Đề kiểm tra học kỳ I-Năm học 2011-2012 môn văn- lớp 12

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I-Năm học 2011-2012 môn văn- lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2011-2012 
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN VĂN- LỚP 12 – (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 
 Thời gian _ 90 phút(Không kể phát đề)
 ------------
Câu 1: (2.0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”?
Câu 2: (3.0 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về : 
 Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ 
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận biển 

 Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế 
 Nỗi khát vọng tình yêu 
 Bồi hồi trong ngực trẻ
 (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục) 

--------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
MÔN : NGỮ VĂN
Lớp 12
Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 12.
	Do yêu cầu về thời gia và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1 theo 2 phân môn Văn, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
Về kiến thức :
Nắm vững nội dung cơ bản của ba phần : Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một.
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp để hoàn thành tốt bài kiểm tra tổng hợp.
Rút được các bài học bổ ích để thi tốt nghiệp THPT.
- Về kĩ năng : 
Kĩ năng tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận xã hội và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ. Biết vận dụng kiến thức và các thao tác nghị luận để làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức : Tự luận
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
Bước 1: Chủ đề kiểm tra : kiểm tra chủ đề 1 Văn học và chủ đề 3 Làm văn (Bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học)
Đề yêu cầu kiểm tra kiểu bài nghị luận về một tác phẩm thơ và chính luận trong các tác phẩm thơ và chính luận đã học:
Bước 2: Chuẩn đánh giá

Tên chủ đề
(Nội dung, chương …)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
Đọc hiểu 
văn học
Nhớ được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại và một số hình ảnh nghệ thuật trong các tác phẩm… 
Chỉ ra được tính chất độc đáo và ý nghĩa của một số hình ảnh nghệ thuật trong các tác phẩm… 


Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:2,0

Số câu : 0
Số điểm : 0
Số câu:1
2,0 điểm
=20%
Chủ đề 3
Làm văn
(Nghị luận 
xã hội)


Vận dụng những kiến thức về xã hội, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận xã hội (Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí)

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu : 1
Số điểm : 3,0
Số câu:1
3,0 điểm
=30%
Chủ đề 3
Làm văn
(Nghị luận
Văn học)


Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại. Kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về một tác phẩm thơ, một đoạn trích…

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu : 1
Số điểm :5,0
Số câu:1
5,0 điểm
=50%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
20%
Số câu : 2
Số điểm :8,0
80%
Số câu:3
10 điểm
=100%


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : VĂN	 -	KHỐI : 12 (CƠ BẢN)
NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHUNG:
Đề bài gồm ba câu: câu 1(2 điểm) là câu hỏi dạng tái hiện kiến thức và câu hỏi thông hiểu, câu 2 (3 điểm) là câu hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận xã hội, câu 3(5 điểm) là câu hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra tổng hợp kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh.
Giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CÂU 1
Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”?
2,0

1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh trình bày theo nhiều cách (kể cả dưới hình thức gạch đầu dòng) Văn trôi chảy, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp…


2/ Yêu cầu về kiến thức 


Việt Bắc từ năm 1941, đã trở thành một căn cứ địa của cách mạng, của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Trong suốt bao nhiêu năm, nhân dân Việt Bắc đã che chở, cưu mang những cán bộ cách mạng và ủng hộ kháng chiến.

1.0

- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu thay mặt kẻ ở người đi sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.

1,0
CÂU 2
Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về : Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
3,0

1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ngắn về một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


2/ Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Thí sinh cần xác định được đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; vận dụng những kiến thức xã hội và đời sống để trình bày ý kiến cá nhân. Có thể trình bày ý kiến của mình theo các nội dung cơ bản:


- Giải thích về đồng cảm và chia sẻ:
 + Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.
 + Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người.

0,5

 - Biểu hiện của đồng cảm, chia sẻ: Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người.
 + Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi, động viên.
 + Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn.
 - Biểu hiện trái ngược, đáng phê phán: thói vô cảm.
1,5

- Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh.
- Qua đó khẳng định đồng cảm, chia sẻ luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn là cái ác, cái vô cảm.
- Phê phán thói vô cảm.
1,0
CÂU 3
Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ 
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận biển 

 Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế 
 Nỗi khát vọng tình yêu 
 Bồi hồi trong ngực trẻ
 (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục) 
5,0

1/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ
- Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn tốt, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.



2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nắm vững 


- Giới thiệu những những kiến thức cơ bản về thời đại (thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước...), về tác giả (đặc điểm phong cách), tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tư tưởng ...).
- Giới thiệu đoạn thơ.

0,5

Phân tích + cảm nhận:
* Nội dung: 
- Xuân Quỳnh đã dùng hình tượng sóng để giải bày, thổ lộ tình yêu một cách chân thành. Sự phong phú, đa dạng trong bản thể sóng đã giúp nhà thơ thể hiện bao trạng thái cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
- Khát vọng vươn xa của những con sóng, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường cũng chính là khát vọng tình yêu mãnh liệt của “em”
- Xuân Quỳnh còn biến tình yêu thành cội nguồn của sự sống, thành nhịp đập trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ.
* Nghệ thuật: 
- Thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo.
- Xây dựng hình ảnh ẩn dụ: “sóng” để khám phá những nét tương đồng giữa “sóng” và “em”


3,0








1.0

- Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5

------------------------------------

File đính kèm:

  • doc5.doc