Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2007 – 2008 môn: toán 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2007 – 2008 môn: toán 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đầm hà
Trường THCS Đại Bình
đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008
Môn: Toán 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy khoan tròn chữ cái trước đáp án đúng:
Cho tập hợp A = {0}.
A không phải là tập hợp.
A là tập hợp rỗng.
A là một tập hợp có phần tử là 0.
A là tập hợp không có phần tử nào.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng câu nào sai
Số nguyên tố
Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là số lẻ.
Không có số nguyên tố chẵn.
Số nguyên tố chẵn duy nhất là 2.
Số nguyên tố nhỏ nhất là 0.
Câu 3: Cho tia AB, lấy điểm M thuộc tia AB. Trong các câu sau đây nói về điểm M. Hãy chọn câu đúng.
Điểm M nằm giữa A và B.
Điểm M nằm giữa A và M
Điểm M nằm giữa hai điểm A, B hoặc không nằm giữa hai điểm đó.
Hai điểm M và B nằm cùng phía đối với A.
II – Tự luận.
Bài 1: Thực hiện phép tính.
5.42 – 18 : 32
80 – [130 – (12 – 4)2]
27.75 + 25.75 – 150
12 : { 390 : [500 – (125 + 35.7)]}
Bài 2: Tìm x thuộc N biết:
541 + (218 – x) = 735
5(x +35) =515
96 – 3(x+1) = 42
Bài 3: Hai bạn An và Bách cùng một trường nhưng ở hai lớp khác nhau. An cứ 10 ngày lại trực nhật, Bách cứ 12 ngày lại trực nhật, lần đầu cả hai bạn đều trực nhật cùng một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật?
Bài 4: Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4 Chào mừng các vị đại biểu ; EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và EF?
========== Hết =========Đáp án – Biểu điểm
Môn: Toán 6
Năm học: 2007 – 2008
I – Phần trắc nghiệm
Câu 1: (1 điểm) c) A là một tập hợp có phần tử là 0.
Câu 2: (1 điểm) c) Số nguyên tố chẵn duy nhất là 2.
Câu 3: (1 điểm) 
c) Điểm M nằm giữa hai điểm A, B hoặc không nằm giữa hai điểm đó.
d) Hai điểm M và B nằm cùng phía đối với A.
II – Tự luận
Bài 1: a) 5.42 – 18 : 32 = 5.6 – 18 : 9 = 80 – 2 = 78 (0,5 điểm)
b) 80 – [130 – (12 – 4)2] = 80 – [130 – 64] = 80 – 66 = 14 (0,5 điểm).
c) 27.75 + 25.75 – 150 = 27 (75 + 25 ) – 150 = 27.100 – 150 = 2550 (0,5 điểm).
d) 12 : { 390 : [500 – (125 + 35.7)]} = 12 : {390 :130} = 12 : 3 = 4 (0,5 điểm).
Bài 2: 
a) 541 + (218 – x) = 735
 218 – x = 735 – 541
 x = 218 – 194
 x = 24 	(0,5 điểm).
b) 5(x +35) =515
 x + 35 = 515 : 5
 x + 35 = 103
 x = 68	(0,5 điểm).
c) 96 – 3(x+1) = 42
 3(x+1) = 96 – 42
 x+1 = 54 : 3
 x = 17	(1 điểm). 
Bài 3: Gọi số ngày hai bạn cùng trực nhật là a, ta có: a BCNN(10,12)
10 = 2.5; 12 = 22.3
BCNN(10,12) = 22.3.5 = 60
Vậy sau ít nhất 60 ngày hai bạn lại cùng trực nhật lần hai.	(1 điểm)
Bài 4: (2 điểm)
Vì M nằm giữa E và F, ta có: EM + MF = FE hay 4 + ME = 8 
MF = 8 – 4 = 4 (cm ) Vậy ME = MF = 4 (cm ) 
========== Hết ==========

File đính kèm:

  • docDe 1 KTDA Toan 6 HKI 0708.doc