Đề kiểm tra kỳ I - Môn: Sinh học lớp 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kỳ I - Môn: Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS ĐẠI HỢP
Mã ký hiệu
SI-DH01-HKI8-10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2010 - 2011
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 45’
(Đề này gồm 4 câu, 1 trang)
Câu 1:(3đ) 
Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ?
Máu có những thành phần nào? Chức năng của từng thành phần? 
Tại sao khi đốt người nhiễm HIV muỗi lại không bị bệnh? Đây là loại miễm dịch nào? 
Câu 2: (2,5đ)
Thức ăn được phân loại như thế nào? 
Nêu những biến đổi hóa học của thức ăn ở mỗi phần trong ống tiêu hóa? Ở đó, biến đổi lí học hay hóa học là chủ yếu? (Ghi rõ điều kiện t0, pH và enzim tham gia nếu có)
Câu 3 (2,5đ)
Nêu cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng?
Câu 4: (2đ)
Khi gặp người bị chết đuối ta phải tiến hành cấp cứu như thế nào?
--------------- Hết ---------------
PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS ĐẠI HỢP
Mã ký hiệu
SI-DH01-HKI8-10
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HKI LỚP 8
Năm học 2010 - 2011
MÔN: SINH HỌC 8
(Hướng dẫn chấm gồm 3 trang )
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3điểm)
a. ( 0,75 điểm) 
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
- Ví dụ: tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn, rét sởn gai ốc, sờ vào nóng tay ta rụt lại.
0,5đ
0,25đ
b. (1,5 điểm)
- Thành phần của máu
 + Huyết tương: 55%V
 + Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 45%V
- Chức năng của từng thành phần:
 + Huyết tương: Giúp duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch máu, cung cấp một số chất cần thiết, chất thải.
 + Chức năng của các tế bào máu:
. Hồng cầu: Trong hồng cầu có huyết sắc tố Hb có khả năng kết hợp với Oxi và Cacbonic giúp trao đổi khí giữa môi trường trong và ngoài cơ thể.
. Bạch cầu: tạo hành rào tiêu diệt các vi khuẩn tạo hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, tiêu diệt các tế bào già yếu trong cơ thể .
. Tiểu cầu: Khi vỡ sinh ra emzim tạo khối máu đông có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp cơ thể chống mất máu.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
c. ( 0,75 điểm)
 - Muỗi đốt người bị nhiễm HIV muỗi không bị bệnh vì cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV phát triển.
- Đây là miễn dịch tự nhiên – bẩm sinh: Từ khi sinh ra loài này không có khả năng mắc một số bệnh của loài khác.
0,25đ
0,5đ
2
(2,5điểm)
a. ( 1 điểm)
- Căn cứ vào thành phần hóa học:
 + Chất vô cơ: nước, muối khoáng.
 + Chất hữu cơ: Gluxit, lipit, protit, vitamin, axit nucleic..
- Căn cứ vào khả năng biến đổi trong quá trình tiêu hóa:
 + Thức ăn bị biến đổi hóa học: Gluxit, lipit, protit, axit nucleic..
 + Thức ăn không bị biến đổi hóa học: nước, muối khoáng, vitamim.
0,5đ
0,5đ
b. (1,5 điểm)
- Ở khoang miệng – biến đổi lí học là chủ yếu.
Đường đôi
370C, pH 7,2
Tinh bột chín
amylaza
- Ở dạ dày: Biến đổi lý học là chủ yếu
Đường đôi
370C, pH 7,2
Tinh bột chín
amylaza
,pH 2,2
 Peptit
Pepsin
Protein
- Ở ruột non: Biến đổi hóa học là chủ yếu.
Mantoza
Tinh bột, đường đôi
Đường đơn
Pepsin
Protein, peptit
 Axit amin
Lipaza
Glyxerin và axit béo
Giọt lipit
Nhũ tương hóa
Lipit
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(2,5điểm)
 - Cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng:
Các phần
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Lồng ngực
Mở rộng sang hai bên và hẹp chiều lưng bụng.
Dồn trọng lượng các nội quan lên xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho đôi tay.
Cột sống
Có 4 chỗ cong.
Tạo dáng đứng thẳng, phân tán lực tác dụng của cơ thể.
Xương chậu.
Xương đùi
Mở rộng
To khỏe
Chịu đựng được sức nặng của nội quan và cơ thể.
Xương gót
Xương bàn 
Phát triển và lồi ra phía sau.
Khớp với nhau hình vòm.
Dễ dàng di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương chân và cơ thể khi vận động và di chuyển.
Xương chi trên, đặc biệt là xương ngón
Khớp với nhau bằng khớp động và linh hoạt.
Chi trên có thể chuyển động được theo nhiều hướng, bàn tay linh hoạt có thể lao động và chế tạo công cụ
Xương sọ, xương mặt.
Phát triển,
Nhỏ
Tạo điều kiện cho não phát triển, có ý thức trong học tập và lao động.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
(2điểm)
2 điểm
- Loại bỏ nước ra khỏi hệ hô hấp.
 Vác nạn nhân trên vai đầu dốc ngược và chạy theo nhịp để nước ra khỏi hệ hô hấp.
- Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân (một trong 2 cách)
VD: Hà hơi thổi ngạt: 
Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
Ngừng thổi để hít vào rồi lại thở tiếp.
 Thổi liên tục với 12- 20 lần/ phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được bình thường.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
--------------- Hết ---------------

File đính kèm:

  • docde sinh 8 dung duoc.doc
Đề thi liên quan