Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn (năm học 20111- 2012)

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn (năm học 20111- 2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Người ra đề: Nguyễn T Hồng Lương

Đề kiểm tra học kì II
Môn Ngữ văn (NH 20111- 2012)
(Thời gian 90 phút)

Bộ đề I
Câu 1 (3đ)
Xác định luận điểm cho đề văn sau:
 Về tác hại của tệ nạn tiêm chích ma tuý, một trong những tệ nạn xã hội mà chúng ta phải kiên quyết nhanh chóng bài trừ.
Câu 2 (7đ):
 Phân tích đoạn thơ mở đầu trong đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan ngắn ngủi tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.



 Đáp án- Dàn ý:
Câu 1:
 Các luận điểm :
a- Khái niệm ma tuý, một số dạng ma tuý thường gặp, nghiện ma tuý…
b- Thực trạng của nạn tiêm chích ma tuý hiện nay.
c- Tác hại của ma tuý đối với đời sống con người
d- Cách phòng tránh tệ nạn ma tuý.
e- Liên hệ bản thân, rút ra bài học từ thực tế.
Câu 2:
1- Yêu cầu:
* Về kiến thức:
Phải hiểu được vị trí đoạn trích và nội dung, nghệ thuật cả đoạn trích và đoạn mở đầu.
* Về kĩ năng:
- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng…
2- Dàn ý:
A- Mở bài (1đ):
- Giới thiệu “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn mở đầu.
B- Thân bài (5đ):
- Trong hoàn cảnh đau đớn nhất, Kiều vẫn lựa chọn cách nói qua dùng từ ngữ để ràng buộc em “cậy”, “chịu”…(2đ)
- Cách nói đầy thuyết phục đối Vân: qua cách dùng hình ảnh, thành ngữ….(2đ)
- Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều: Giàu đức hi sinh, lòng vị tha và thông minh.. (1đ)
C- Kết bài (1đ):
- Khẳng định lại giá trị đoạn thơ và phẩm chất nhân vật Thuý Kiều.



























Bộ đề II
Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10
Học kì II
( Thời gian 90 phút)
Câu 1 (3đ):
Hãy tìm các luận điểm cho đề văn sau?
 Đề bài: 
Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp?
Câu 2 (7đ):
 Phân tích đoạn thơ trong “Trao duyên” (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du):
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Dưới xin giọt nước cho người thác oan.”
 



 đáp án và dàn ý:
Câu 1:
Hãy tìm các luận điểm cho đề văn sau?
 Đề bài: Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xan, sạch, đẹp?
 Gồm các luận điểm sau:
 a- Môi trường là gì (môi trường tự nhiên) (1đ)
b- Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường (1đ).
 c- Làm thế nào để tham gia bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp (1đ)?
Câu 2:
1- Yêu cầu:
* Kiến thức: Nắm được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của cả đoạn trích.
* Kĩ năng: Biết xác định yêu cầu của đề bài, viết văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ dựa trên dàn ý .
2- Dàn ý:
 A- Mở bài (1đ):
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Trao duyên”
- Giới thiệu đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.
B- Thân bài (7đ):
- Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân nhưng vẫn muốn sự hiện diện ở trong những kỉ vật ấy. Thực chất Kiều đang phải chia lìa với mối tình đầu (3đ).
+ “Chiếc vành với bức tờ mây”, “phím đàn với mảnh hương nguyền”: kỉ vật của kỉ niệm mối tình đầu (trong đêm thề nguyền) gợi tình yêu sâu nặng.
+ “Duyên này thì giữa vật này của chung”: “Của chung” (của Kiều- Kim- Vân), “của tin” ( tình yêu chia lìa nhưng niềm tin vẫn khắc ghi trong kỉ vật).
+ Trao kỉ vật cho vân, nhưng Kiều càng nhớ lại kỉ niệm trong đêm thề nguyền, nó sẽ mãi mãi đi theo cuộc đời Kiều “Mai sau dù có bao giờ- Đốt lò hương ấy so tơ phóm này” và càng đau đớn hơn bao giờ hết.
- Kiều hình dung ra cái chết: Bởi cảm thấy hụt hẫng, tuyệt vọng, cuộc sống vô nghĩa khi không còn tình yêu => Tâm trạng đau đớn, xót xa (2đ).
C- Kết bài (1đ):
- Khẳng định đoạn thơ:
+ Thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.
+ Mâu thuẫn trong tâm trạng nhân vật Kiều: trao kỉ vật mà nỗi đâu đớn, xót xa càng dân trào khi phải vĩnh biệt mối tìn

File đính kèm:

  • docVan 10.1.doc