Đề thi học kì I – lớp 12 (năm 2011 – 2012) môn: ngữ văn thời gian: 90 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I – lớp 12 (năm 2011 – 2012) môn: ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU ĐỀ THI HKI – LỚP 12 (Năm 2011 – 2012) 
 Môn: Ngữ Văn 
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. Thiết lập ma trận

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Thấp
Cao

Văn học
(1 câu)
-Nhớ được các nội dung chính trong quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
-Nêu được 2 giá trị cơ bản của ”Tuyên ngôn độc lập” (Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục),
-Chỉ ra cụ thể nội dung quan điểm sáng tác của HCM.

-Nêu giá trị lịch sử và giá trị văn học của ”Tuyên ngôn độc lập”.



Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
2,0điểm = 20%
Làm
văn
NLXH
(1 câu)
- Để tồn tại giữa cuộc đời, con người luôn phải đấu tranh.
- Đấu tranh với chính bản thân để giành lại lòng dũng cảm, tinh thần vị tha, niềm tin vào cuộc sống, để chính mình không bị cuốn vào bao vòng cám dỗ ở đời,…
- Cuộc sống luôn có những hành động khiến chúng ta phải thận trọng khi quyết định (phải là quyết định hướng thiện).
- Cuộc chiến đấu với bản thân là cuộc chiến đấu gian khó nhất. Nhưng cũng chính vì khó khăn nhất nên nó cũng là cuộc chiến hiển hách nhất. 
Biết vận dụng những kiến thức về cách thức triển khai bài văn nghị luận xã hội để phân tích đề, lập dàn ý, nhận ra những vấn đề cần bàn bạc, nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân, các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội.



Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Số câu: 1
3,0điểm = 30%

NLVH:

Chương trình chuẩn
Hai hình tượng sóng và em luôn tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ và sự thủy chung tha thiết của người phụ nữ đang yêu. 
- Nỗi nhớ chính là dấu hiệu bền vững của tình yêu. Với những người đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức lẫn khi ngủ, tồn tại cả trong ý thức lẫn tiềm thức, bao trùm cả không gian và thời gian à Sóng khao khát tới bờ như em khao khát có anh.
- Nỗi nhớ gắn liền với sự thuỷ chung trong tình yêu.
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.


Chương trình nâng cao
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên.
- Suy tưởng triết lí gắn với cảm xúc nồng nhiệt trong khúc ca thôi thúc lên đường, hướng tới Tây Bắc, hướng tới nhân dân.
- Niềm hạnh phúc lớn lao được trở về với nhân dân.
- Khát vọng được trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc ...

Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.



Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 1
5,0điểm = 50%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
20%
Số câu: 2
Số điểm: 8,0
80%
Số câu: 3
Số điểm: 10,0
100%
-----------------------------------------------------------------------
II. Đề kiểm tra: 
 
Trường THPT Nguyễn Diêu	 
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
MƠN THI: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút, khơng kể thời gian giao đề

A. PHẦN CHUNG (5.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Nêu những giá trị cơ bản của “Tuyên ngôn Độc lập”.
Câu 2: (3.0 điểm) Platon nói: Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất.
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

B. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Học sinh học ban nào thì làm theo ban đó.
Câu 3a: Dành cho chương trình chuẩn: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
…Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương... 
 (Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục)
Câu 3b: Dành cho chương trình nâng cao: Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
…Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi...
(Ngữ Văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục)

 
-----------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
MƠN THI: NGỮ VĂN - LỚP 12

III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm 
Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh cần nêu được các ý chính sau:

1.
* Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh (1.0đ)


 - Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. 
 - Người luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học. 
 - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết thế nào?” (hình thức). 
0,25

0,25
0,5

2.
* Những giá trị cơ bản của “Tuyên ngôn độc lập” (1.0đ)


- Giá trị lịch sử: 
 + “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn tuyên bố chấm dứt: chế độ thực dân – phong kiến, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên Độc lập tự do cho dân tộc.
 + “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện khẳng định vị trí của VN trên trường Quốc tế, bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp, đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.
 - Giá trị văn học: 
 + “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận đặc sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy cảm xúc.
 + “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn yêu nước thể hiện tâm huyết, tư tưởng tình cảm cao đẹp của Người kết tinh khát vọng của toàn dân tộc: Khát vọng Độc lập – Tự do. 


0,25

0,25


0,25

0,25
Câu 2: (3.0 điểm) Platon nói: Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Trình bày suy nghĩ về ý kiến 
1.
Giải thích ý kiến 
(0,5 đ)

- Để tồn tại giữa cuộc đời, con người luôn phải đấu tranh.
- Một trong những lực lượng mà con người phải đương đầu, đối diện chính là bản thân mỗi người; đấu tranh với chính bản thân để giành lại lòng dũng cảm, tinh thần vị tha, niềm tin vào cuộc sống, để chính mình không bị cuốn vào bao vòng cám dỗ ở đời,…
- Platon muốn đánh giá cao khả năng tự vượt thoát trong mỗi người.


