Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Phú Lợi

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Phú Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phú Lợi ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Lớp : . MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 3 (VNEN)
Tên : . Năm học: 2013 - 2014
 Thời gian: 40 phút 
 (Không tính thời gian phần đọc thầm)
Điểm
Điểm đọc:
Điểm viết:.
 Lời phê của giáo viên
Người coi...
Người chấm....................
A. Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Người liên lạc nhỏ
Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã
chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
- Nào, bác cháu ta lên đường!
Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông
như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường. 
Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng
bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
 - Bé con đi đâu sớm thế?
Kim Đồng nói:
 - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
 Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:
 - Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!
 4. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
 (Theo Tô Hoài)
A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A. II. Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15 – 20 phút):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. ( 0,5 đ) Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
a. Đi cào cỏ lúa cùng ông ké.
b. Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
c. Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.
2. ( 0,5 đ) Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
a. Vì Hà Quảng là vùng có nhiều người Nùng sinh sống.
b. Vì muốn che mắt địch để đi an toàn.
c. Vì bác cán bộ muốn trở thành người Nùng.
3. ( 0,5 đ) Ai là người liên lạc nhỏ?
a. Đức Thanh. 
b. Kim Đồng.
c. Ông ké.
4. ( 0,5 đ) Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần thái độ của Kim Đồng và ông ké như thế nào?
a. Lo sợ
b. Lúng túng
c. Bình tĩnh
5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Thế nào?
a. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.
b. Bé con đi đâu sớm thế?
c. Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “ Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Thế nào?
b. Là gì?
c. Làm gì?
7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này nhân vật Kim Đồng có đức tính gì?
............................................................................................................................................................................................................................................................................
8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Nhớ Việt Bắc ( từ Ta về, mình có nhớ ta đến Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.) trang 65 sách Tiếng Việt 1B.
B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể cho các bạn nghe về việc học tập của em trong học kì I.
- Học kì I em đã học tập thế nào ( chăm chỉ, chuyên cần hay chưa cố gắng)?
- Em thích học môn nào? Kết quả học môn nào của em tốt nhất?
 - Bạn bè đã giúp đỡ em học tập hoặc em đã giúp bạn như thế nào?
 - Thái độ của ông bà, cha mẹ trước kết quả học tập của em?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HKI
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (VNEN) – NH 2013 - 2014
A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A. II. Đọc thầm và làm bài tập: Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm
1. ( 0,5 đ) Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
c. Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.
2. ( 0,5 đ) Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
b. Vì muốn che mắt địch để đi an toàn.
3. ( 0,5 đ) Ai là người liên lạc nhỏ?
b. Kim Đồng.
4. ( 0,5 đ) Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần thái độ của Kim Đồng và ông ké như thế nào?
c. Bình tĩnh
5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Thế nào?
a. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.
6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “ Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá.” trả lời cho câu hỏi nào?
c. Làm gì?
7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này nhân vật Kim Đồng có đức tính gì?
 Bình tĩnh, dũng cảm
8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Nhớ Việt Bắc ( từ Ta về, mình có nhớ ta đến Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.) trang 65 sách Tiếng Việt 1B.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu hoặc phần vần, thanh không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm .
B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)
- Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng sạch đẹp được 3,0 điểm.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý: về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm sau: 2,5 – 2 ; 1,5 – 1

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra cuoi ky ITieng Viet lop 3VNEN.doc
Đề thi liên quan