Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh
Thứ năm, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Lớp: 3....
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII
Họ và tên: .........................................................................................
Năm học: 2013 - 2014
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP BA
Chữ ký người coi
Chữ ký người chấm bài
Chữ ký người chấm lại bài
Câu 1 .................
Câu 6 ................
Câu 2 ................
Câu 7 ..............
Câu 3 ................
Câu 8 ................
Câu 4 ................
Câu 9 ...............
Câu 5 ....................
Câu 10 .................
Đọc thành tiếng
 ........................................
Điểm bài làm
Điểm bài làm ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Câu 1 .................
Câu 6 ................
Câu 2 .................
Câu 7 ................
Câu 3 .................
Câu 8 ................
Câu 4 .................
Câu 9 ................
Câu 5 .................
Câu 10 ................
Đọc thành tiếng
........................................
Điểm chấm lại
 Điểm chấm lại ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Nhận xét của người chấm bài
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của người chấm lại
..................................................................
..................................................................
...............................................................................................
I. KIỂM TRA ĐỌC
 Đọc thầm và làm bài tập Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cấm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
3. Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hóa lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội tưởng nhớ ông./.
Theo Hoàng Lê
Dựa vào nội dung bài tập đọc hãy khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng trước mỗi ý sau đây:
1. Chi tiết nào cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
a. Hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. 
b. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
a. Chỉ cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b. Hiển linh giúp dân đánh giặc.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
a. Lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.
b. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Trong từ “lễ hội”, từ “hội” có nghĩa là gì?
a. Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
b. Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa dạy dân cách trồng lúa.
b. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa, dạy dân cách trồng lúa.
c. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa dạy dân, cách trồng lúa.
6. Câu “Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.” Trả lời cho câu hỏi nào?
a. Khi nào?
b. Vì sao?
c. Ở đâu?
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
KIỂM TRA ĐK GIỮA HỌC KÌ II
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP BA 
NĂM HỌC 2013 - 2014
	 (ngày thi 19/03/2014)
A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thầm trả lời câu hỏi (4điểm)
Câu/điểm
Câu1(0,5đ)
Câu2(0,5đ)
Câu3(0,5đ)
Câu4(0,5đ)
Câu 5 (1đ)
Câu 6 (1đ)
Ý đúng
c
c
c
b
a
b
2. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Bài 1: Ông tổ nghề thêu STV3/t2 trang 22
Học sinh đọc đoạn 1 (Hồi còn nhỏ nhà Lê) và trả lời câu hỏi: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Học sinh đọc đoạn 2 (Một lần  vò nước) và trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
Học sinh đọc đoạn 3 (Bụng đói làm lọng) và trả lời câu hỏi: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống?
Bài 2: Đối đáp với vua STV3/t2 trang 49
Học sinh đọc đoạn 1 (Một lần  đến gần) và trả lời câu hỏi: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
Học sinh đọc đoạn 2 (Cao Bá Quáttới hỏi) và trả lời câu hỏi: Cao Bá Quát có mong muốn gì?
Học sinh đọc đoạn 3 (Cậu bé .người trói người) và trả lời câu hỏi: Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
Bài 3: Hội đua voi ở Tây Nguyên STV3/t2 trang 60
Học sinh đọc đoạn 1 (Trường đua .giỏi nhất) và trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
Học sinh đọc đoạn 2 (Đến giờ . ngợi khen) và trả lời câu hỏi: Cuộc đua diễn ra như thế nào?
Bài 4: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử STV3/T2 trang 65
Học sinh đọc đoạn 1 (Đời Hùng Vương.ở không) và trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
Học sinh đọc đoạn 2 (Một hôm.với chàng) và trả lời câu hỏi: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chủ Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Đọc thành tiếng (6điểm)
a. Đọc thành tiếng 5 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm. 
- Đúng tiếng, từ 3 điểm (Sai dưới 3 tiếng: 2,5 đ, sai từ 3-5 tiếng 2đ, sai từ 6-10 tiếng 1,5đ, sai từ 11-15 tiếng 1đ; sai từ 16-20 tiếng: 0,5đ; sai trên 20 tiếng 0đ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng 1đ (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ ở 1, 2 dấu câu); không ngắt nghỉ hơi đúng 3-4 dấu câu 0,5đ; không ngắt nghỉ hơi đúng 5 dấu câu trở lên: 0đ. 
- Đạt tốc độ 1đ; đọc quá 1-2 phút: 0,5đ; quá 2 phút phải đánh vần nhẩm: 0đ
b. Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu 1đ. 
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
KIỂM TRA ĐK GIỮA HỌC KÌ II
PHẦN KIỂM TRA VIẾT
LỚP BA – NĂM HỌC 2013 – 2014
	 (Ngày thi 19/03/2014)
1. CHÍNH TẢ (nghe viết) 
 Bài viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên
Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lần lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích./.
2. TẬP LÀM VĂN 
	Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn. Kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Gợi ý: (Giáo viên ghi lên bảng học sinh không phải viết vào giấy thi)
a. Người đó là ai, làm nghề gì?
b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?
c. Người đó làm việc như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 – GIỮA HKII
NĂM HỌC 2013 - 2014
 1. CHÍNH TẢ: 5 điểm
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,25 điểm.
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,25 điểm/toàn bài.
 2. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm
 Học sinh viết được đoạn văn ngắn có nội dung đúng theo yêu cầu, biết dùng từ và đặt câu đúng, lời văn trôi chảy đạt 5 điểm.
 Tuỳ mức độ về bài viết của học sinh, giáo viên chấm điểm tương ứng: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
 * Lưu ý: Không yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn có bố cục đầy đủ, khuyến khích học sinh đã biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docDE TIENG VIET 3 GHKII.doc