Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Khối 5 - Năm học 2013-2014

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Khối 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ...... Lớp: 5.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu – Đọc tiếng)
Giám thị
Giámkhảo
Điểm
Nhận xét 
Phần I
Phần II
T. Bình
PHẦN I. Đọc- hiểu: Đọc thầm bài văn trong thời gian 10 phút.
	CHIM HỌA MI
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay đi. 
	 Ngọc Dao
* Khoanh tròn trước câu em cho là đúng nhất hoặc điền từ thích hợp vào chỗ ()
1/ Em hãy tìm một từ, ngữ thích hợp để đặt tựa cho bài văn trên.
a. Tiếng hót chim họa mi.	b. Chim họa mi.	c. Vườn nhà tôi.	d. Tiếng chim
2/ Câu văn “ Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong nắng xế, mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương mờ mờ rủ xuống cỏ cây” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
a. Nhân hóa.	b. So sánh.	.	c. Ẩn dụ.	d. Tất cả đều sai
3/ Dấu phẩy trong câu “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm .” có tác dụng như thế nào?
a. Ngăn cách các thành phần chính trong câu.
b. Ngăn cách thành phần trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
c. Kết thúc câu.
d. Cả 3 câu đều đúng.
4/ Con họa mi có đặc điểm gì?
a. Chiều nào cũng bay đến đậu trong bụi tầm xuân vườn nhà tôi mà hót.
b. Là một con chim rất đẹp.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
d. Cả hai câu trên đều sai.
5/ Sau khi hót xong những bản nhạc tuyệt vời, con họa mi ấy làm gì?
a. Tiếp tục đi kiếm ăn trong vườn.
b. Nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ. ngủ say sưa sau một cuộc viễn du.
c. Bay đi nơi khác và tiếp tục hót.
d. Hót mãi không ngừng.
6/ Từ trong ở cụm từ trong khe núi và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Đó là một từ nhiều nghĩa.	b. Đó là hai từ đồng nghĩa.
c. Đó là hai từ đồng âm.	d. Cả ba câu đều sai.
7/ Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
b. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
c. Mặc dù trời vừa tạnh mưa nhưng chú họa mi ấy vẫn bay về vườn nhà tôi.
d. Con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
8/ Câu văn Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe là câu ghép có các vế câu ngăn cách với nhau bằng cách nào?
a. Bằng quan hệ từ.	b. Bằng cặp từ hô ứng.
c. Nối trực tiếp, không dùng từ nối.	d. Cả ba câu đều đúng.
9/ Dấu phẩy trong các câu thường có tác dụng như thế nào?
a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 	b. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
c. Cả hai câu trên đều đúng.	d. Cả ba câu đều sai.
10/ Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ:
.
II. Đọc thành tiếng: Yêu cầu HS bốc thăm và đọc 1 trong 4 bài sau với thời gian 1,5 phút. Tùy theo nội dung, GV nêu câu hỏi phù hợp.
1. Bài “ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 20. HS đọc 2 đoạn đầu.
2. Bài “Phân xử tài tình” - Sách TV 5- Tập 2/ trang 47. HS đọc 2 đoạn đầu.
3. Bài “Phong cảnh đề Hùng ” – Sách TV 5- Tập 2/ trang 68. HS đọc 2 đoạn đầu.
4. Bài “Nghĩa thầy trò”- TV 5- Tập 2/ trang 79 .HS đọc 2 đoạn đầu
Họ và tên: ...... Lớp: 5.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN : TIẾNG VIỆT (Chính tả - Tập làm văn)
Giám thị
Giámkhảo
Điểm
Nhận xét 
Phần I
Phần II
T. Bình
I. Chính tả ( Nghe viết )
 II/ Tập làm văn 
 Đề bài : Hãy tả một đồ chơi mà em yêu quý nhất.
III/ CHÍNH TẢ : Nghe- viết LÀNG DAO SUỐI LÌN.
 Làng Dao Suối Lìn ngày nay vẫn ở trong núi sâu nhưng xe hơi vào đuợc tận ngõ mọi nhà. Bà con tự đắp lấy con đuờng lớn để mang cái văn minh vào tận các bếp và đưa cái giàu có của mình đi các nơi để góp phần xây dựng đất nuớc.
 Đồng bào ở đây, gần hai muơi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp.Rừng móc, rừng chè, rừng sa nhân xanh muờn muợt.
* Lưu ý: Hướng dẫn HS viết đúng các từ: ruộng bậc thang, rừng móc, rừng sa nhân, xanh mườn mượt.
IV/ TẬP LÀM VĂN: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu quý nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT GHKII – LỚP 5
A. PHẦN ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc- hiểu: (5 điểm)
- HS làm đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm.
Đáp án: 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
B
B
A
B
C
C
C
C
- Câu 10: HS đặt được một câu ghép có sử dụng cặp QHT ghi 0,5 điểm.
II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. (Bốc thăm và đọc theo yêu cầu)
- GV đánh giá, ghi điểm dựa vào những yêu cầu sau: đọc 4đ, trả lời câu hỏi 1đ
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ và đúng tốc độ: 2,5 điểm
SỐ TIẾNG ĐỌC SAI
1 tiếng
2- 4 tiếng
5- 6 tiếng
7- 8 tiếng
9- 10tiếng
> 10 tiếng
2,5 điểm
2 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm. (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3→ 5 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 6 dấu câu trở lên: 0 điểm).
+ HS có thể hiện được nội dung bài đọc qua một số từ ngữ trọng tâm của bài: 0,5 điểm.
+ Trả lời đầy đủ chính xác các câu hỏi tương ứng ghi 1 điểm.
- Căn cứ vào mức độ cần đạt của HS lớp mình mà GV ghi điểm cho công bằng chính xác.
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (5 điểm)
- HS viết đúng và trình bày sạch, đẹp ghi 5 điểm.
- HS viết sai chính tả về âm, vần, không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi sai trừ 0.5 điểm (Các lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần); sai dấu câu hoặc dấu thanh trừ 0,25 điểm/ 1 lỗi.
- Nếu HS viết đúng mà chữ xấu hoặc tấy xóa nhiều trừ chung 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
* Đề 1:
Yêu cầu HS viết đúng thể loại và bố cục đầy đủ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
HS viết thành đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) đúng thể loại, có đầy đủ ba phần, bài viết dùng từ chính xác, có hình ảnh, sinh động, thể hiện tình cảm đối với món quà mình tả. Trong bài cần tả được cụ thể một số chi tiết nổi bật về hình dáng, công dụng , tình cảm đối với món quà mình tả.
1. Mở bài: (1 đ) Giới thiệu về món quà sẽ tả .
2. Thân bài: ( 3đ) Tả bao quát, tả chi tiết 
3. Kết luận: (1 đ) Tình cảm của em đối với món quà mình tả
* Đề 2:
Yêu cầu HS viết đúng thể loại và bố cục đầy đủ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
HS viết thành đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) đúng thể loại, có đầy đủ ba phần, bài viết dùng từ chính xác, có hình ảnh, sinh động, thể hiện tình cảm đối với người mình tả. Trong bài cần tả được cụ thể một số chi tiết nổi bật về hình dáng hoạt động của người mình tả.
1. Mở bài: (1 đ) Giới thiệu về người sẽ tả .
2. Thân bài: ( 3đ) Tả hình dáng, hoạt động, tính tình
HS có thể tả xen kẽ nhau hình dáng với tính tình hoạt động.. 
3. Kết luận: (1 đ) Tình cảm của em đối với người mình tả

File đính kèm:

  • docDe thi GHKIITViet lop 51314.doc