Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì I Năm Học 2009 – 2010 Công Nghệ 6 Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Văn Trỗi

doc7 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì I Năm Học 2009 – 2010 Công Nghệ 6 Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Văn Trỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : CÔNG NGHỆ 6 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
( Kể cả thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Chương I
May mặc trong gia đình
Câu 1: 3,0
Câu 2: 2,0
Câu 4: 3,0
Câu 3: 2,0
4 câu
10,0
Cộng 
1 câu : 3,0
2 câu : 5,0
1 câu: 2,0
B. ĐỀ KIỂM TRA
CÂU 1: Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên ? Cho ví dụ ? ( 3 điểm )
CÂU 2: Trang phục là gì ? Hãy cho biết chức năng của trang phục ? ( 2 điểm )
CÂU 3: Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền của trang phục hay không ? Vì sao ? ( 2 điểm )
CÂU 4: Bảo quản trang phục được thực hiện theo những công việc chính nào ? Nêu quy trình giặt, hpơi quần áo ? ( 2 điểm )
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
Đinh Thị Hồng Phương
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : CÔNG NGHỆ LỚP 6 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CÂU 1: Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên : 
Nguồn gốc : Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các loại sợi có sẵn trong tự nhiên có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- Động vật : sợi tơ tằm, lông cừu, lông vịt
- Thực vật : sợi bông lanh, sợi đay, sợi gai
Tính chất : 
 -Vải sợi bông, vải sợi tơ tằm có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu.
	-Vải sợi bông giặt lâu khô, khi đốt sợi vải tro dễ tan.
CÂU 2: Trang phục và chức năng của trang phục :
* Trang phục là bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm như : mũ, giày, tất, khăn quàng, . . . trong đó quần áo là quan trọng nhất.
* Chức năng của trang phục :
 a. Bảo vệ cơ thể tránh các tác hại của môi trường.
 b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
CÂU 3: Mặc đẹp không hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt hay giá tiền của trang phục.
* Vì : Mặc đẹp là do chúng ta biết cách phận loại, phối hợp giữa các loại trang phục với nhau; biết cách sử dụng các trang phục phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với công việc, vóc dáng và sự đồng bộ của trang phục.
CÂU4: Bảo quản trang phục được thực hiện theo những công việc chính là : giặt phơi, là (ủi), và cất giữ trang phục.
* Quy trình giặt, phơi quần áo :
- lấy quần áo tách riêng từng loại.
- Ngâm và vò sơ trong nước.
- Ngâm và vò quần áo trong xà phòng.
- Vò sạch quần áo bằng nước sạch từ 2 đến 3 lần.
- Ngâm quần áo bằng nước xả làm mềm vải.
- Phơi quần áo bằng mắc áo hoặc cặp quần áo.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
2,0
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
Đinh Thị Hồng Phương
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : SINH HỌC 7 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
( Kể cả thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Chương II
NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 1: 2,0
Câu 2: 1,0
2 câu
3,0đ
Chương III 
CÁC NGÀNH GIUN
Câu 5: 3,0
Câu 3: 2,0
Câu 4: 2,0
3 câu
7,0đ
Cộng 
2 câu 5,0đ
2 câu 3,0đ
1 câu 2,0đ
5 câu 
10,0đ
B. ĐỀ KIỂM TRA
CÂU 1:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thuỷ tức ? Hãy cho biết thuỷ tức có mấy hình thức di chuyển ? Nêu tên các hình thức di chuyển đó ? (2điểm)
CÂU 2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa thuỷ tức và san hô trong cách sinh sản vô tính mọc chồi? (1điểm)
CÂU 3: Trình bày sơ đồ về sự phát triển vòng đời của sán lá gan ? ( 2 điểm )
CÂU 4: Căn cứ vào nơi ký sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài nào nguy hiểm hơn ? Vì sao ? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ? Vì sao ? ( 2 điểm )
CÂU 5: Hãy nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp ? Hãy cho biết tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành ? (3 điểm)
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
Đinh Thị Hồng Phương
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : SINH HỌC 7 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CÂU1: * Đặc điểm cấu tạo ngoài của thuỷ tức : 
- Cơ thể thuỷ tức hình trụ dài, phần dưới cơ thể là đế, bám vào giá thể, phần trên có lỗ miệng, xung quanh lỗ miệng có các tua miệng. Cơ thể có đối xứng toả tròn. 
* Thuỷ tức có hai hình thức di chuyển : kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
CÂU2: sự khác nhau giữa thuỷ tức và san hô trong sinh sản vô tính mọc chồi là:
- Thuỷ tức : khi trưởng thành thì cơ thể con tự tách ra khỏi cơ thể mẹ để sống tự lập.
- San hô : con con dính hẳn vào cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô.
CÂU3: Sơ đồ về sự phát triển vòng đời của sán lá gan :
- Trứng -> ấu trùng lông -> ấu trùng trong ốc -> ấu trùng có đuôi -> kén -> vào cơ thể vật chủ -> thành giun trưởng thành.
CÂU4: Căn cứ vào nơi ký sinh của giun kim và giun móc câu thì giun móc câu nguy hiểm hơn. Vì : giun móc câu ký sinh ở tá tràng, ăn hết chất dinh dưỡng làm cho cơ thể người xanh xao. Còn giun kim chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.
- Giun móc câu dễ phòng chống hơn. Vì : vòng đời phát triển của giun móc câu nằm ở ngoài (dưới đất), chỉ cần ta cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ cơ thể và không đi chân đất là có thể phòng tránh bệnh giun móc câu.
CÂU5: Đặc điểm chung của ngành giun dẹp : 
- Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.
- Số lớn giun dẹp kí sinh có giác bám, cơ quan sinh dục phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
* Lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành là vì hầu hết tất cả những loài thuộc ngành đều có cấu tạo cơ thể bên ngoài dẹp và đối xứng hai bên.
1,0
1,0
0,5
0,5
2,0
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
 Đinh Thị Hồng Phương
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : SINH HỌC 8 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
( Kể cả thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1: 2,0
1 câu
2,0
Chương II
VẬN ĐỘNG
Câu 2: 3,0
Câu 3: 2,0
2 câu 
5,0
Chương III
TUẦN HOÀN
Câu 4: 3,0
1 câu
3,0
Cộng
1 câu : 3,0
2 câu : 5,0
1 câu : 2,0
4 câu 10,0
B. ĐỀ KIỂM TRA
CÂU 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của một nơron ? (2 điểm)
CÂU 2: Có mấy loại khớp xương ? Cho ví dụ từng loại ? Nêu rõ vai trò của từng loại khớp ?(3 điểm)
CÂU 3: Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khoẻ mạnh ? (2 điểm)
CÂU 4: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu ? Có mấy loại miễn dịch ? Nêu tên ? Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào ? (3 điểm)
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
Đinh Thị Hồng Phương
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 
MÔN : SINH HỌC 8 
THỜI GIAN : 45 PHÚT
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CÂU1: * Cấu tạo của nơron gồm 2 phần : 
- Thân chứa nhân, xung quanh thân là tua ngắn (sợi nhánh) 
- Tua dài là sợi trục có bao myêlin, giữa các bao myêlin là eo Răngviê, đầu tận cùng có các xináp.
* Chức năng của nơron :
- Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát xung thần kinh.
- Dẫn truyền : là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh về thân và dẫn truyền theo sợi trục.
CÂU2: Có 3 loại khớp xương : Khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
- Khớp động : Khớp xương đầu gối, khớp khuỷu tay 
=> giúp xương cử động dễ dàng, linh hoạt.
- Khớp bán động : Khớp xương cột sống, khớp ngón tay.
=> Giúp cử động hạn chế, chống chịu sự tác động lực của cơ thể
- Khớp bất động : Khớp xương hộp sọ 
=> Không cử độn để bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể.
CÂU3: * Để hệ cơ phát triển cân đối, bộ xương chắc chắn, khoẻ mạnh ta cần :
- Có chế độ ăn uống hợp lý.
- Rèn luyện cơ thể đúng một cách khoa học (tắm nắng, lao động vừa sức, tham gia TDTT, . . .)
* Để chống vẹo cột sống ta cần phải :
- Không mang vác quá sức hoặc bố trí không đều giữa hai bên cơ thể.
- Khi ngồi vào bàn học ( làm việc ) cần ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.
CÂU4: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu : 
- Kháng nguyên : là những phần tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.
- Kháng thể : là những phần tử Protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
- Thực bào : lá hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hoá các vi khuẩn.
- Tế bào limphô B : đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây ra kết dính các kháng nguyên.
- Tế bào T : đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng rồi tiết ra các Protein đặc hiệu làm tan các tế bào đã bị nhiễm đó.
* Có 2 loại miễn dịch : miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
* Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những lại bệnh như : viêm não Nhật Bản, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Lao, Sởi, Bạch hầu, bại liệt, . . .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,5
0,5
Tân Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2009
GVBM
Đinh Thị Hồng Phương

File đính kèm:

  • docktra giua ki.doc
Đề thi liên quan