 0,5


2.
Luận bàn về ý kiến 
(2,0 đ)

- Cuộc sống luôn có những hành động, công việc nan giải khiến chúng ta phải hết sức thận trọng trước khi quyết định.
- Trước khi tuyên chiến với hoàn cảnh, mỗi người đều đã được thực hiện một cuộc cách mạng với chính bản thân mình, để cho quyết định cuối cùng phải là quyết định hướng thiện.
- Cuộc chiến đấu với bản thân là cuộc chiến đấu gian khó nhất. Bởi lẽ, ta phải phân thân về hai chiến tuyến đối lập nhau, phải tự mình bào chữa rồi cũng tự mình đấu tranh với chính mình. Nhưng cũng chính vì khó khăn nhất nên nó cũng là cuộc chiến hiển hách nhất. Và cũng chính bởi vậy nên con người biết vượt thoát khỏi sự ràng buộc của chính mình – lúc đó con người đáng được tôn vinh hơn cả. 
0,5

0,5

1,0
3.
Bài học nhận thức và hành động 
(0,5 đ)

- Với học sinh, chiến thắng hiển hách nhất chính là chiến thắng trước sự gian lận trong thi cử, trước sự cám dỗ của bao tệ nạn học đường đang diễn ra hiện nay.
- Cuộc chiến nào cũng có những mất mát, hi sinh nhưng nếu biết chiến thắng trước bản thân mình, mỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn.
0,25

0,25

Câu 3a: Chương trình chuẩn: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
*. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để làm rõ nội dung và nghệ thuật của một số đoạn thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
*. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý sau:

1.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích (0,5 điểm)


- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khao khát được yêu đương gắn bó. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)
- Đoạn trích có thể xem là đoạn tiêu biểu cho bài thơ. Hai hình tượng sóng và em luôn tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ và sự thủy chung tha thiết của nhà thơ. 

0,25


0,25

2.
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh (4,0 điểm)


a. Về nội dung: Sóng – Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ và sự thủy chung: (2,5 điểm)
* Nỗi nhớ chính là dấu hiệu bền vững của tình yêu:
- Nỗi nhớ: + Bao trùm cả không gian và thời gian: lòng sâu - mặt nước, ngày - đêm.
 + Thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi vào cả trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ còn thức).
- Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (Ngày đêm không ngủ được).
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh). 
à Khát khao mãnh liệt mà giản dị: Sóng khao khát tới bờ như em khao khát có anh.
* Nỗi nhớ gắn liền với sự thuỷ chung trong tình yêu: 
- Khẳng định lòng chung thủy: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh - một phương.
- Tình yêu của người con gái vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: Hướng về anh - một phương (phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha).
b. Về nghệ thuật: (1,5 điểm)
- Nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt và biến hóa thể thơ 5 chữ để phát huy nhạc điệu vốn có của nó trong việc miêu tả sóng biển và sóng tình trong đoạn thơ.
- Nhịp thơ ở khổ trên nhanh và mạnh hơn. Nhịp thơ ấy cũng chính là nhịp sóng, là nỗi lòng của người con gái đang yêu đạt đến cao trào mãnh liệt.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng, dưới lòng sâu – trên mặt nước, dẫu xuôi – dẫu ngược,...


0,5


0,5

0,5



0,5
0,5



0,5

0,5

0,5

3.
Đánh giá chung (0,5 điểm)


- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
- Từ đoạn thơ, ta thấy tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp (nỗi nhớ, sự thủy chung, gắn bó). 
0,25

0,25


Câu 3b: Chương trình nâng cao: Trình bày cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
*. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học (nghị luận về một đoạn thơ), vận dụng khả năng đọc hiểu để làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
*. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý sau:
1.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích (0,5 điểm)


- Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng. Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống nhân dân và đất nước.
- Đoạn trích có thể xem là đoạn tiêu biểu của bài thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt được về với nhân dân.
0,25



0,25

2.
Phân tích đoạn thơ (4,0 điểm)


a. Về nội dung: Cảm xúc mãnh liệt và khát khao được trở về với nhân dân: (2,5 điểm)
- Suy tưởng triết lí gắn với cảm xúc cảm xúc nồng nhiệt trong khúc ca thôi thúc lên đường, hướng tới Tây Bắc, hướng tới nhân dân.
- Niềm hạnh phúc lớn lao: được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao khát mà là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.
- Khát vọng được trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiện ra qua những hình ảnh, những con người cụ thể, gần gũi, xiết bao thương mến.
b. Về nghệ thuật: Đóng góp mới mẻ, độc đáo (1,5 điểm)
- Có sự kết hợp giữa cảm xúc với suy tưởng, nâng xúc cảm, tình cảm lên thành những khái quát có tính chất triết lí khiến cho hình ảnh, ngôn ngữ thơ phong phú, gợi cảm, giàu chất trí tuệ.
- Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng, được sáng tạo bằng nhiều thủ pháp: tả thực, ẩn dụ tượng trưng, đặc biệt là lối so sánh sáng tạo tài hoa, trùng điệp...
- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, giàu giá trị tư tưởng - thẩm mĩ mang tính biểu cảm, sử dụng đại từ xưng hô thân tình, ruột thịt: anh con, em con, mế.

0,5

1,0



 1,0





0,5

0,5

0,5

3.
Đánh giá chung (0,5 điểm)


- Đoạn thơ khơi dậy những tình cảm sâu nặng với nhân dân, đất nước của một hồn thơ sắc sảo tài hoa.
- Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật đặc sắc của Chế Lan Viên: chất suy tưởng triết lí.
0,25


0,25
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, những phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức.
--------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doc8.doc