Ma trận Đề kiểm tra học kỳ I,năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn, lớp 12 Trường THPT An Lương

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận Đề kiểm tra học kỳ I,năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn, lớp 12 Trường THPT An Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bình Định	 Ma trận Đề kiểm tra học kỳ I,năm học 2011 – 2012
Trường THPT An Lương Môn: Ngữ văn, lớp 12
 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể phát đề)
 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12.
	 Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 nội dung: câu hỏi văn học sử, nghị luận xã hội, nghị luận văn học với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiÓm tra tự luận. Các câu hỏi tù luËn chñ yÕu kiÓm tra kÜ n¨ng t¹o lËp v¨n b¶n theo c¸c thao t¸c vµ ph­¬ng thøc biÓu ®¹t ®· häc. 
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA:
- Hình thức : Tự luận
- Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tù luËn trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Đây là đề kiểm tra cả 1 học kì nên các nội dung cần đánh giá rất nhiều, do đó trước hết phải liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12, thuộc học kì 1, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 



Tên Chủ đề 
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
Văn học sử 

 - Hiểu được ý nghĩa của câu thơ đề từ.




Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %


Số câu:1
Số điểm:2,0=20%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu:0
Số điểm :0
Số câu:1. 2,0điểm=20% 
Chủ đề 2 
Nghị luận xã hội 




 
- Biết vận dụng những kiến thức để triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí .


Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %



Số điểm:0
Số câu: 0 

Số câu:0
Số điểm:0

Số câu:1
Số điểm:3,0=30%

Số câu:1
 3,0điểm=30%
Chủ đề 3
Nghị luận văn học












Vận dụng những kiến thức về tác giả, 
tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết 
hợp các thao tác NL và phương thức 
biểu đạt, biÕt c¸ch lµm bµi văn nghị luận về một đoạn thơ để phân tích đoạn đầu trong đoạn trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm . 

Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0


Số câu: 1 
Số điểm 5,0
Số câu:1
5,0 điểm=50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
20%
Số câu: 2
Số điểm: 8,0 
80%
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA













 





 Sở GD – ĐT Bình Định Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2011 – 2012
Trường THPT An Lương Môn: Ngữ văn, lớp 12
 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể phát đề)

Câu I (2,0 điểm): 
Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về câu thơ đề từ trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”-Thanh Thảo
 “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
 ( Ph.G.Lor-ca)
C©u II: (3,0 điểm):
 Nhà văn Lỗ Tấn có viết : “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Hãy viết một bài văn ngắn để trình bày suy nghĩ của mình. 
	
C©u III: (5,0 ®iÓm):
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng’ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” 
 mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”....
	------------------------------











Trường THPT An Lương 
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Câu 1 (2,0 ®iÓm): 
	a)Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý sau:
 -Niềm đam mê, gắn bó với nghệ thuật của Lor-ca. 
 -Tình yêu với xứ sở Tây Ban Cầm
 -Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới,làm cho nghệ thuật luôn mới mẻ, phát triển. 
 b) Cách cho điểm:
 - Điểm 2:Đáp ứng yêu cầu trên,có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc
 C©u 2 (3,0 ®iÓm):
 a)Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ vấn đề theo hệ thống ý sau:
 - Câu nói của Lỗ Tấn nhằm phê phán người lười biếng, đề cao những say mê với công việc của mình, là lời động viên để mọi người chăm chú vào công việc có lợi cho bản thân, gia đình, đất nước.
 - Phân tích mặt đúng của câu nói, nêu các dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động.
 - Rút ra bài học cho bản thân.
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 3: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 

 Câu 3 (5,0 ®iÓm):
Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình,kết cấu bài viết chặt chẽ không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước học sinh cần làm rõ những cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước theo phương diện lịch sử - văn hoá.
- Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc.
+ Gắn với những câu chuyện cổ tích, với ca dao, thần thoại....
+ Gắn với truyền thống văn hoá, phong tục của người Việt.
- Đất nước lớn lên đau thương, vất vả cùng những cuộc trường chinh của con người.
+Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
+Những sự lam lũ, gian nan của cha, của mẹ.
- Đất nước gắn với những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
- Đoạn thơ đậm đặc chất liệu của văn hoá dân gian. Cùng với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, của thời gian, của lịch sử và văn hoá gắn với những thăng trầm của dân tộc.
Giọng điệu của đoạn thơ là giọng tâm tình, tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên , dẫn chứng chính xác, còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3-4: cơ bản đảm bảo yêu cầu, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu kiến thức, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc quá sơ sài, mắc nhiều lỗi, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.

 -------------------------------------------

File đính kèm:

  • docjkarhgopsdjkg;kadsg;oapkpewkg (4).doc
Đề thi liên quan