Sinh lớp 8 - Tiết 19: Kiểm tra một tiết

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh lớp 8 - Tiết 19: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
Kiểm tra một tiết
Ngày soạn:21/10/2010 Dạy ngày:28/10/2010
i. mục tiêu.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ chương I đến chương III nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt.
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
II. ma trận đề
 Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
Tế bào
1
2,5
1
2,5
Vận động
3
2
1
1
4
3
Tuần hoàn
1
1.5
1
3
2
4.5
Tổng
1
2,5
3
2
2
2.5
1
3
7
10
 iii.đề bài
A. Phần trắc nghiệm
Câu1 ( 2,5đ) Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c...) với số (1, 2, 3,...) vào ô kết quả ở bảng sao cho phù hợp.
Chức năng
Bào quan
Kết quả
1. Nơi tổng hợp prôtêin
2. Vận chuyển các chất trong tế bào.
3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin.
5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.
a. Lưới nội chất
b. Ti thể
c. Ribôxôm
d. Bộ máy Gôngi
e. Nhiễm sắc thể
1-
2-
3-
4-
5-
Câu 2 ( 0,5đ) 
Để chống cong vẹo cột sống cần phải : 
A, Không nên mang vác vật nặng vượt quá sức chịu đựng
B, Không nên vác một bên liên tục trong một thời gian dài.
C, Khi ngồi học phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
D, Cả A,B,C
	Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất
Câu 3 ( 0,5đ) 
 Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là :
A, Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ.
B, Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O2.
C, Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2.
D, Thiếu O2 cùng với sự tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ.
	Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất
Câu 4 ( 1đ) 
	Chọn các cụm từ: “đốt sống, chức năng, xương sườn, các phần tương ứng, phổi” điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, để hoàn chỉnh các câu sau:
	 Cột sống gồm nhiều (1). khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành hình chữ S tiếp nhau, giúp cơ thể đứng thẳng. Các (2). gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có (3). với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với (4). đứng thẳng và lao động.
B. Câu hỏi tự luận
Câu 5 ( 1.5đ) 
Vẽ sơ đồ nguyên tắc truyền máu
Câu 6 ( 3đ) 
Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
Câu 7 ( 1đ) Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
Iv. Đáp án
A. Phần trắc nghiệm
	 Câu 1 ( 2.5đ) (Mỗi ý đúng 0,5 điểm.)
	1-c	2-a	3-b	4-e	5-d
Câu 2 ( 0,5đ) D
Câu 3 ( 0,5đ) D
	 Câu 4 ( 1đ) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm.)
1. đốt sống; 2. xương sườn; 3. các phần tương ứng ; 4. chức năng
B. Phần tự luận
Câu 5 ( 1.5đ) 
A
Sơ đồ truyền máu :
A
AB
O
O
AB
B
B
Câu 6 ( 3đ) 
* Vòng tuần hoàn nhỏ (1.5đ): Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm thất phải đến động mạch phổi, tới mao mạch phổi (trao đổi khí O2, CO2) hoá máu đỏ tươi, tới tĩnh mạch phổi, tới tâm nhĩ trái.
* Vòng tuần hoàn lớn (1.5đ): Máu đỏ tươi (nhiều O2) từ tâm thất trái tới động mạch chủ tới mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) sau đó tới tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tới tâm nhĩ phải.
	Câu 7(1đ) Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. Thành phần vô cơ canxi và phootpho làm tăng độ cứng rắn của xương. Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột của cơ thể
THốNG KÊ ĐIểM KIểM TRA
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TB trở lên
8A
8B
8C
Tổng

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki 1 sinh 8 2010 2011.doc
Đề thi liên quan