Đề kiểm tra học kì I (Năm học 2009-2010) Môn : Ngữ Văn 11 ( Chương trình nâng cao )

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I (Năm học 2009-2010) Môn : Ngữ Văn 11 ( Chương trình nâng cao ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 (Năm học 2009-2010)
 Môn : Ngữ Văn 11 
 ( Chương trình nâng cao )
 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề )


I/ Câu hỏi sách giáo khoa: (3điểm)

Câu 1 : (1điểm ) Nêu quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. 

Câu 2 : (2điểm) Ngữ cảnh là gì ? Ngữ cảnh bao gồm những thành phần nào ?

 Qua phân tích văn cảnh, hãy cho biết những nghĩa khác nhau của từ “xuân” trong các câu sau đây : 

a/ “ Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

b/ “ Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương ”

c/ Ông An đã ngoài 60 xuân mà vẫn còn rắn rỏi lắm.

d/ “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảnh tình san sẻ tí con con”

II/ Làm văn: (7điểm)

Bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trước cách mạng tháng Tám trong tác phẩm “ Đời thừa ” và thái độ của nhà văn Nam Cao.

 ------Hết-----



 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 11 ( Chương trình nâng cao )

I/ Câu hỏi sách giáo khoa: (3 điểm)
Câu 1 : Học sinh trình bày được các ý sau:
Nguyễn Đình chiểu chủ trương dung văn chương biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng.
Văn chương phải là ngôn ngữ sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ để phát huy các giá trị tinh thần.
NĐC cũng ghét lối văn cử nghiệp gò bó.
Câu 2 : 
*/ Ngữ cảnh hiểu một cách chung nhất là tất cả những gì có lien quan đến việc tạo lập và lĩnh hội câu nói ( hoặc câu văn ).
Ngữ cảnh gồm : văn cảnh và hoàn cảnh giao tiếp 
 */ Nghĩa của từ xuân : 
a/ Mùa xuân. b/ Tuổi còn trẻ.
c/ 60 tuổi. d/ Mùa xuân, tuổi xuân.


II/ Làm văn: (7 điểm )

1/ Yêu cầu về kĩ năng:
HS đáp ứng được yêu cầu của bài văn NLVH.
Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dung từ, đặt câu.

2/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên có sở hiểu biết chắc chắn về tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao, học sinh biết làm rõ bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trước CMT8 qua tác phẩm và thái độ của tác giả. Chấp nhận những cách viết khác nhau miễn sao các em thể hiện được một số ý sau:
Đời thừa đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng của người trí thức nghèo Hộ với những mâu thuẫn nội tâm gay gắt.
+ mâu thuẫn với tư cách là một nhà văn : HS phải làm rõ Hộ khao khát một cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội nhưng rýt cục vì gánh nặng áo cơm gia đình mà phải sống một cuộc sống vô nghĩa.
+ Mâu thuẫn với tư cách là một con người : HS làm rõ Hộ là con người có tấm long nhân hậu, luôn coi tình thương là trên hết mà trong bế tắc đau khổ, nhiều lần đã có thái độ phủ phàng, thô bạo với vợ con, vi phạm vào lẽ sống, tình thương của chính mình.
→ dẫn đến “ Đời thừa”
Thái độ của nhà văn : HS phải thấy được:
Qua bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ , tác giả đã tuyên ngôn quan điểm nghệ thuật của mình. Từ đó :
+ bày tỏ thái độ đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm, đã “ Chết mòn”, “ Đời thừa” vì đói nghèo.
+ Kết tội xã hội TDPK thối nát tàn bạo đa bóp chết mọi ước mơ chân chính của con người, phá hủy mối quan hệ tốt đẹp, thiêng liêng giữa người với người.





File đính kèm:

  • docDeDA KT hoc ki van 11CB.doc