Đề kiểm tra học kỳ II, lớp 11 ngữ văn (chương trình chuẩn)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II, lớp 11 ngữ văn (chương trình chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, LỚP 11
NGỮ VĂN (CT CHUẨN)
Thời gian 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Thu thập thông tin đđể đđánh giá mức đđộ đđạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ Văn 11 của học sinh.

2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tââm của chương trình Ngữ Văn 11 học kỳ II theo 3 nội dung quan trọng : Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đđích đđánh giá năng lực đđọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
 Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đđánh giá trình đđộ học sinh theo các chuẩn sau:
 - Nhớ đđược những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
 - Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: Nghĩa của câu, Đặc đđiểm loại hình của tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ chính luận,…
 - Vận dụng kiến thức văn học đđể giải quyết một vấn đđề nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

 - Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 - Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ Văn 11, học kỳ II; 
 - Chọn các nội dung cần đđánh giá; 
 - Thực hiện các bước thiết kế ma trận. 
 - Xác định khung ma trận: 








- Mức độ

- Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL

1.Tiếng Việt: 
Nghĩa của câu,
Đặc đểm loại hình của tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Nhận biết những thông tin về Ngữ hệ và Loại hình ngôn ngữ
- Hiểu rõ đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ chính luận để loại trừ và tìm ra phương án đúng.
- Vận dụng kiến thức để xác định các thành phần nghĩa trong câu


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(c10)
1(c1)
1(c4)

3

0,25
0,25
0,25

7,5% = 0,75
2.Văn học:
- Văn bản văn học
- Tác giả, tác phẩm

- Nhận ra đặc điểm phong cách của tác giả
 - Nhận diện các xu hướng văn học.
- Hiểu về nội dung tác phẩm
- Hiểu tính chất một tác phẩm
- So sánh đi đến kết luận về một tác giả văn học.
- So sánh ngôn ngữ Kịch và văn Nghị luận
- Từ nội dung tác phẩm, lí giải về đặc điểm phong cách
- Hiểu văn bản, phát biểu chủ đề.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2(c2,c9)
4(c6,c3,c5,c7,c11)
1(c8,c 12)

9

0,5
1,25
0,5

22,5% = 2,25
3.Làm văn:
- Nghị luận văn học





Nghị luận về một đoạn thơ

Số câu
Số điểm tỉ lệ



1





7,0
70% = 7,0
Số câu
Số điểm
3
0,75
6
1,5
3
0,5
1
7,0
13
10,0
Tỉ lệ
7,5%
15%
0,75%
70%
100%

IV. ĐỀ KIỂM TRA
A. Phần 1: Trắc nghiệm (3 đđiểm) 
1. Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ chính luận?
a. Tính công khai về quan điểm chính trị.
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
c. Tính khoa học và nghệ thuật.
d. Tính truyền cảm, thuyết phục.
2. Dòng nào nêu đúng tên những tác phẩm sáng tác theo xu hướng lãng mạn?
 a. Nhớ đồng (Tố Hữu), Chiều xuân (Anh Thơ), Tràng giang (Huy Cận).
 b. Từ ấy (Tố Hữu), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Tương tư (Nguyễn Bính).
 c. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Vội vàng (Xuân Diệu), Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
 d. Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng).
3. Bài thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động?
 a. Tràng giang b. Vội vàng c. Hầu trời d. Tương tư
4. Cho câu: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”. Câu “Chà chà!”………
 a. Chỉ có nghĩa sự việc c. Có cả nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
 c. Chỉ có nghĩa tình thái d. Có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái
5. Bài thơ nào có giọng điệu say mê, sôi nổi với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh?
 a. Hầu trời b. Tôi yêu em c. Bài thơ số 28 d. Vội vàng
6. Văn bản nào giàu kịch tính nhất?
 a. Người trong bao b. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
 c. Hai đúa trẻ d. Chữ người tử tù
7. Những năm đầu thế kỉ XX, ai được xem là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng?
 a. Phan Châu Tinh b. Phan Bội Châu c. Hồ Chí Minh d. Tố Hữu
8. Trong Thơ mới, ai “mới nhất”, ai “lạ nhất” và ai “quen nhất”?
 a. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính
 b. Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính và Anh Thơ
 c. Xuân Diệu, Huy Cận và Chế Lan Viên
 d. Huy Cận, Anh Thơ và Nguyễn Bính
9. Một người khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga, người còn lại là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX. Họ là ai?
 a. A.X.Pu-skin, A. P.Sê-khốp b. A.P.Sê-khốp, R.Ta-go
 c. R.Ta-go, V.Huy-gô d. V.Huy-gô, A.X.Pu-skin
10. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ và loại hình ngôn ngữ nào?
 a. Ngữ hệ Aán – Aâu và Loại hình ngôn ngữ hòa kết
 b. Ngữ hệ Nam Á và Loại hình ngôn ngữ đơn lập
 c. Ngữ hệ Nam Á và Loại hình ngôn ngữ hòa kết
 d. Ngữ hệ Aán – Aâu và Loại hình ngôn ngữ đơn lập
11. Dòng nào sau đây có nội dung chính xác nhất?
 a. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính xã hội cao.
 b. Ngôn ngữ văn nghị luận mang tính khẩu ngữ và tính học thuật cao.
 c. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính học thuật cao.
 d. Ngôn ngữ văn nghị luận mang tính xã hội và tính học thuật cao.
12. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ – V.Huy-gô)?
 a. Chính nghĩa thắng hung tàn.
 b. Kẻ cường quyền vẫn còn thống trị những người khốn khổ.
 c. Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
 d. Người khốn khổ chân chính đã được khôi phục uy quyền.
B. Phần 2: Tự luận (7 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
( Vội vàng, Xuân Diệu )
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM


Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
C
C
D
B
B
A
A
B
D
C
B. PHẦN II: TỰ LUẬN
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lí. Hình thành và triển khai ý tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ. Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
0,5
2
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi mới, gợi cảm của mùa xuân.
1,5
3
- Cảm nhận được một mùa xuân tràn đầy sức sống.
1,5
4
- Quan niệm của Xuân Diệu về mùa xuân cuộc đời : Mùa xuân trần thế là chốn thiên đường.
1,0
5
- Lòng ham sống, băn khoăn và rạo rực yêu đời của Xuân Diệu.
1,0
6
- Nghệ thuật : sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, hình thức và nhịp điệu, tiết tấu của câu thơ.
1,5
Lưu ý
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức.

File đính kèm:

  • docjdfjjfjfkdfkldfjkjjklgkklfsd;lagjero (7).doc