày
Câu 5 (0.25đ)
 Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tồn tại bằng văn bản viết
a) Đúng	b) Sai 
Câu 6 (0.25đ): Truyện Tấm Cám đề cập đến mâu thuẫn xung đột trong mối quan hệ gia đình
a) Đúng	b) Sai
Câu 7 (0.25đ):
 Là 2 yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ
a) Liên tưởng và biểu cảm
b) Miêu tả và liên tưởng
c) Miêu tả và biểu cảm
Câu 8:(0.25đ) Điền những từ ngữ còn thiếu và dấu (3 chấm)
 Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản với 
Câu 9: (0.5đ)
Tính; Tính ; Tính  là những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 10: (0.25đ)
 Hãy sắp xếp các tác phẩm, tác giả cho hợp lý:
1. Tỏ lòng	a) Nguyễn Bỉnh Khiêm
2. Nhàn	b) Phạm Ngũ Lão
3. Đọc Tiểu Thanh kí	c) Nguyễn Trãi
4. Cảnh ngày hè	d) Nguyễn Du
II. Phần tự luận (7 điểm)
 Hãy chép lại và phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du.
-------------------------------------------------Hết-------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAKALAK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPTBC LÊ QUÝ ĐÔN	ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC
THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 ĐÁP ÁN MÔN : VĂN HỌC
KHỐI: 10- BAN CƠ BẢN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1-a	Câu 5-b
Câu 2-c	Câu 6-a
Câu 3-c	Câu 7-c
Câu 4-d	Câu 8-Nhân vật đó
Câu 9- Tính cụ thể, cảm xúc, cá thể
Câu 10: 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
Phần II: Phần tự luận (7 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng
- Chép chính xác bài thơ (phần dịch thơ)
- Có cảm nhận và biết cách phân tích tác phẩm.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:
- Sự xót thương của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến.
- Xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp
3. Các thang điểm:
- Chép chính xác bài thơ (2 điểm)
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận sâu sắc, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, diễn đạt tương đối.
- Phần còn lại giáo viên linh động.
-----------------------Hết--------------------------------

File đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TLQD.doc