Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nam Chính

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nam Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục- đào tạo	kiểm tra chất luợng giữa kì II
huyện Nam Sách	 Năm học 2009 - 2010 
 Trường Tiểu học Nam Chính Môn tiếng việt lớp 3 (Bài đọc)
 Lớp 3: ........
 Họ và tên: .....................................................
 Người ra đề: Nguyễn Thị Thoa, GV khối 2 +3
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
* Nội dung kiểm tra:
- Mỗi học sinh đọc một đoạn văn trong các đoạn văn ở 5 bài tập đọc sau:
	Học sinh bốc thăm và đọc một trong các đề sau:
Đề 1: Bài: ở lại với chiến khu (tr 13 - TV3, tập 2) 
	Đọc đoạn:"Những lời van xin ngây thơ mà thống thiết......lòng người chỉ huy ấm hẳn lên." ( Đoạn 3 và 4 của bài). Thời gian đọc không quá 1 phút.
Đề 2: Bài: "Ông tổ nghề thêu " (tr 22 - TV3, tập 2) 
	Đọc đoạn: "Học được cách thêu và làm lọng rồi...và tôn ông là ông tổ nghề thêu."
	(Đoạn: 4,5.)	Thời gian đọc không quá 1 phút.
Đề 3: Bài :" Nhà ảo thuật " (tr 40 - TV3, tập 2 ) 
	Đọc đoạn: "Thế rồi chẳng biết hỏi thăm ai...là một nhà ảo thuật đại tài." (đoạn 3,4)
	Thời gian đọc không quá 1 phút.
Đề 4: Bài : "Hội đua voi ở Tây Nguyên" (tr 60 - TV3, tập 2) 
Đọc đoạn: “Đến giờ xuất phát, chiêng trống...nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. ” 
	Thời gian đọc không quá 1 phút
 Đề 5: Bài đọc : " Tiếng đàn ” ( Tiếng Việt 3 tập 2 - Tr 54 )
 	Đọc đoạn : "Tiếng đàn bay ra vườn ....những mái nhà cao thấp. ” 
	Thời gian đọc không quá 1 phút
* Cách thức kiểm tra:
- GV ghi tên bài đánh dấu đoạn văn, số trang trong SGK vào phiếu cho HS bốc thăm và đọc thành tiếng.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập(5 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Người trồng ngô
 Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân trồng được những cây ngô thật tốt. Năm nào ông cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của ông luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng ông có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng ông cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
 - Tại sao bác lại cho những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác?- Phóng viên hỏi.
 - Anh không biết ư? - Nguời nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
 Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1.Vì sao người nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?
 A. Vì người nông dân này đem ngô đến hội chợ liên bang triển lãm.
B. Vì người nông dân này trồng được những cây ngô rất tốt, năm nào cũng đoạt giải Nhất trong hội chợ liên bang.
C. Vì người nông dân này đến hội chợ từ một nơi rất xa.
2. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn người nông dân?
A. Người nông dân có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo.
B. Người nông dân có một loại ngô giống mà không ai có.
C.Người nông dân cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt ngô giống tốt nhất.
3. Vì sao người nông dân lại cho những người hàng xóm xung quanh những hạt ngo giống tốt nhất?
 A. Vì ông hiểu được rằng mình muốn trồng được ngô tốt thì ngô của ngững người xung quanh cũng phải tốt. Vì ngô của nhà mình được tạo ra bằng phấn ngô của những nhà xung quanh.
 B. Vì ông hiểu rằng hạt giống không tốt không tạo ra năng suất cao.
c. Vì những người xung quanh đã trả cho ông nhiều tiền để mua những hạt giống đó.
4.Dòng nào nêu đúng các từ ngữ đã được dùng để nhân hoá trong đoạn văn sau?
 Vườn câu lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. (Nguyễn Kiên)
A. bay nhảy, thím, lắm điều, anh đỏm dáng, trầm ngâm
B. thím, nhanh nhảu, chú, lắm điều, anh, đỏm dáng, bác, trầm ngâm
C. thím, nhanh nhảu, chú, cô, lắm điều, nhí nhảnh
5. Gạch dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? của các câu sau:
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú, lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến đêm, lá đã xoè tung.
Phòng giáo dục- đào tạo	kiểm tra chất luợng cuối học kì I
huyện Nam Sách	 Năm học 2009 - 2010
 Môn: tiếng việt lớp 3 (Bài viết)
 (Thời gian: 40 phút)
II. Kiểm tra viết
I/ Chính tả: ( 5 điểm - 15 phút)
	1) Nghe - viết: (4 điểm - 13 phút)
	Bài viết:" Hội đua voi ở Tây nguyên" (TV3 tập 2 trang 60)
 Viết đoạn: “Đến giờ xuất phát.cho voi về trúng đích.”
	2) Bài tập : ( 1 điểm - 2 phút ) 
 Điền vào chỗ chấm : l hay n cho thích hợp:
 	 - ......áo động ; hỗn .......áo ;
 	 - bà ....ão ; bộ .....ão
	II. Tập làm văm: (5 điểm - 25 phút)
	Đề bài: Em hãy viết một đoan văn ngắn ( 7 - 8 câu) kể về một người lao động trí óc mà em yêu quý.
--------------------------------------Hết------------------------------------
Đáp án + Biểu điểm
I. Kiểm tra đọc: 5 điểm
1. Đọc thành tiếng
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 2,5 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng 2điểm, đọc sai 3 hoặc 4 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai 5 hoặc 6 tiếng: 1 điểm; đọc sai 7 hoặc 8 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 9 tiếng 0 điểm.)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3- 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên 0 điểm.)
+ Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
+ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 0,5 điểm 
2. Đọc hiểu
HS làm đúng mỗi câu được 1 điểm.
Đáp án :
1.B 2. C 3. A 4. B. 5. C. Ban sáng, Ban đêm
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
A. Chính tả
1. Nghe- viết (4 điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 4 điểm
Sai 3 lỗi (lỗi về phụ âm đầu, vần, dấu thanh..) trừ 1 điểm.
Nêu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.
2. Bài tập: Làm đúng mỗi phần được 0,25 điểm
a. náo động b.hỗn láo c.bà lão d. bộ não
B. Tập làm văn (5 điểm)
- HS viết được đoạn văn theo yêu cầu: Viết về một người lao động trí óc mà em biết.
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
 + Người đó là ai, làm nghề gì?
 + Người đó có quan hệ như thế nào với em?
 + Hàng ngày người đó làm việc như thế nào?
 + Cảm nghĩ của em về người đó.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày sạch sẽ được 5 điểm. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5- 4; 4-3,5 3,5 - 2; 2- 1,5; 1,5 - 1; 1- 0,5)

File đính kèm:

  • docdktdk GKII.doc